8 kim tự tháp đẹp nhất thế giới
Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn kim tự tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá.
Kim tự tháp là các công trình kiến trúc hình chóp, có đáy hình vuông và bốn mặt bên là các hình tam giác đều. Các kim tự tháp đều rất vững chắc và chủ yếu được làm từ gạch, đá, bằng phương pháp thủ công nhất, không hề có sự hỗ trợ của máy móc hay công nghệ.
Trên thế giới, không chỉ Ai Cập mới có kim tự tháp, rất nhiều quốc gia khác cũng sở hữu những kim tự tháp kì vĩ không kém. Ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có những quan điểm riêng về việc xây dựng và sử dụng kim tự tháp khác nhau. Chẳng hạn như Trung Quốc và Ai Cập xây dựng kim tự tháp để làm lăng mộ cho các vị hoàng đế, trong khi đó, Mỹ và Ấn Độ lại tạo nên các kì quan này làm nhà thờ tôn giáo. Dù với mục đích gì, mỗi kim tự tháp đều mang dấu ấn văn hóa của quốc gia đã xây dựng lên nó.
Những kim tự tháp kì vĩ của thế giới cổ đại vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay
Hãy cùng chúng tôi điểm lại một số kim tự tháp nổi bật trên thế giới để có thể hiểu được phần nào các nền văn minh cổ đại.
1. Kim tự tháp Giza, Ai Cập
Là một trong 7 kì quan thế giới, Giza được xem là kim tự tháp vĩ đại nhất từng được xây. Kim tự tháp này còn có tên gọi khác là Khufu. Các nhà khoa học cho rằng kim tự tháp Khufu được xây dựng vào năm 2560 trước Công nguyên.
Một trong 7 kì quan thế giới, kim tự tháp Giza
Bên trong công trình đồ sộ này có 3 phòng lớn. Phòng thấp nhất là phòng nền, hai phòng cao hơn được cho là phòng của nhà vua hay của nữ hoàng.
2. Kim tự tháp Nubian
Video đang HOT
Những công trình kiến trúc tuyệt đẹp này được phát hiện ở khu vực Nubia, thung lũng sông Nile nên được gọi là các kim tự tháp Nubian. Các nhà khoa học cho rằng vị hoàng đế cổ đại Kushite Reign là người xây dựng những công trình này.
Các kim tự tháp Nubian ở Ai Cập
Có khoảng 255 kim tự tháp ở khu vực Nubia. Các kim tự tháp ở đây được xây dựng bằng cách đặt các khối đá nằm ngang, xếp chồng lên nhau và có chiều cao khoảng từ 6 tới 30 mét. Hầu hết các kim tự tháp ở đây được sử dụng như đền chùa.
3. Kim tự tháp Hellinikon, Hi Lạp
Kim tự tháp Hellinikon là một phần còn sót lại của kim tự tháp bí ẩn thuộc thành phố cổ Ellinika ở Hi Lạp. Công trình này được cho là một căn cứ quân sự ở thời điểm đó. Một số nhà khoa học khác lại nghĩ rằng kim tự tháp Hellinikon là một đài tưởng niệm các binh sĩ tử nạn trong các trận chiến.
Những gì còn sót lại của một công trình kiến trúc đồ sộ ở Hi Lạp
Kim tự tháp Hellinikon được tạo thành từ những phiến đã tự nhiên, không được cắt xẻ hay mài giũa. Công trình này được các nhà khoa học Đức và Mỹ phát hiện ra.
4. Kim tự tháp Guimar
Kim tự tháp Guimar nằm ở quận Chacona thuộc quần đảo Canary. Công trình này có nền kình chữ nhật và có cấu trúc như ruộng bậc thang, được tạo nên bằng đá lấy từ miệng núi lửa mà không có bất cứ chất liệu kết dính nào. Có tất cả 9 kim tự tháp ở Guimar nhưng chỉ còn 6 công trình tồn tại tới ngày nay.
Kim tự tháp Guimar được xây dựng bằng đá lấy từ miệng núi lửa
Các nhà khoa học tin rằng kiến trúc ruộng bậc thang của kim tự tháp này là kết quả từ tập quán canh tác của người dân nơi đây từ thời kì nguyên thủy.
5. Kim tự tháp Cholula, Mexico
Kim tự tháp vĩ đại như một ngọn núi ở Mexico
Kim tự tháp Cholula còn có tên gọi khác là Tlachihualtepetl, có nghĩa là núi nhân tạo. Công trình này mới đầu được dành riêng cho Thiên Chúa giáo và sau đó trở thành trung tâm tôn giáo ở Mexico.
6. Kim tự tháp Mặt Trời
Đây là một trong những công trình nhân tạo lớn nhất ở Trung Mỹ. Kim tự tháp được xây dựng cách đây gần 2.000 năm như một đài tưởng niệm, một nơi để tôn thờ những vị thần vĩ đại, linh thiêng của thành phố cổ và có lẽ cũng là lăng mộ của nhà thống trị đã xây dựng công trình.
Kim tự tháp Mặt trời
Cao 60 m so với đồng bằng trong thung lũng Teotihuacan thuộc vùng cao nguyên miền trung Mexico khí hậu lạnh khô, Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc tinh xảo nhất ở Teotihuacan, thành phố lớn đầu tiên của Mexico cổ đại.
7. Kim tự tháp Cestius ở Italia
Ở trung tâm thành phố Rome về phía Tây bờ sông Tiber, bạn có thể đến thăm quan vùng đất kim tự tháp của những thời đại đã qua. Những công trình kiến trúc có từ thời La Mã cổ đại như đấu trường La Mã…, trong đó có Kim tự tháp Cestius có từ thế kỷ thứ 18 trước công nguyên, cao 37m.
Kim tự tháp xây dựng bằng đá hoa cương ở Rome
Kim tự tháp Cestius có màu trắng, là một trong những công trình cổ đại được bảo tồn tốt nhất ở thủ đô Rome của Ý. Phần bề mặt của Cestius được làm hoàn toàn từ đá hoa cương và với mục đích làm lăng mộ cho quan tòa Gaius Cestius Epulo.
8. Đền Srirangam ở Ấn Độ
Đền Srirangam có cấu trúc giống kim tự tháp ở Ấn Độ
Nhiều kim tự tháp được tìm thấy ở miền nam Ấn Độ đã trở thành những địa điểm hành hương hiện nay, một trong số đó là đền Srirangam, ngôi đền Hindu lớn nhất Ấn Độ. Đền Srirangam nằm ở huyện Tiruchirapalli Tamil Nadu. Đền có tất cả 21 cửa tháp. Đây là công trình kiến trúc đầu tiên ở Ấn Độ được xây dựng hoàn toàn bằng đá granite.
Theo VNE
Tiết lộ bất ngờ về người Việt thiết kế Cố Cung TQ
Cố Cung (Sài Cấm Thành) là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mỹ của Trung Quốc cổ đại.
Và kiến trúc sư cho công trình nguy nga tráng lệ này là một người Việt Nam: Nguyễn An. Cung điện hoàng gia của hai triều đại Cố Cung là cung điện Hoàng gia của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, còn có tên gọi khác là Sài Cấm Thành. Cố Cung nằm ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh được xây dựng từ năm Vĩnh Lạc thứ tư (1406) dưới triều đại nhà Minh và được hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Tới nay đã có gần 600 năm lịch sử. Nơi đây đã có 14 vị hoàng đế triều đại nhà Minh và 10 vị hoàng đế triều đại nhà Thanh nối tiếp nhau lên ngôi. Khuôn viên Cố Cung hình chữ nhật, với diện tích 720.000m2. Diện tích xây dựng chiếm khoảng 160.000m2 với 9.999 cung điện, đền đài và lầu gác. Bao quanh Cố Cung là một bức tường màu đỏ tía với chu vi dài 3.400m. Bao bọc bên ngoài trường thành là sông Hộ Thành rộng 52m, sâu khoảng 4m. Bốn mặt tường thành được xây dựng bốn cổng thành ở chính giữa, trên có lầu gác cổng. Cổng phía Nam gọi là Ngọ Môn, phía Bắc gọi là Thần Ngọ Môn, cổng phía Đông gọi là Hoa Môn và phía Tây là Tây Hoa Môn. Ở bốn góc tường thành dựng bốn vọng lâu là những pháo đài chính giữ cho Sài Cấm Thành.
Cố cung được xây dụng từ năm 1406 - 1420. Đại diện cho kiến trúc cổ đại Bố cục kiến trúc của Cố Cung - Sài Cấm Thành được chia làm hai khu vực là ngoại triều và nội đình. Ngoại triều ở phía trước là nơi thiết triều, nơi hoàng đế cử hành các lễ lớn tiếp kiến quần thần, thi hành quyền lực của đất nước. Ngoại triều được chia làm ba phân khu: Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa. Nối giữa hai bên phải trái là hai cung điện Văn Hòa và Vũ Anh. Nội đình ở phía sau là nơi làm việc và xử lý các sự vụ hằng ngày của hoàng đế và cũng là nơi ở của hoàng hậu và các phi tần cung nữ, hoàng tử, công chúa. Vừa là nơi vui chơi, giải trí, nơi thờ phụng các thần. Nội đình gồm ba cung điện nằm chếch về phía Bắc, được chia làm ba dãy: Trung, Đông và Tây; Trung có: Càn Thành cung, Giao Thái điện và Thẩm Minh cung, tiếp sau là vườn hoa (chiết hoa viên). Hai bên trung lộ (con đường ở giữa) về phía Đông, Tây có sáu cung điện. Về phía Đông, dọc theo hướng Nam có Phụng Tiên điện, Trai Doanh và Nam Tam sở. Phía Tây dọc theo hướng Nam có điện Dưỡng Tâm, cung điện Ninh Thọ và cung điện Thọ An. Sự phân chia làm hai khu vực này là thể hiện đầy đủ lễ nghi cổ đại gọi là "Tiền triều, hậu tẩm" (phía ngoài làm việc, phía sau nghỉ ngơi). Tiền triều là nơi "Đại nội chính nha (nơi làm việc chính của vua quan). Hậu tẩm là ba cung điện và sáu tự viện (tam cung lục viện). Sài Cấm thành là tác phẩm đại diện cho nghệ thuật kiến trúc cổ đại của Trung Quốc, đặc điểm nổi bật nhất là phương diện xử lý các chi tiết tinh xảo mà nghệ nhân đã tạo ra, nó có tác dụng trang điểm làm cho cung điện thêm hào hoa, phong nhã. Điểm nổi bật phải kể đến là nóc nhà và các đầu đao cong lượn thoai thoải tạo cho người xem có cảm giác như những con đại bàng đang tung cánh bay lượn. Điều này thể hiện các nhà kiến trúc xưa khi thiết kế cấu trúc nóc nhà đã nghiên cứu từ toàn cục đến từng bộ phận chi tiết, trong đó kết hợp hài hòa kiến trúc dân gian. Từ đó đã đưa cấu trúc nóc cung điện trở thành một trong những đặc trưng tiêu biểu cho sự nghiệp kiến trúc cổ đại.
Theo_Kiến Thức
Tháp Eiffel giá bao nhiêu? Để "sở hữu" tháp Eiffel, bạn phải có 434,66 tỉ euro. Tờ Le Parisien dẫn nghiên cứu năm 2012 của Phòng Thương mại tỉnh Monza và Brianza (Ý) ước tính giá trị của tháp Eiffel khoảng 434,66 tỉ euro. Tháp Eiffel ở Paris (Pháp) Con số này hơn xa so với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khác của châu Âu như...