8 kiểu đẹp với dầu
Có thể bạn chưa biết các loại dầu thực vật hiện là thứ chất liệu khá hữu dụng cho việc chăm dưỡng da và tóc.
1. Dầu mè
Dầu mè có tác dụng nuôi dưỡng, làm mềm da và chứa thành phần chống nắng SPF nên tốt cho da. Nó thường kết hợp với các loại dầu nhẹ khác để massage và chăm sóc tóc. Tuy nhiên, nó có thể gây kích thích ứng với một số người khi làm đẹp. Lượng chất béo của xà bông chiết xuất từ dầu mè chiếm khoảng 5%.
2. Dầu quả óc chó
Có tác dụng nuôi dưỡng da, và mang lại hiệu quả cao khi dùng với một số lượng rất ít.
3. Dầu mầm lúa mì
Trong dầu mầm lúa mì chứa nhiều lecithin, một số vitamin và chất kháng oxy hóa nên thích hợp với da khô. Dầu còn có tác dụng chống lại tình trạng kích ứng ngoài da như gió lạnh và thời tiết khắc nhiệt. Dầu mầm lúa mì rất tốt cho việc massge, sử dụng như dạng lotion, kem dưỡng da và làm đẹp môi.
4. Dầu hạt nho
Loại dầu nhẹ dùng trong massage và có tác dụng làm mềm, sáng da mà không lo bị trơn nhờn. Khi sử dụng sản phẩm xà bông chiết xuất từ dầu hạt nho, nên chọn loại có lượng chất béo thấp hơn 20% để hạn chế mùi hôi.
Video đang HOT
Hầu hết các loại dầu đều có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da.
5. Dầu bắp
Được chiết xuất từ mầm của bắp, có chứa các loại vitamin như A, E, B1, B2 và các chất khoáng, giúp làm mềm và cân bằng da. Sử dụng xà bông từ dầu bắp, nên chọn loại có lượng chất béo thấp hơn 20%.
6. Dầu hạt bí đỏ
Chứa nhiều vitamin như A, C, E và K nên sản phẩm chiết xuất từ dầu hạt bí đỏ có tác dụng phục hồi, làm mềm và chữa trị sẹo cho loại có lượng chất béo dưới 3%.
7. Dầu cây cọ
Da đẹp mịn màng nhờ việc chăm sóc với dầu.
Dầu cây cọ được chiết suất từ phần nạc của trái cây. Nó có màu trắng, mùi hơi nồng và lỏng nếu để ở nhiệt độ phòng. Tuy không mang lại hiệu quả lâu dài trong làm đẹp, nhưng nó góp phần làm khỏe cơ thể dưới dạng xà bông cứng.
Dầu đậu phộng giúp làm mềm da ở mức trung bình và có chứa nhiều vitamin E.
Theo phunutoday
9 bước phòng bệnh mùa cúm
Cúm là một bệnh hô hấp dễ lây do các chủm khác nhau gây ra. Mặc dù các chủng này thay đổi hàm, song các triệu chứm điểm hình thường giống nhau bao gồm sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi và đau cơ.
Hãy tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây để bảo vệ sức khỏe và chống bệnh cúm:
Tiêm
Đi ngủ sớm
Ngủ đủ giúp cơ thể phục hồi năng lượng và chống lại các mầm bệnh.
Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn khỏe mạnh, qua đó giảm nguy cơ bị cúm và giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với việc tiêm.
Tham gia lớp học yoga
Quản lý stress giúp cơ thể và tinh thần bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Thực tế giảm thiểu stress là chìa khóa để chống lại bệnh tật.
Uống nhiều nước và ăn các thực phẩm tươi
Ăn hoa quả và rau xanh giàu dưỡng chất và uống đủ nước là thực hành thông minh và đặc biệt quan trọng trong mùa cúm. Các chất chống ôxy hóa và các vitamin thiết yếu như vitamin A và C giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bổ sung kẽm
Cơ thể bạn cần kẽm để hệ miễn dịch có thể hoạt động tốt, thuốc xịt mũi chứa kẽm có thể giúp giảm nghẹt mũi. Đảm bảo bạn bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết song không quá 50mg/ngày.
Bỏ thuốc lá
Những người hút thuốc lá dễ bị cúm và thường với mức độ nặng hơn so với những người không hút thuốc. Bỏ thuốc lá giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và bảo vệ chống bệnh cúm.
Rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm hoặc các dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn là một thói quen đơn giản và thông minh giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm. Ngoài ra, tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Hạn chế tiếp xúc với người bị ốm
Tránh tiếp xúc gần với người bị ốm hoặc những người bị nhiễm các chủng vi-rút dễ lây.
Thanh Mai
Theo dân trí
Những bệnh văn phòng thường gặp Dân văn phòng hầu như không vận động chân tay, cả ngày ngồi máy tính nên nhiều bệnh tật âm thầm tích lũy trong cơ thể như đau đầu, đau cổ, vai, gáy, lưng, giãn tĩnh mạch chân... Do đó, bạn không nên xem nhẹ nếu thỉnh thoảng đau đầu. Dù hiện tượng này không xảy ra thường xuyên và không kéo dài...