8 lí do vì sao hôn nhân thời nay không bền vững như thời ‘ông bà anh’
Người ta thường nói hôn nhân được tạo ra ở thiên đàng. Và khi cả hai vợ chồng không còn cố gắng để xây dựng, đóng góp cho hôn nhân của mình, dửng dưng nhìn nó thất bại và bắt đầu đổ lỗi…
Ban đầu khi yêu một người, ý nghĩ đầu tiên trong lúc ấy chính là: “Dù cho có khó khăn hay trắc trở gì ập tới, tôi cũng không bao giờ để anh ấy/cô ấy ở lại một mình”. Nhưng sau khi nói câu: “Tôi sẽ không…” ấy cùng lời cam kết trọn đời, người ta mới nhận ra rằng một cuộc hôn nhân đòi hỏi phải có nhiều “công việc” để làm hơn lúc còn yêu nhau. Nó không còn là thế giới của riêng hai người nữa. Ở những tình huống không mấy khả quan, những lời cam kết, hứa hẹn đôi khi trở thành hư không.
Vấn đề không nằm ở “hôn nhân”, nó nằm trong cách hai vợ chồng giao tiếp hiệu quả hay không, có lắng nghe và thấu hiểu nhau không, có tôn trọng và nhường nhịn nhau hay không. Một mối quan hệ lành mạnh cần được phát triển bởi lòng tin và sự chân thành.
Hôn nhân là khi người ta nói về “chúng tôi”, nhưng có những thời điểm “cá nhân” lại mang tính chất quan trọng hơn, đó là lúc tình cảm của bạn như đang trôi vào dòng nước xoáy.
Các thời điểm sau sẽ giúp bạn hiểu ra những lí do vì sao những cuộc hôn nhân dễ dàng thất bại như thế:
Video đang HOT
1. Sự hấp dẫn về thể xác vs hóa học
Có một số yếu tố khoa học xung quanh chúng ta và các mối quan hệ ngày nay. Trong hầu hết các trường hợp, sự hấp dẫn về thể xác lại lớn hơn việc kết nối tình cảm. Do đó, khi một người bắt đầu thấy đối phương không còn đủ sự hấp dẫn với mình, mối quan hệ vợ chồng bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt.
2. Không chấp nhận việc bất đồng ý kiến và niềm tin
Vợ chồng vốn là hai người được sinh trưởng, giáo dục và lớn lên ở hai gia đình khác nhau. Do đó, có quá nhiều những điểm khác biệt liên quan đến: niềm tin, quan điểm sống, suy nghĩ, phong tục, truyền thống… là điều khó tránh khỏi. Họ hay làm mọi thứ theo cách của riêng mình do đó mối quan hệ vợ chồng luôn có nhiều bất đồng và tranh cãi.
3. Thiếu sự giao tiếp và tin tưởng
Việc không truyền đạt nhu cầu, ý nghĩ, cảm xúc, khát vọng đến cho nhau, mà lại tự nhủ rằng những việc đó người phối ngẫu của mình nghiễm nhiên “phải biết” mà âm thầm chờ đợi rồi thất vọng. Thiếu sự giao tiếp dẫn đến thiếu sự tin tưởng và làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Truyền thống xã hội
Phụ nữ hiện đại hầu hết đều có thể tự tạo ra đồng tiền nuôi sống bản thân mình, họ yêu thích cuộc sống tự do tự tại, chính vì vậy, trách nhiệm của một người vợ, người mẹ khi phải chăm chồng lo cho con, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn quán xuyến… khiến họ thấy mệt mỏi. Nhưng, xã hội đôi khi luôn nhắc phụ nữ nhớ về truyền thống lâu đời và đặc biệt là giới tính của họ, mong muốn phụ nữ trở về đúng vai trò của mình trong gia đình.
5. Lời khuyên của bố mẹ
Các nhà tâm lý học nói rằng vấn đề thực sự nảy sinh chính là khi bố mẹ của cả hai bên có trách nhiệm giải quyết mọ vấn đề của hai vợ chồng. Do truyền thống gia đình, họ có xu hướng hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ bố mẹ của mình. Điều này chẳng những không thể giải quyết vấn đề triệt để mà có nguy cơ phát sinh ra những vấn đề không mong muốn khác.
6. Tính ích kỉ
Các vấn đề xảy ra kịch liệt nhất là khi hai vợ chồng bắt đầu quan tâm, để ý đến nhu cầu, sở thích, hoạt động cá nhân của chồng/vợ mình. Thái độ ích kỉ sẽ không bao giờ giúp bạn có được một mối quan hệ hạnh phúc nếu như bạn muốn gắn kết lâu dài với người bạn đời của mình.
Sự nóng tính và thiếu kiên nhẫn là nguyên nhân gây ra những cuộc chiến trong gia đình, và thường là họ sẽ không bao giờ muốn thừa nhận mình sai hay nhận lỗi với đối phương, chính lí do này khiến cho mọi việc trở nên tệ hại hơn.
8. Không nhận được sự tư vấn trước hôn nhân
Theo các nhà tâm lý học, cả vợ chồng và bố mẹ họ đều cần nhận được sự trợ giúp từ các nhà cố vấn hôn nhân, nhằm giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hôn nhân. Tiếc là không nhiều người làm như vậy nên có quá nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc hôn nhân của họ.
Theo TTXVN