8 hành động trong quá trình rửa bát đũa làm tăng gấp đôi lượng vi khuẩn, khi ăn tất cả sẽ nằm gọn trong bụng gia đình bạn
Rửa bát đĩa là việc làm hàng ngày của mọi gia đình. Thế nhưng những thói quen tưởng chừng vô hại này có thể âm thầm phá hủy sức khỏe của cả gia đình.
Chuyên gia Nhậm Thanh Thanh, trưởng Khoa Đa khoa của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học y khoa Chiết Giang, Trung Quốc đã chỉ ra 8 hành động trong quá trình rửa bát làm tăng gấp đôi lượng vi khuẩn. Khi ăn tất cả các vi khuẩn trong bát đũa sẽ nằm gọn trong bụng.
1 . Cọ xát cả đống đũa vào nhau
Khi rửa bát, nhiều người sẽ cọ cả chiếc đũa vào nhau để cho nhanh. Nhưng với cách này, không thể lau chùi cẩn thận từng chiếc đũa. Ngoài ra, sẽ làm đũa bị trầy xước, dẫn đến vi khuẩn đọng lại ở các khe hở .(Shutterstock)
Chắc chắn hơn 90% người có thói quen rửa đũa này vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ. Tuy nhiên, đây là một thói quen hết sức sai lầm và nguy hiểm. Do cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
Ngoài ra sau khi rửa đũa, nhiều người không có thói quen lau hay phơi khô đũa. Điều này càng tạo ra môi trường ẩm ướt- “thiên đường” cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt sản sinh ra chất gây ung thư nghiêm trọng – aflatoxin.
Hơn nữa, cách rửa đũa này có thể vô tình dẫn đến lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh từ đũa của người này sang người khác và vô số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây theo cách này.
Cách làm đúng
Dùng miếng bọt biển rửa nhẹ từng chiếc đũa để loại bỏ dầu mỡ và bọt xà phòng bám trên đó. Nếu có chất bẩn nhờn khó làm sạch, bạn có thể dùng nước nóng để tráng trước, sau đó sẽ dễ dàng rửa hơn.
Sau khi rửa sạch đũa, bạn nên lau khô và phơi nắng. Sau đó đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, đồng thời, nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoáng nước.
Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng đũa, bạn cũng nên vệ sinh tổng thể một lần bằng cách cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong nửa tiếng. Tuy nhiên không dùng hình thức này cho đũa nhựa hay đũa sơn.
2. Không chờ bát đũa khô đã cất
Bát đĩa nên được làm khô bằng không khí hoặc lau khô bằng khăn giấy nhà bếp trước khi bảo quản. (Shutterstock)
Nhiều người khi rửa bát xong đều úp bát đĩa vào giá đựng bát, tuy nhiên điều này sẽ khiến các vi khuẩn phát triển gây bệnh dễ dẫn đến ẩm mốc bộ đồ ăn.
Cách làm đúng
Bát đĩa sau khi rửa xong nên phơi khô, hoặc dùng khăn lau khô trước khi cất.
3. Bát đĩa bẩn chất thành đống
Video đang HOT
Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.
Ngoài ra, bát đĩa bẩn được xếp chồng lên nhau, vừa có nguy cơ lây nhiễm chéo, vừa khiến việc vệ sinh sau này khó khăn hơn.
Cách làm đúng
Sau khi ăn, tốt nhất là phân chia bát đĩa theo từng loại thức ăn. Đầu tiên rửa loại bát đĩa không có dầu mỡ, sau đó đến bát đĩa có dầu mỡ. Ngoài ra, nên tách các loại bát đĩa đựng thịt sống và đĩa đựng rau củ quả riêng. Rửa bát đựng thức ăn chín trước trước, bát đĩa đựng thịt sống rửa sau.
4 . Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa bẩn
Đổ trực tiếp nước rửa bát vừa gây lãng phí lại Dễ gây cặn nước rửa bát. (Shutterstock)
Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng…
Cách làm đúng
Hãy hòa chất tẩy rửa cùng với một ít nước cho loãng ra rồi mới dùng nước đó để rửa bát cho an toàn.
5. Lạm dụng chất tẩy rửa
Chất tẩy rửa thương mại có chứa phụ gia nhân tạo, và vẫn còn nghi ngờ về dư lượng phụ gia khi sử dụng quá mức.
Cách làm đúng
Bạn có thể tận dụng hiệu quả các chất tẩy rửa tự nhiên, chẳng hạn như nước vo gạo, nước soda, muối hoặc vỏ chanh. Tuy nhiên, nếu dùng nước rửa bát đĩa, tốt nhất nên tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước.
6. Không bao giờ khử trùng
Bát đĩa dù có sạch đến đâu cũng không thể rửa trôi hết vi khuẩn, khử trùng thường xuyên là cách tốt nhất. (Shutterstock)
Bát đĩa dù có sạch đến đâu cũng không thể rửa trôi hết vi khuẩn, khử trùng thường xuyên là cách tốt nhất.
Cách làm đúng
Thường giữ thói quen sử dụng máy sấy bát để tiệt trùng bát đĩa ở nhiệt độ cao. Nếu không có máy sấy bát ở nhà, bạn có thể dùng nước sôi để ngâm bát đĩa trong nước sôi khoảng 3 đến 5 phút cho khử trùng tốt.
7. Bộ đồ ăn đã được sử dụng trong nhiều năm
Đặc biệt là đũa và thớt, cả hai đều chủ yếu bằng gỗ, rất dễ bị nấm mốc và trầy xước để tích tụ vi khuẩn.
Cách làm đúng
Bộ đồ ăn cần được thay thế thường xuyên, và nếu có đốm, vết nứt, biến dạng hoặc nấm mốc trên đũa hoặc thớt, chúng nên được thay thế bằng cái mới.
8 . Miếng rửa bát dùng lâu không thay
Khảo sát vệ sinh nhà bếp của các gia đình Trung Quốc do Hiệp hội Y học Dự phòng Trung Quốc tài trợ cho thấy, miếng rửa chén gia dụng có số lượng vi khuẩn cao, bao gồm 19 loại vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans và Salmonella. Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn.
Cách làm đúng
Cần thường xuyên thay miếng rửa bát mới, tốt nhất 2 tuần thay một lần. Hơn nữa, khăn lau trong nhà bếp cũng nên phân ra dùng giống như dùng thớt, cái nào dùng cái nấy, để tránh vi khuẩn lan truyền lẫn nhau.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý, vi khuẩn luôn thích môi trường ẩm ướt. Vì vậy, không nên tiện tay để miếng rửa bát ngay trên chậu rửa hay trên bàn bếp, sau khi giặt sạch cần hong khô thật kĩ.
Còn mắc 7 sai lầm sau đây, bảo sao dụng cụ nhà bếp nhanh hỏng, tốn tiền thay mới
Nếu bạn đang mắc phải một trong những sai lầm dưới đây thì hãy nhanh chóng sửa đổi nhé.
Một số dụng cụ nhà bếp như máy rửa bát, lò nướng, nồi chiên không dầu có giá thành không hề rẻ. Hẳn ai cũng muốn sử dụng chúng trong thời gian lâu nhất có thể, bởi một khi phải sửa chữa hay thay mới, kinh phí bạn cần bỏ ra là con số lớn.
Có những sai lầm khi sử dụng đồ dùng nhà bếp khiến chúng nhanh hư hại, hỏng hóc hơn mà nhiều người vẫn không hề biết. Nếu bạn đang mắc phải một trong những điều dưới đây thì hãy nhanh chóng sửa đổi nhé.
1. Dùng máy rửa bát cho các món đồ bằng thép không gỉ
Sử dụng máy rửa bát sẽ làm hư hại đồ dùng có chất liệu từ thép không gỉ của bạn, vì chúng thường không chịu được nhiệt.
Theo nguyên tắc này, hãy tránh dùng máy rửa bát cho các món đồ như dao, xoong nồi, cốc cách nhiệt, dụng cụ làm bánh hay đồ nấu nướng khác có chất liệu tương tự.
Nếu bạn đã chi nhiều tiền cho một chiếc máy xay thực phẩm, thật không đáng khi để nó bị hư hại vì sự thiếu hiểu biết của bản thân. Nhiệt độ cao và những chuyển động mạnh trong máy rửa bát sẽ khiến thiết bị của bạn nhanh phải thay mới hơn rất nhiều.
Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là hãy kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng của tất cả các thiết bị mình mua về trước khi rửa chúng trong máy rửa bát.
2. Bạn không đợi các dụng cụ khô ráo
Một sai lầm phổ biến dẫn đến dụng cụ nhà bếp nhanh hỏng là chúng ta cất đi và lưu trữ chúng khi còn ướt. Điều này khiến thớt gỗ dễ bị cong vênh, các dụng cụ và đồ dùng khác bị nấm mốc và chảo gang thì xuất hiện rỉ sét.
Hãy hãy đảm bảo rằng toàn bộ thiết bị nhà bếp của bạn khô hoàn toàn trước khi cất chúng vào tủ hoặc ngăn kéo. Cách làm đó giúp kéo dài tuổi thọ các món đồ của bạn.
3. Bạn không nhớ lần cuối cùng thay miếng bọt biển là khi nào
Một miếng bọt biển cũ mòn và có mùi ẩm mốc không phải là công cụ tiêu chuẩn để làm sạch các dụng cụ nhà bếp. Khi không được rửa sạch và để khô hoàn toàn trước khi cất đi, chúng khó mà có độ bền tốt.
Hãy dự trữ trong bếp vài miếng bọt biển và khăn lau mới, bạn nhớ thay thế những công cụ làm sạch này định kỳ nhé.
4. Bạn đang sử dụng sai chất tẩy rửa
Đây là một sai lầm mà nhiều người mắc phải khiến đồ dùng nhà bếp bị ố thậm chí là xây xước. Bạn nên tránh các loại chất làm sạch có công dụng tẩy trắng, chúng sẽ ăn mòn thiết bị của bạn.
Ngoài ra bạn không nên cọ rửa các dụng cụ nấu ăn bằng miếng cọ rửa quá mạnh, sẽ khiến các bề mặt bị xước hỏng.
5. Bạn sử dụng thìa kim loại với chảo chống dính
Hầu như ai cũng biết rằng thìa kim loại là khắc tinh của chảo chống dính. Nhưng nhiều khi vì tiện tay mà chúng ta vẫn dùng thìa, muôi kim loại đảo thức ăn trong chảo chống dính. Đây rõ ràng không phải là cách làm hay nếu bạn muốn duy trì độ bền của chảo. Hãy chỉ sử dụng dụng cụ bằng gỗ hoặc silicon với chảo chống dính thôi nhé!
Ngoài ra hầu hết các đồ dùng nấu ăn có chống dính đều không chịu được nhiệt độ quá cao hay trong lò nướng. Bạn chỉ nên sử dụng chúng với mức nhiệt trung bình. Nếu cần nấu ăn ở nhiệt độ cao hơn, chúng ta có thể thay thế bằng chảo gang hoặc xoong nồi thép không gỉ.
6. Bạn không mài dao
Cách tốt nhất để giữ độ bền cho những con dao yêu thích của bạn là giữ chúng sạch sẽ, khô ráo và thỉnh thoảng mài sắc lại.
Dao sắc còn giúp bạn chuẩn bị bữa ăn một cách hiệu quả, cắt thái thực phẩm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
7. Bạn không đề cao chất lượng khi mua sắm
Chất lượng hơn số lượng là 1 tiêu chí hoàn toàn nên áp dụng cho các dụng cụ nhà bếp. Một ngăn kéo chứa đầy thìa, dao hay các đồ dùng bằng nhựa chất lượng kém là điều không nên chút nào. Việc nấu ăn sẽ thú vị hơn nếu bạn đầu tư đủ vào chất lượng của dụng cụ nấu nướng.
Trả nhiều tiền hơn cho số ít những đồ dùng nấu ăn mà bạn sử dụng thường xuyên, cách đó tốt hơn nhiều việc sở hữu cả bộ sưu tập thiết bị giá rẻ. Các món đồ có chất lượng tốt lại được bảo quản, lưu trữ đúng cách sẽ luôn có độ bền tối đa.
4 nguyên nhân khiến máy rửa bát rửa không sạch, bạn phải kiểm tra ngay Nhiều bà nội trợ mua máy rửa bát nhưng lại chưa tìm hiểu kỹ càng cách sử dụng dẫn đến nhiều lỗi như rửa không sạch, 1 thời gian bị hỏng bát đĩa. Câu hỏi: Tôi thấy ai cũng thần thánh máy rửa bát nhưng chiếc máy rửa bát của gia đình tôi rửa thì lúc sạch lúc không. Mấy ngày nay tôi...




Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà hướng Nam đặt bếp hướng nào đón tài lộc?

4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần

Hôm nay tôi mới phát hiện ra rằng 5 thứ này không được phép cho vào tủ lạnh! Càng để lâu thì tình trạng càng tệ

8 mẹo dọn nhà vệ sinh của bà dì khiến tôi gật gù nể nang: "Gừng càng già càng cay!"

Sau khi thanh lý 100 món quần áo, tôi tự hứa với lòng sẽ không bao giờ mua 4 loại này nữa, cái nào cũng tệ!

Nể người nào nghĩ ra thứ đồ này: Tưởng "vô tri" nhưng có 10 công dụng "cực hack"

Mẫu nhà mái Thái mặt tiền 8m phổ biến hiện nay

Trang trí khu vườn hay ban công của nhà đẹp mê tơi với những món đồ này, có góc chill như thế đảm bảo chị em nào cũng thích

Dùng chảo chống dính nửa đời người, giờ tôi mới biết cách dùng chiếc lỗ nhỏ này: Tự trách mình "vô tri"

Những loại cây nên trồng trước nhà mang lại tài lộc

Mẹ đảm ở Đồng Nai làm vườn sân thượng 100m2, cho dưa 'nằm võng, ngủ giàn'

5 thứ trong nhà tưởng sạch, hóa ra là ổ vi khuẩn kinh hoàng: Khuyên bạn hết sức cẩn trọng
Có thể bạn quan tâm

NSƯT Minh Phức - Mẹ của NSND Tự Long, 2 lần mổ, 11 lần truyền hóa chất
Sao việt
8 phút trước
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
13 phút trước
Kim Soo Hyun: "Tôi không phải kẻ ấu dâm, bằng chứng đã bị bóp méo"
Sao châu á
16 phút trước
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
Netizen
17 phút trước
Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
Hậu trường phim
19 phút trước
Lãnh đạo Anh - Mỹ điện đàm thúc đẩy thỏa thuận về phát triển kinh tế
Thế giới
22 phút trước
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
1 giờ trước
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
1 giờ trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
1 giờ trước
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
2 giờ trước