8 loại rau “thấp lùn” cho năng suất cao nên trồng trên sân thượng hoặc ban công nhà phố
Khoảng diện tích sân thượng nhỏ hẹp hay ban công hạn chế diện tích, các loại rau được gợi ý trong bài viết sẽ vừa giúp bạn bội thu vừa tiết kiệm không gian để trồng thêm nhiều loại cây khác.
Không phải ai cũng sở hữu không gian sân vườn rộng rãi, thông thoáng. Có những người vô cùng yêu thích công việc làm vườn, trồng cây và muốn chủ động thu hoạch các loại rau quả tự tay mình vun trồng nhưng lại sở hữu không gian hạn hẹp.
Bạn đừng lo, bởi có rất nhiều loại cây rau lùn vừa dễ trồng, nhanh. thu hoạch, vừa có thể giúp bạn tạo nên một khu vườn thật xinh xắn.
1. Cà chua bi
Cà chua bi là một trong những loại cây thích hợp để trồng trong không gian sân thượng hay ban công nhà phố. Bạn có thể dễ dàng trồng chúng trong các thùng chứa có kích thước vừa và nhỏ, thậm chí có thể trồng trong giỏ treo. Cà chua bi thường cho thu hoạch nhiều đợt, cho năng suất cao và không hề tốn diện tích.
2. Súp lơ trắng
Có rất nhiều giống súp lơ lùn có sẵn mà bạn có thể trồng trong chậu trong khu vườn nhỏ của mình để có năng suất tốt. Tìm hiểu cách trồng súp lơ một cách bài bản trước khi bắt đầu trồng để sẵn sàng thu hoạch những cây súp lơ tròn trịa. Ngoài súp lơ, bạn cũng có thể trồng các loại cải khác. Các giống bắp cải và bông cải xanh lùn có thể được trồng trong thùng chứa khá dễ dàng.
3. Atiso baby
Sự khác biệt giữa atiso kích thước bình thường và loại lùn khiến nhiều người bất ngờ. Bạn có thể ăn toàn bộ khi chỉ cần bóc lớp lá bên ngoài.
4. Cà tím mini
Bạn có thể trồng bất kỳ loại cà tím nào trong các thùng chứa cho khu vườn nhỏ của mình. Tuy nhiên, một số loại cà tím được gợi ý sẽ giúp bạn có một khu vườn thật xinh, không tốn diện tích nhưng có những bữa ăn cực ngon như cà tím ngón út, cà tím tròn, cà tím casper…
Video đang HOT
5. Cà rốt lùn
Loại cà rốt lùn có thể trồng quanh năm. Bạn có thể chọn trồng một hoặc một số giống trong khu vườn nhỏ của mình. Chọn cà rốt tròn, cà rốt giống Pháp đều có hương vị khá ngọt và mềm.
6. Đậu cove xanh giống Pháp
Đậu cove xanh giống Pháp rất hấp dẫn và được ưa chuộng trồng nhiều ở các nước châu Âu và Hoa Kỳ vì chúng rất thơm và dễ trồng ngay cả trong chậu. Cây mỏng hơn cho thu hoạch bội thu nên bạn có thể lựa chọn trồng giống cây này cho các khoảng diện tích ban công, mang lại màu xanh tươi cho góc nhỏ trong ngôi nhà của bạn.
7. Hành lá lùn hoặc hẹ
Hành lá hoặc hẹ là các loại cây gia vị dễ trồng, nhanh thu hoạch và được gợi ý trồng trong các không gian nhỏ.
8. Bí đĩa bay
Giống cây bí đĩa bay có lá màu xanh đậm, quả màu vàng vô cùng đẹp mắt. Cây có thể trồng từ tháng Năm đến tháng Mười. Cây mang hương vị tuyệt vời cho những bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể trồng số lượng lớn bí đĩa bay cho khu vườn vì chúng không chiếm quá nhiều diện tích như các loại cây khác.
Nhờ vườn sân thượng rộng 34m2, mẹ đảm Sài Gòn hoá "đại gia" không cần đi chợ mùa dịch
Chị Thanh Thương chia sẻ, từ ngày có vườn, chị cảm thấy mình thật giống "đại gia" vì rau củ ăn không xuể, còn có cả cá và trứng gà.
Những ngày vừa qua, TP.HCM giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19. Trong thời buổi đi lại khó khăn, vấn đề thực phẩm được các gia đình quan tâm hàng đầu. Trong khi nhiều người phải "đau đầu" tìm mua rau củ tươi sạch thì chị Thanh Thương (sinh năm 1983, TPHCM) yên tâm ở nhà, vì khu vườn sân thượng được chị gieo trồng đầu năm nay đã có khả năng tự cung tự cấp cho đại gia đình 7 thành viên.
Một góc vườn sân thượng nhà chị Thương.
Làm vườn vì tò mò "có tay trồng" hay không?
Chị Thanh Thương sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Chị hiện đã kết hôn và có 2 người con. Cả gia đình chị sống cùng nhau trong một căn nhà ở Gò Vấp với 7 thành viên là bố mẹ, em trai, vợ chồng chị và 2 con nhỏ. Làm công việc trong lĩnh vực truyền thông năng động nhưng người mẹ ở Sài Gòn lại có những sở thích rất nhẹ nhàng như may vá, đan móc, nấu ăn và cả trồng trọt. Chia sẻ về việc làm vườn, chị Thương cho biết, ban đầu xuất phát từ sự tò mò. "Mình làm vườn chỉ vì tò mò xem "có tay trồng hay không" thôi. Bạn cứ sống trong gia đình có mẹ, chị gái và em trai đều giỏi chuyện bếp núc và trồng cây thì bạn sẽ có động lực để "vượt qua hoàn cảnh" ngay", chị hài hước chia sẻ.
Quan trọng hơn, gia đình chị có bố mẹ lớn tuổi và trẻ nhỏ, thế nên vấn đề thực phẩm sạch luôn là ưu tiên hàng đầu. Chị có chung niềm trăn trở với nhiều chị em phụ nữ, mua thực phẩm ở chợ thì không đảm bảo khâu kiêm định nhưng mua rau củ hữu cơ thì chi phí khá cao, đắt ngang ngửa thịt cá. Ban đầu chị trồng vài loại rau ở ban công để con ăn dặm hàng ngày. Sau Tết Nguyên Đán, dịch Covid-19 bùng phát trở lại, em trai chị Thương nảy ra ý định làm vườn sân thượng. Sẵn đang có thời gian ở nhà, chị hưởng ứng ngay và bắt tay vào việc quy hoạch vườn.
Đầu tư 7 triệu làm vườn sân thượng 34m2 nhưng "lãi" to
Khu vườn ra đời sau 4 ngày chị Thương và em trai loay hoay chuẩn bị dựng giàn, mua thùng, trộn đất, gieo hạt, làm hệ thống tự động, đèn,... Ở thành phố, nhiều vật dụng đều có sẵn tiện lợi nhưng tốn kém hơn. Thế nên cái gì có thể tái chế được, chị Thương đều tận dụng, từ bình nước đến thùng xốp. Tổng chi phí đầu tư cho khu vườn trong 7 tháng qua là khoảng 7 - 8 triệu đồng. Với chị Thương, đây là mức phí khá rẻ để đổi lại rau sạch ăn quanh năm.
Ban đầu, chị Thương chỉ dành một nửa sân thượng rộng khoảng 21m2 làm vườn với khoảng 30 thùng rau. Lâu dần, chị cơi nới vườn cả ra phần hành lang phía trước khoảng 3m2 và sử dụng cả phần sân thượng còn lại khoảng 10m2. Hiện tại, với tổng 34m2 vườn, nhà chị có hơn 50 thùng rau đa dạng các loại như: mướp, khổ qua, bí, đậu rồng, cà chua đậu bắp, rau muống, rau ngót, cải thìa, cải xanh, xà lách, mùng tơi, hành, ngò gai,... và 12 thùng dưa lưới, 4 thùng dưa hấu, 8 chậu cà (cà muối) và 1 cây ổi.
Ngoài ra, ở dưới sân nhà còn nuôi thêm 4 con gà, mỗi ngày cho 3 trái trứng. Bố chị xây hồ nhỏ ngang 40cm và cao 50cm để thả cá vàng cho các cháu chơi. Mẹ chị thực tế hơn, đi mua cá trê và cá rô nhỏ thả vào chăm mỗi ngày, tới nay con to nhất đã nặng 1,5kg rồi.
Đến nay, vườn nhà chị có đủ các loại rau xanh, cá và trứng thu hoạch nhiều không đếm xuể. Bình thường, gia đình chị đi siêu thị chỉ cần mua nấm, thịt, các loại củ, còn rau xanh là tự cung cấp. Những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, chị yên tâm ở nhà vì đã có thực phẩm cơ bản và cần thiết. Thỉnh thoảng, cây trái ra nhiều, chị còn chia cho hàng xóm, món quà tuy không đắt nhưng đáng quý và tình cảm. "Mọi người cứ đùa mình là đại gia", chị Thương hài hước chia sẻ.
Làm vườn sân thượng cần cẩn thận vì độ cao
Hơn 7 tháng làm nông dân sân thượng, chị Thương có kha khá kỷ niệm và kinh nghiệm trong việc làm vườn. Theo người mẹ hai con, khó khăn nhất khi làm vườn sân thượng là khoản bê đất lên 6 tầng lầu. Thanh niên như em trai và chồng chị, vác bao đất lớn đi lên đi xuống nhiều lần cũng cảm thấy rất mệt, chị thường đùa là "muốn có bắp tay luôn".
Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, dàn dưa lưới bị sâu đục thân cây hư hết, phải dỡ bỏ làm chị Thương rất tiếc nuối. "Mình chăm sóc, nâng niu mỗi ngày trong 6 tháng. Cây đang độ ra trái, trái nào cũng ngọt lịm mà không hiểu sâu đục thế nào hư cả cây. Đến khi phát hiện ra thì quá muốn, mình tiếc muốn khóc luôn".
Sau đó, chị Thương rút kinh nghiệm không trồng dưa lưới và mướp chung giàn nữa để tránh sâu bệnh. Trong quá trình trồng, chị Thương cũng tìm tòi và cải tạo khu vườn ngày một tốt hơn. "Quan trọng là mình phải quy hoạch từng khu vực sẽ trồng những gì để đón đủ nắng cho các loại rau, hệ thống tưới nước và đất trồng ra sao? Rồi mùa này thì trồng rau gì? Ưu tiên loại rau dễ trồng, nhanh thu hoạch. Bên cạnh đó chị em mình cũng nghiên cứu các loại phân bón tự nhiên (tự ủ bằng rau trái thừa), thuốc diệt cuốn chiếu, ốc mà không gây hại cho rau cũng như sức khoẻ bản thân mình. Và đất cũng như con người cần thời gian nghỉ ngơi nên cứ sau 1 đợt thu hoạch xong tầm 4 - 5 tháng là mình phải làm lại đất, cải tạo màu mỡ trước khi trồng lứa mới", 8X chia sẻ.
Theo nguời mẹ hai con, các loại rau dễ trồng nhất vẫn là: mồng tơi, cải xanh, rau má, rau đắng, mướp, rau thơm,... Các loại này gieo hạt vài ngày là nảy mầm và cứ thế mà lớn, thu hoạch hết lần này đến lần khác. Chị Thương sắp xếp các loại rau thơm chịu nắng ở ngoài hành lang, góc vườn trồng giàn cây leo để che bớt nắng cho các cây thân mềm bên dưới bớt gắt.
Bên cạnh đó, làm vườn sân thượng cần cẩn thận hơn vì độ cao, gió lớn có thể thổi bay giàn rau xuống đất hoặc sang nhà hàng xóm sẽ rất nguy hiểm. Gia đình chị Thương ưu tiên sử dụng cây xà cừ có đổ gạch và xi măng ở dưới chân để làm khung chắc chắn. Giàn thì dùng cây tre dẻo dai và nhẹ hơn, bọc xung quanh là lưới mắt cáo để các loại cây leo có thể bám vào mà không che hết nắng của các loại rau bên dưới và cũng giúp cản các loại chim bay vào ăn cây.
Chị Thương cho biết, vườn rau sạch không chỉ giải quyết nhu cầu thực phẩm của gia đình mà còn giúp chị thư giãn trong khoảng thời gian giãn cách. Ở thời điểm hiện tại, khu vườn trở thành tài sản quý giá của cả gia đình, giúp chị yên tâm ở nhà mà không cần đi chợ mua thực phẩm nhiều.
"Nhờ vườn rau, hồ cá, đàn gà và đám chim bồ câu mà cả nhà mình bận rộn hơn, suy nghĩ tích cực hơn. Đám trẻ có chỗ để chơi, để tìm tòi tránh xa TV và điện thoại. Còn với mình, khu vườn như "thế giới riêng", như "người bạn" cực thân chẳng cần nói gì mà chỉ nhìn nhau là hiểu ", chị Thương thổ lộ.
Cặp vợ chồng mang cả 'thế giới nghỉ dưỡng' vào ngôi nhà tổng diện tích 600m2 Với tiêu chí là không cần quá sang trọng nhưng phải tiện nghi, tạo cảm hứng và năng lượng cho các thành viên, cặp vợ chồng ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã mang cả thế giới nghỉ dưỡng vào không gian sống của mình. Những ngày dịch bệnh bùng phát, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng...