8 khoảnh khắc say đắm lòng người tại “Thương cảng thần tiên”
Màn trình diễn thực cảnh “ Thương cảng thần tiên” độc nhất vô nhị khoác lên khu vui chơi lớn nhất miền Trung – Vinpearl Land Nam Hội An dáng vẻ lung linh như một miền cổ tích thực thụ. Hoành tráng – Vui tươi – Rực rỡ mãn nhãn…là những thán từ rất nhiều du khách đã phải thốt lên sau những show diễn vào 20h mỗi tối thứ 6, duy nhất từ 28/06/2019 – 02/09/2019.
Cùng điểm lại những khoảnh khắc khó quên nhất tại show diễn thực cảnh trên sông vô cùng ấn tượng này.
Rực rỡ pháo hoa mở màn
Lấy sông nước làm sân khấu chính, màn pháo hoa phát “hiệu lệnh” mở cửa “Thương cảng thần tiên”. Bến thuyền bừng sáng, mang đến khung cảnh bến cảng Hội An sầm uất được dàn dựng công phu, đầy ấn tượng. Khán giả sẽ được trở về khung cảnh “trên bến dưới thuyền” nhộn nhịp của một trong những thương cảng sầm uất nhất phương Đông thời kỳ đầu thế kỷ 20.
Thương cảng phú quý
Từng đoàn thương nhân giàu có từ bốn phương mang vải vóc, vàng bạc, của cải hội tụ về Hội An để mua bán, trao đổi. Điểm đến giao thoa kinh tế, văn hóa rực rỡ của Việt Nam thế kỷ trước được tái hiện bằng âm nhạc, ánh sáng và vũ điệu vô cùng sống động.
Hội hè bốn phương
Những hoạt cảnh đời sống vui tươi, náo nức là ấn tượng không thể quên của du khách đối với sân khấu thực cảnh Thương cảng Hội An. Không chỉ có cảnh bán buôn giao thương tấp nập, Hội An đã vươn mình trở thành tụ điểm văn hóa rực rỡ một thời.
Video đang HOT
Rộn ràng đồng dao
Hàng trăm diễn viên, nghệ nhân tham gia trình diễn các hoạt cảnh: “Đồng dao trẻ em”, “Đêm trăng cổ tích”… tạo nên không khí lễ hội văn hóa đầy cuốn hút, tạo nên một Carnaval trên sông lung linh sắc màu.
Dòng sông tơ lụa nhiệm màu
Người Hội An, với sự tháo vát, cởi mở và tinh tế vốn có nhanh chóng hòa nhập được với bối cảnh xã hội mới. Sự hiếu khách, khéo léo của cư dân bản địa mang đến thiện cảm và sự gắn bó đối với thương khách gần xa.
Chở trăng về bến
Đặc biệt, phong cảnh hữu tình và cũng không kém phần hiện đại của Hội An xưa – nay hiện lên đầy huyền ảo khi ánh trăng tròn ngày rằm mọc lên trên những dãy lâu đài nguy nga. Bóng trăng soi trên dòng nước giữa những dòng thuyền tấp nập hàng hóa quả thực là một khung cảnh say đắm lòng người.
Se duyên vẹn tình
Và sự phồn vinh, giàu đẹp của nơi đây còn là chất keo hoàn hảo kết tạo nên mối nhân duyên tuyệt đẹp giữa Quận chúa Ngọc Hoa cùng thương nhân Nhật Bản – Asaki Sotaroi. Hình ảnh đón dâu lên tàu trong đám cưới lịch sử này được xem là biểu tượng sống động cho bước tiến hội nhập của Việt Nam trong thế kỷ 20.
Dòng sông hoa đăng
Và không thể không kể đến màn thả hoa đăng cầu may – một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu khi nhắc đến miền đất di sản Hội An. Sắc màu rực rỡ của dòng sông hoa đăng bềnh bồng uốn lượn, kết hợp cùng ánh sáng hiện đại từ hai dãy phố Đông – Tây, màn pháo hoa chào kết tạo nên bức tranh cổ tích lung linh giữa Vinpearl Nam Hội An. Dòng sông tơ lụa càng thêm huyền ảo bởi hình ảnh những bông hoa bỉ ngạn mang đến an lành, hạnh phúc cho mọi du khách.
Đắm mình trong không gian lung linh và huyền ảo của những chiếc thuyền chở đầy ánh sáng, du khách không khỏi choáng ngợp trước vũ điệu ánh sáng kỳ ảo thắp sáng dòng sông dẫn lối về thương cảng. Hàng nghìn chiếc đèn lồng đặc trưng đầy hoài niệm của phố cổ được thắp sáng hai bên bờ Đông – Tây của khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Nam Hội An. Nhiều khán giả đã ví hình ảnh lung linh này là “vũ hội thơ mộng của ánh sáng” trên miền đất di sản.
Được dàn dựng dưới bàn tay tài ba của “bậc thầy về thực cảnh” – đạo diễn Việt Tú, “Thương cảng thần tiên” thật sự hiện thực hóa khát vọng “đưa một Việt Nam đặc biệt đến với thế giới”. Sự hiện diện của những đêm diễn “Thương cảng thần tiên” là sự thăng hoa tột bậc về văn hóa – giải trí và dịch vụ, hứa hẹn mang đến những cảm xúc đặc biệt cho du khách tại khu vui chơi giải trí hàng đầu Việt Nam.
Theo thuonghieuvaphapluat.vn
Một ngày thương nhớ với cù lao
Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, của đời người, bay giờ cuộc sống trên đảo đã có nhiều đổi thay đến ngỡ ngàng. Cù Lao Chàm bây giờ đã trở thành thiên đường du lịch của Miền Trung.
Cầu tầu đảo Cù Lao Chàm, nơi vận chuyển hàng hóa và nhu yếu phẩm ra đảo
Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Rời bến cảng Cửa Đại (Hội An), nếu đi cano cao tốc thì chỉ mất vài chục phút là đến được với thiên đường du lịch ở miền Trung này. Nếu đi tàu chợ sẽ mất hơn 1 tiếng rưỡi để đến vùng đảo này. Nói là tàu chợ nhưng thật ra đó là những tàu đánh cá của ngư dân đã được sửa sang lại để phục vụ du lịch cũng như vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Một góc chợ bán hải sản trên đảo
Cầu tàu khá rộng để có thể đón nhiều chuyến tàu cặp bến cùng lúc. Những nụ cười và không biết bao nhiêu lời hỏi thăm với những người khách đến từ đất liền từ cư dân trên đảo. Cuộc sống của cư dân nơi đây cũng không khác gì trong đất liền, cũng có những nhà hang rộng rãi, những quán cà phê nhạc xập xình, chợ búa bán đủ loại nhưng nhiều nhất vẫn là các loài hải sản như bào ngư, tôm cá, mực một nắng và ốc vú nàng là hai thứ đặc sản của đảo không nơi nào sánh được. Ngoại trừ những thứ hải sản, các loại mặt hàng khác có giá cao hơn so với đất liền bởi khoảng cách biển trời nhưng không đến nỗi quá đắt đỏ.
Hiện tại dân số trên hòn đảo này khoảng hơn 3.000 người, lượng khách du lịch đến đây mỗi ngày cũng ước chừng cả ngàn người. Trong khi đó 98% tập trung ở bãi làng, nơi có cầu cảng, số còn lại sống rải rác trên các bãi khác phục vụ du lịch.
Những ngôi nhà mới khang trang dựng ngay trên đất đảo
Một người đàn ông hồ hởi khoe về hòn đảo được gọi là thiên đường du lịch này. Ông cho biết, nghề chính trên đảo chỉ là đi biển và làm du lịch. Với người dân Cù Lao Chàm này, thì làm du lịch là nghề thuộc hàng "cung đình" so với nghề đi biển, nhưng cũng chỉ mới ngót nghét chục năm trở lại đây thôi, còn trước đó, từ người già đến trẻ con đều lấy mũi tàu làm hướng mưu sinh.
Cuộc sống của cư dân trên đảo Cù Lao Chàm bây giờ đã đổi khác rất nhiều sau khi làn sóng du lịch biển đảo đổ về đây khoảng 10 năm trởi lại. Nhưng ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát, điện lưới quốc gia đã về từ lâu, truyền hình cáp được khá nhiều hộ dân sử dụng. Trên đảo có trường học để trẻ em trên đảo đến lớp và rất nhiều khối cơ sở vật chất được xây dựng phục vụ đời sống người dân cũng như phát triển du lịch.
Mực một nắng, đặc sản hiếm có của Cù Lao Chàm
Trên đảo còn có một chiếc giếng cổ của người Chăm được xây dựng cách đây gần chục thế kỷ, nước vẫn trong và mát ngọt như thuở nào mặc cho dấu vết của thời gian đã làm rêu phong bờ giếng. Cùng với đó, tiếng chuông vang lên đều đều từ ngôi chùa Hải Tạng cổ cách đó không xa kích thích nhiều người tìm đến.
Trên những con đường đã được bê tông hóa, đồn biên phòng Cù Lao Chàm nằm thấp tháng trong bóng rừng cây. Mặc dù cũng là lính đảo, nhưng cuộc sống của các chiến sỹ biên phòng nơi đây không đến nỗi quá gian khổ so với Trường Sa hay những đảo xa khác. Nhưng không vì thế mà các anh lơ là nhiệm vụ dù chỉ một giờ một phút.
Đêm cù lao yên bình, chỉ có những tiếng sóng vỗ dạt dào vào các ghềnh đá, như tiếng ru của biển tự ngàn xưa. Các đảo thu mình lại trong giấc ngủ sau một ngày chào đón khách. Xa xa, ánh sáng của những chiếc thuyền câu mực ban đêm lóng lánh như những đàn đom đóm lập lòe giữa đêm biển đen đặc.
thoidai.com.vn
Có một Ninh Thuận đẹp say đắm, mê hồn mà bấy lâu ta bỏ lỡ? Nhiều người từng tiết lộ, họ thích đến các tỉnh miền Trung chỉ vì đồ ăn quá ngon đến mức không thể cưỡng lại được. Ngoài những "huyền thoại" như bánh căn, bánh xèo, thì Ninh Thuận còn có nào là bánh bèo chén, bún mắm nêm, bánh hỏi lòng heo, bánh tráng nướng... với giá siêu mềm. Dân du lịch hay kháo...