8 hành động “phá hủy” chức năng gan nặng nề nhất
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều thói quen gây ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng gan mà bạn cần biết để né tránh.
Gan là một trong những cơ quan “bận rộn” nhất trong cơ thể vì nó chịu trách nhiệm thực hiện khoảng 500 chức năng khác nhau. Nhưng nhiều người chúng ta, do cả lý do khách quan và chủ quan lại vô tình không chú ý bảo vệ lá gan của mình, làm giảm chức năng gan trầm trọng.
1. Uống nhiều bia, rượu
Ngày nay, uống bia, rượu gần như trở thành một “thủ tục” không thể thiếu trong giao tiếp xã hội, cho dù đó là để làm kinh doanh hay giao lưu bạn bè. Không phải mọi người không biết rằng rượu có thể “thiêu đốt” lá gan của họ khủng khiếp như thế nào, nhưng bản thân mỗi người lại khó thay đổi điều này bởi nhiều lý do.
Khi uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) chuyển hóa, biến đổi cồn qua một chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2 và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu.
2. Tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sỹ
Phần lớn ý thức dùng thuốc của người dân còn rất kém. Mỗi khi bị bệnh, họ ngại đi khám mà chỉ ra nhà thuốc mua uống tạm. Ngoài ra, nhiều người còn dùng thuốc rất tùy tiện, khi ốm mới uống và khi hết bệnh là tự ngừng, hoặc giảm hoặc tăng liều. Uống thuốc lần này thấy hợp, lần sau lại tiếp tục mua đúng đơn đó về dùng hoặc mách cho người khác mua mà không cần tư vấn bác sỹ.
Việc dùng thuốc và dược chất không đúng, cộng với môi trường sống ngày càng ô nhiễm đã góp phần làm cho gan bị tổn thương vì gan phải làm nhiệm vụ “xử lý” các loại thuốc. Để hạn chế tình trạng tổn thương cho gan, trước tiên mỗi người cần phải thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc gì, đọc kỹ hướng dẫn và phải tuân thủ theo chỉ định bác sĩ. Khi có biểu hiện khác thường trong lúc đang dùng thuốc phải thông báo ngay cho bác sĩ biết để đánh giá xem có phải do thuốc gây ra không.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
3. Thiếu ngủ, thức khuya
Trong cuộc sống đô thị hiện đại, cuộc sống về đêm dẫn đến tình trạng thức khuya,thiếu ngủ ngày càng trở nên phổ biến. Thói quen này có những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người, đặc biệt là lá gan. Bởi vì, thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và gây hại cho gan.
4. Cảm xúc tiêu cực, giận dữ, oán giận
Trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc chúng ta gặp phải sự thất vọng, buồn bực, giận dữ hay bất bình… Để tìm kiếm sự cân bằng tâm lý, chúng ta phải giải tỏa những cảm xúc. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng giải quyết tốt những cảm xúc xấu này. Những căng thẳng, mệt mỏi trong đời sống hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông của gan cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường. Chính vì thế mà gây hại cho gan không ít.
5. Ăn nhiều dầu mỡ
Dầu mỡ là một trong những nguồn cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể. Lượng chất béo thích hợp có thể cung cấp năng lượng và duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, lượng thức ăn giàu chất béo quá nhiều, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hóa lại là một cấm kỵ ăn uống vì gây sức ép lên lá gan. Lý do là vì khả năng phân giải của gan đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với chất béo có nguồn gốc thực vật.
6. Hút thuốc
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, điều đó đã được biết đến. Và gan cũng không phải là cơ quan ngoại lệ sẽ bị tổn thương khi bạn hít phải khói thuốc lá. Là một trong những nguyên gây bệnh, thuốc là còn là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh ung thư.
7. Lạm dụng thuốc
Không chỉ tự ý dùng thuốc mới dễ gây tổn thương mà ngay cả khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ thì lá gan của bạn cũng bị tổn thương. Bởi theo các nhà dược học, thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc lại trở thành chất gây độc cho gan. Vì vậy, tránh lạm dụng thuốc, hạn chế dùng thuốc tây quá nhiều, nhất là những thuốc giảm đau.
8. Lười uống nước
Các chất thải, chất độc trong cơ thể đều được phân loại và bài thải ra khỏi cơ thể thông qua lá gan (và thận). Để duy trì chức năng này, cần cung cấp đủ nước cho gan hoạt động. Chính vì thế, lười uống nước cũng là vô tình tự làm hại lá gan của mình đấy. Vậy nên, đừng bao giờ quên bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi thời tiết lạnh. Nếu ngại uống nước lọc, bạn có thể bổ sung bằng nhiều nguồn khác như trà, sữa, nước canh…
Theo VNE
7 cách đơn giản để tăng cường chức năng gan
Nên uống nhiều nước, ăn các loại rau xanh và thực phẩm hỗ trợ tốt cho gan.
Uống nước chanh mỗi sáng
Bạn nên uống 8-10 ly nước lọc tinh khiết mỗi ngày. Đây là cách rất tốt khiến gan có thể thải chất độc ra khỏi cơ thể. Bạn cũng nên bắt đầu một ngày với ly nước chanh lớn. Chanh giúp tăng cường khả năng giải độc của gan. Axit citric trong nước chanh khuyến khích gan sản xuất mật, có tác dụng tốt để bài tiết chất độc.
Ăn các loại rau
Ăn nhiều rau giúp tái thiết gan, chẳng hạn các loại rau lá xanh, củ cải đường, cà rốt, bắp cải... có chức năng giải độc gan rất tốt. Hãy chắc chắn ăn ít nhất hai bữa đầy đủ rau mỗi ngày. Bạn cũng nên ăn nhiều hành tây, tỏi và bông cải xanh, những loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ sung khoáng chất và các loại vitamin.
Massage nhẹ nhàng
Khi nằm ngửa, bạn có thể nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng phải chứa gan và túi mật, dọc theo xương sườn phía bên phải, giúp cải thiện lưu thông máu đến gan.
Một ly nước chanh vào buổi sáng có tác dụng rất tốt cho gan. Ảnh: Drinklemonwater.
Không sử dụng các chất có hại cho gan
Gan của bạn đã làm việc hết công suất để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, nếu xử lý thêm các chất như rượu và những loại thuốc giảm đau sẽ gây nên quá tải. Việc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc suy gan.
Thực phẩm hỗ trợ gan
Bột nghệ có tác dụng tốt trong việc làm sạch và bảo vệ gan. Bạn có thể dùng 45 mg bột nghệ mỗi ngày, 400 mg chiết xuất từ cây bồ công anh hoặc dùng rễ cây bồ công anh tươi cho vào nước sôi để làm trà rất tốt.
Bổ sung khoáng chất
Khoáng chất cần thiết cho quá trình giải độc gan, vì vậy bạn nên ăn nhiều thức ăn giàu khoáng chất. Khoáng chất tốt cho quá trình giải độc gan bao gồm magiê, canxi, kali, đồng, natri, sắt, kẽm, selen, mangan.
Theo VNE
Những cách tăng cường chức năng gan hiệu quả Gan đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu như nuôi dưỡng tế bào, thanh lọc độc tố, dự trữ năng lượng...Vì vậy, việc tăng cường chức năng gan rất quan trọng. az Uống nhiều nước. Uống từ 6-8 ly nước lọc mỗi ngày là cách hữu hiệu giúp gan thải hết các độc tố ra ngoài. Xen kẽ nước lọc, có thể dùng...