8 loài sinh vật nhỏ bé nhưng gây nguy hiểm chết người
Ong, muỗi hay sứa Irukandji là ba trong những loài động vật có kích thước nhỏ, nhưng tiết ra chất độc nguy hiểm hoặc làm lây lan bệnh chết người.
Sau đây là danh sách những loài sinh vật nhỏ bé nhưng lại mang đến sự nguy hiểm có thể gây chết người.
1. Ong Tarantula Hawk
Loài này cũng dám tấn công người nhưng nói chung thì chúng tấn công rất ít, nó là một trong những loài ong độc và gây ra số lượng ca tử vong cho con người. Nọc độc của chúng được xếp hạng thứ 2 về mức độ gây đau đớn, chỉ kém kiến đạn. Vết đốt của loài ong này chỉ gây đau trong vài phút nhưng đủ khiến nạn nhân cảm thấy như vừa trải qua một cú điện giật chết người.
Ong Tarantula Hawk tiết ra lượng lớn nọc độc và vết đốt của chúng lập tức khiến nạn nhân vô cùng đau đớn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nọc độc của loài ong này không gây chết người.
2. Ếch độc
Những con ếch nhỏ có màu sắc sặc sỡ trong tự nhiên thường là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. Người dân bản địa ở Trung Mỹ và Nam Mỹ sử dụng độc tố tiết ra từ da của chúng để tẩm độc phi tiêu khi đi săn. Loài độc nhất là ếch độc màu vàng (golden poison frog). Mỗi con ếch chỉ có kích thước 3,8 cm nhưng có đủ lượng độc tố khiến 10-20 người thiệt mạng. (Ảnh:Shutterstock)
3. Paraponera clavata là một loài kiến
Video đang HOT
Thường được gọi là Kiếm thợ săn khổng lồ nhỏ, kiến conga, hoặc kiến đạn, lý do nó được đặt tên trên là vì nọc độc mạnh mẽ và rất hiệu quả của nó. Nó sinh sống tại rừng nhiệt đới đất thấp ẩm từ Nicaragua và tận cùng phía đông của Honduras, và phía nam tới Paraguay. Kiến đạn được gọi là “Hormiga veinticuatro” hoặc “kiến 24giờ” theo người dân địa phương, đề cập đến 24 giờ đau đớn theo sau khi bị cắn. Kiến thợ dài 18-30 milimét.
4. Bọ cạp đỏ Ấn Độ
Được xem là loài bọ cạp nguy hiểm nhất thế giới. Chúng chỉ có kích thước khoảng 50-90 mm. Nếu đang đi du lịch ở Ấn Độ, Pakistan, Nepal hay Sri Lanka, hãy kiểm tra giày trước khi đi vì chúng có thể ẩn ấp trong đó.
5. Ruồi Glossina
Có một chiếc vòi dùng để hút máu động vật có xương sống lớn (bao gồm con người). Chúng là động vật trung gian truyền bệnh trypanosomiasis, hay còn gọi là bệnh ngủ, khiến cơ thể bị suy nhược và sưng não. Giới khoa học ước tính có tới 300.000 người nhiễm căn bệnh này.
6. Sứa Irukandji
Là loài sứa nhỏ nhất thế giới (thể tích không lớn hơn một centimet khối), sống chủ yếu ở vùng biển ngoài khơi Australia. Sứa Irukandji có thể tiết ra nọc độc mạnh hơn 100 lần so với rắn hổ mang và 1.000 lần so với nhện đen lớn ở Nam Âu. (Ảnh: Wikimedia Commons)
7. Bạch tuộc đốm xanh
Tuy chỉ có kích thước khoảng 5 cm nhưng là một trong những sinh vật độc nhất thế giới. Chúng rất hiền lành, nhưng sẽ cắn nếu bị kích động hoặc ai đó dẫm lên chúng trên bãi biển. (Ảnh: Flickr)
8. Muỗi
Danh sách những bệnh gây chết người có liên quan đến muỗi bao gồm: bệnh sốt rét, sốt vàng, sốt xuất huyết, viêm não, virus West Nile và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
TheoPhunutoday
Theo_Giáo dục thời đại
Quốc đảo nhỏ bé khiến các cường quốc hạt nhân điêu đứng?
Trong những ngày đầu tiên của cuộc Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cho phát nổ 67 quả bom hạt nhân trên quần đảo Marshall như một phần trong chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân của nước này. Hơn một nửa thế kỷ sau đó, quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé cuối cùng đã đưa mọi việc ra toà.
Ảnh minh hoạ
Từ năm 1946 đến 1958, Mỹ đã sử dụng vùng Nam Thái Bình Dương như một khu vực thử nghiệm cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Những vụ thử đó đã gây ra ảnh hưởng mang tính huỷ diệt đối với quần đảo Marshall - nơi 67 quả bom hạt nhân đã phát nổ.
"Nhiều đảo ở đất nước của tôi đã bị "bay hơi" vĩnh viễn và nhiều đảo khác được cho là vẫn sẽ tiếp tục không thể sinh sống được trong hàng ngàn năm tới. Nhiều người đã chết, nhiều người bị dị tật từ khi mới sinh ra và nhiều người phải chiến đấu chống lại bệnh ung thư gây ra do tình trạng nhiễm xạ", Ngoại trưởng quốc đảo Marshall ông Tony de Brum cho biết.
Quốc đảo nhỏ xinh Marshall đã tiến hành 9 vụ kiện, cáo buộc các cường quốc hạt nhân vi phạm Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí hạt nhân khi không chịu giải trừ kho vũ khí hạt nhân của họ.
Trong khi Mỹ từ chối tham gia vào vụ kiện thì 3 trong số các vụ kiện sẽ được đưa lên giải quyết tại Toà án Quốc tế ở The Hague. Trong khoảng 10 ngày tới, các thẩm phán sẽ lắng nghe cáo buộc chống lại hai nước Ấn Độ và Pakistan. Vụ kiện thứ ba nhằm vào Anh sẽ được đưa ra xét xử vào ngày mai (9/3).
Trong khi những vụ kiện của quốc đảo Marshall không thể dẫn đến kết quả là các cường quốc hạt nhân giải trừ hoàn toàn kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt của họ thì những vụ xử đó đã cho thấy một điều rằng, toà án quốc tế có thể có tiếng nói nhất định, dù là nhỏ, cho các nước nhỏ.
"Thật là đáng xấu hổ khi 6 cường quốc hạt nhân khác đã quyết định không cần trả lời" những vụ kiện của quốc đảo Marshall, ông Phon van den Biesenmột luật sư đại diện cho quốc đảo Marshall cho biết.
"Một khi ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân bị xoá bỏ, luật pháp sẽ chỉ còn là một trò hề và công lý sẽ chỉ là di tích của quá khứ", ông Biesen nói thêm.
Đảo Bikini trên quần đảo Marshall là nơi diễn ra 23 vụ thử hạt nhân. Cho đến nay, đảo này phần lớn vẫn không thể sinh sống được. Trong khi con cháu của người dân từng sống ở đảo Bikini từ lâu vẫn luôn muốn quay trở lại nơi này để sinh sống nhưng tình trạng bức xạ còn dư buộc họ vẫn phải sống lưu vong ở nơi khác.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2012 dự đoán, đảo Bikini phải hứng chịu tình trạng "nhiễm độc môi trường không thể thay đổi được".
Trên đảo Runit, gần đảo Enewetak, quân đội Mỹ đã xây dựng một công trình bê tông lớn để cất giữ hàng tấn chất thải phóng xạ. Hiện tại, phóng xạ đang rò rỉ ra môi trường xung quanh.
"Chúng tôi đang chiến đấu cho cái mà chúng tôi tin là giải pháp duy nhất để duy trì hoà bình và sự thịnh vượng của thế giới tương lai", Ngoại trưởng deBrum phát biểu tại cuộc họp báo khi lần đầu tiên công bố các vụ kiện.
Vấn đề hạt nhân đang trở nên cấp bách khi bán đảo Triều Tiên đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Sở dĩ nói tình hình cấp bách là do chưa lúc nào mà Bình Nhưỡng nói nhiều đến khả năng phát động các cuộc tấn công hạt nhân nhiều như thời điểm này. Phần lớn các nhà phân tích tin rằng, những lời đe doạ ớn lạnh về một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu của Triều Tiên chỉ là lời nói "trống rỗng". Tuy nhiên, cộng đồng thế giới không tránh khỏi cảm giác bất an, quan ngại khi chính quyền Triều Tiên xưa nay vốn nổi tiếng là khó dự đoán.
Kiệt Linh (theo RIA)
Theo_VnMedia
"Quái vật" dạt vào bờ ở Úc gây tranh cãi nảy lửa Một sinh vật biển sâu lạ lùng trông có vẻ như lai giữa cá sấu và cá heo vừa dạt vào bờ ở Úc. Daily Mail đưa tin ngày 16-2. Ông Ethan Tipper, một cư dân địa phương, đã chụp ảnh sinh vật khó xác định này tại Hồ Macquarie ở tiểu bang New South Wales và đăng tải lên mạng để xem...