8 hiệp hội kiến nghị Thủ tướng chia 2 giai đoạn mở cửa, thích ứng với Covid
Theo kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, trong giai đoạn chuyển tiếp đến khi cả nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, cần tách 2 vùng theo tình hình dịch để có biện pháp quản lý phù hợp.
Trước thời điểm diễn ra Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương bàn về giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, 8 hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho nhiều ngành hàng đã đồng ký tên vào đơn kiến nghị gửi Thủ tướng trước về cụ thể hóa những quy định, điều kiện liên quan đến dự thảo hướng dẫn “Thích ứng an toàn với Covid-19″.
Các hiệp hội này đề xuất kế hoạch “Áp dụng linh hoạt 2 chiến lược để kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế”. Trong đó, với giai đoạn chuyển tiếp từ nay đến đầu quý I/2022, cần tách thành 2 vùng theo tình hình dịch, khu vực nào được phủ vắc xin sớm hơn sẽ được mở cửa sớm hơn.
Với những vùng đang bùng phát dịch, các hiệp hội mong muốn người đã tiêm đủ vắc xin, F0 đã khỏi được đi làm. Các biện pháp áp dụng mức độ giãn cách điều chỉnh phù hợp, tùy theo cấp độ dịch, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh, mức độ tiêm vắc xin. Nếu tỷ lệ lấp đầy giường bệnh trên 75%, cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, để đảm bảo có đủ giường điều trị, giảm tỷ lệ tử vong còn nếu vượt ngưỡng 90% phải nâng lên một cấp độ dịch.
TPHCM đã tiêm vắc xin ít nhất một mũi cho hơn 95% người trưởng thành và đủ 2 mũi cho hơn 30% dân số từ 18 tuổi (Ảnh: Nguyễn Quang).
Theo đại diện các doanh nghiệp, cần bỏ các quy định hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ vắc xin hoặc F0 đã khỏi bệnh, bỏ các quy định hạn chế các hoạt động kinh tế, cho phép F0 điều trị tại nhà, không đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu có F0, có thì đi chữa hoặc tự cách ly, cơ sở khử trùng rồi hoạt động tiếp.
Với những vùng dịch đang lây lan chậm, hiệp hội kiến nghị cần áp dụng giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng đến khi tiêm đủ vắc xin. Tuy nhiên, cần phòng chống dịch theo điểm, không phong tỏa diện rộng.
Nếu mức lây nhiễm ở các khu vực này tăng lên trên 0,7 ca mắc mới/100.000 dân/ngày trong một tuần liên tiếp và có xu hướng tăng, cần nâng mức cảnh báo nhưng không phong tỏa diện rộng. Bản kiến nghị đề xuất cân nhắc áp dụng giới nghiêm ở các phường xã có nhiều F0, ngưng các hoạt động không thiết yếu ở các khu dân cư giáp ranh với các vùng dịch hay có nguy cơ cao về dịch tễ để sản xuất kinh doanh và đời sống người dân ít bị ảnh hưởng nhất mà vẫn kiểm soát được dịch.
Vùng nào tiêm đủ vắc xin sớm theo các tiêu chí thì sẽ chuyển thẳng sang bình thường mới, bỏ toàn bộ các biện pháp phong tỏa, chỉ thực hiện cách ly tại nhà, truy vết, và quản lý theo mức độ dịch.
Trong giai đoạn tiếp theo sống chung với virus từ giữa quý I/2022 trở đi, các hiệp hội doanh nghiệp đề nghị mở cửa từng vùng và toàn bộ cả nước khi đã tiêm vắc xin cho ít nhất 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và trên 80% người từ 50 tuổi trở lên tiêm đủ vắc xin.
TPHCM đã trải qua gần 120 giãn cách xã hội các cấp độ từ 31/5 (Ảnh: Nguyễn Quang).
Lúc này, cần giãn cách phù hợp theo cấp độ dịch nhưng có điều chỉnh nới rộng. Sản xuất, kinh doanh, giao thông công cộng được phép mở lại 100% ở tất cả các cấp độ dịch. Các giới hạn số người hội họp, tham gia sự kiện được giảm một cấp độ dịch so với giai đoạn chuyển tiếp.
Khi đã chuyển sang giai đoạn mới với tỷ lệ bao phủ vắc xin cao, các hiệp hội kiến nghị bỏ toàn bộ các giới hạn đi lại giữa các vùng, bao gồm cả người và xe vận tải (không cần luồng xanh), bỏ cách ly F1, bỏ cách ly người từ vùng khác đến, bỏ xét nghiệm diện rộng, cho phép F0 điều trị tại nhà, triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em và tiêm tăng cường cho người lớn.
8 hiệp hội doanh nghiệp vừa có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng gồm: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch.
TPHCM: Biến ngõ hẻm, nhà dân thành khoa phòng, giường bệnh điều trị F0
Đội ngũ y bác sĩ đã triển khai ý tưởng xem từng khu phố, từng ngõ hẻm, từng nhà dân là những Khoa phòng và là giường bệnh của bệnh viện để các bệnh nhân mắc Covid-19 không cô đơn trước bệnh tật.
Xúc động hình ảnh bác sĩ kiểm tra sức khỏe F0 qua khe cửa
Chương trình "Nhà của bệnh nhân là bệnh viện" được phát triển từ hoạt động "F0, Chúng tôi bên bạn" của bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN-ĐTBNN) phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ TPHCM.
Lực lượng y tế của chương trình sẽ hỗ trợ người dân theo dõi và điều trị Covid-19 tại nhà. Các bác sĩ sẽ đến tận nhà thăm khám, nếu có trường hợp nặng thì xe cấp cứu đến đưa bệnh nhân nhập viện. Người dân có thể liên lạc qua đường dây nóng: 0945688115.
Sau khoảng một tuần mắc Covid-19, ông T. (ngụ khu phố 2, phường 3, Quận 8) và các thành viên trong gia đình vẫn chưa có triệu chứng. Độ bão hòa oxy trong máu (chỉ số SpO2) của ông ở mức bình thường.
"Tuần rồi test nhanh Covid-19 tại phường, hai vợ chồng tôi dương tính. Mấy hôm nay ở nhà lo lắng, giờ được các bác sĩ đến thăm khám cảm thấy rất yên tâm. Bác sĩ dặn phải cố gắng ăn và uống nhiều nước để có đề kháng", ông T. cho biết khi chìa tay qua khe cửa cho bác sĩ đo nồng độ oxy trong máu.
Gia đình chị O. có 3 thành viên, hai thành viên còn lại test nhanh vẫn chưa phát hiện nhiễm SARS_CoV-2. Riêng chị O. đã mắc Covid-19. Chị được nhân viên y tế yêu phải giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình, nếu tình trạng chuyển biến xấu phải đến bệnh viện điều trị.
"Người nhà phải luôn đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với nhau, sắp xếp nhà cửa gọn gàng. Có thể các thành viên còn lại trong nhà đang trong giai đoạn ủ bệnh nên chưa có triệu chứng", Bác sĩ Bùi Thị Thanh Thu - Khoa Y dược cổ truyền, bệnh viện PHCN-ĐTBNN dặn dò một bệnh nhân nhà ở hẻm 154, đường Âu Dương Lân, (Quận 8).
Khám một lượt ở khu phố 2, bác sĩ Thanh Thu tiếp tục gọi điện cho Trưởng khu phố 3 hỏi địa chỉ các điểm đến tiếp theo. "Khu vực này hẻm nhỏ, nếu không gọi điện trước thì rất khó tìm nhà", bác sĩ Thu nói.
"Từ ngày 23/8 là bắt đầu nóng sốt, sau đó ăn không ngon miệng, ngửi cũng không được mùi. Khó thở khi nằm, phải ngồi dậy bật quạt quay vào người mới thở được", chị N. nhà trong hẻm 154, đường Âu Dương Lân khai bệnh với bác sĩ.
Ông V.T.D (60 tuổi) bị tụt SpO2 do vừa lên xuống cầu thang. "Nhà mua đủ thuốc, có cả máy thở nhưng nằm ngửa là thấy rất mệt", ông D. khai bệnh.
Tiếp nhận thông tin từ ông D. lực lượng y tế yêu cầu ông hạn chế vận động, chuyển ông nằm nghiêng, hướng dẫn người nhà cách vỗ rung vào lưng cho bệnh nhân dễ thở. Sau khoảng vài phút, nồng độ SpO2 của ông D. lên lại 97%.
Trong mỗi toa thuốc cấp phát bao gồm có thuốc ho, kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt, vitamin kèm theo là số điện thoại đường dây nóng 0945688115.
Khi thăm khám và phát thuốc, người bệnh được yêu cầu giữ khoảng cách, trước khi mang túi thuốc vào nhà phải xịt sát khuẩn cẩn thận.
Trong số hơn 500 F0 đang theo dõi tại nhà khu vực phường 3, (Quận 8) đa phần tình trạng sức khỏe ổn định, tâm lý tốt, trang bị kiến thức về Covid-19 khá đầy đủ nên cũng không nhiều trường hợp chuyển biến nặng.
"Có triệu chứng gì là tôi gọi đường dây nóng liền, nghe nhân viên y tế tư vấn từ xa mình làm theo. Nói thiệt là yên tâm, giống như bác sĩ đang bên cạnh mình", một F0 chia sẻ.
Trong quá trình thăm khám tại nhà, điện thoại của Bác sĩ Thu cũng liên tục reo lên từ các F0 nhờ chị tư vấn, báo tình trạng bệnh.
Sau khi khám, phát thuốc, dặn dò cách uống, bác sĩ luôn yêu cầu F0 nhắc lại, nếu không nhớ thì lấy giấy bút ghi lại đến khi nói đúng hết cách uống và tự chăm sóc thì mới rời đi.
Khi trở thành F0, tâm lý nhiều bệnh nhân hoang mang. Trong điều kiện hệ thống y tế TPHCM đang bị quá tải, việc thăm khám, chăm sóc y tế tại nhà bước đầu phát huy tác dụng.
"Bác sĩ đến rồi, bác sĩ đến rồi, cám ơn bác sĩ. Các cô chú cố lên, Việt Nam nhất định chiến thắng đại dịch", bà H. phấn khởi khi thấy đoàn y tế đi ngang qua.
Chương trình "F0, Chúng tôi bên bạn" được triển khai tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp. Các bác sĩ tham gia chương trình sẽ phụ trách thăm khám từ 10-20 bệnh nhân. Buổi sáng đội ngũ y tế sẽ xuống tận nhà bệnh nhân thăm hỏi sức khỏe, phát thuốc cho người dân. Sau 5-7 ngày điều trị các bác sĩ sẽ quay lại đánh giá tình trạng sức khỏe, nếu bệnh nhân âm tính thì cho bệnh nhân tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, khi khỏi bệnh thì các F0 sẽ được vận động tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ tư vấn cho các F0 mới về quá trình vượt qua bệnh tật.
Số điện thoại đường dây nóng: 0945688115
Bình Dương đang điều trị F0 như thế nào 8.048 bệnh nhân Covid-19 đang được Bình Dương điều trị bằng mô hình "tháp 3 tầng", lần lượt áp dụng cho F0: không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và trung bình, nặng và nguy kịch. Sáng 6/8, Bình Dương ghi nhận thêm 322 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm từ đợt dịch thứ tư đến nay lên 22.700, trong đó 3.879 người...