8 dự án giao thông cấp bách, Hà Nội triển khai thế nào?
Thủ tướng đồng ý áp cơ chế đặc thù đầu tư 8 dự án cấp bách giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội.
Đường Phạm Văn Đồng, thuộc dự án đường VĐ3, đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long, luôn ùn tắc vào giờ cao điểm (Một người chở hàng bị đổ xe khi cố lao lên vỉa hè vào giờ tan tầm ngày 20/10) – Ảnh: Ngọc Ánh
Hơn 6 tháng sau khi Thủ tướng đồng ý áp cơ chế đặc thù đầu tư 8 dự án cấp bách giảm ùn tắc giao thông của TP Hà Nội, nhưng đa phần các dự án này vẫn rất chậm. Hiện, chỉ mới có ba dự án được triển khai, trong đó hai dự án có thể hoàn thành trong năm nay.
Chỉ hoàn thành ba dự án trong năm 2017
Liên quan đến 8 dự án khẩn cấp để chống ùn tắc giao thông được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp cơ chế đặc thù, trao đổi với Báo Giao thông, ông Vương Minh Hoan, Trưởng phòng Kế hoạch & Đầu tư, Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện mới có ba dự án được khởi công là cầu vượt nút giao Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái, nút giao Cổ Linh – Vĩnh Tuy và gần đây nhất là dự án VĐ3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long. “Trong ba dự án này, cầu vượt nút giao Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái sẽ về đích đầu tiên, dự kiến ngay trước Tết Dương lịch 2017″, ông Hoan nói và cho biết thêm, dự án có tổng mức đầu tư hơn 166 tỷ đồng này sau khi hoàn thành sẽ giúp kết nối, giảm ùn tắc giao thông đoạn cuối đường vành đai 1.
Trước đó, để khắc phục tình trạng ùn tắc, đảm bảo ATGT trên địa bàn TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương triển khai thực hiện theo lệnh khẩn cấp, cấp bách và áp dụng hình thức giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng đối với 8 công trình dự án giao thông cấp bách trên.
Tiếp đó, tới trước Tết Nguyên đán 2017, dự án cầu vượt Cổ Linh – Vĩnh Tuy (tổng mức đầu tư hơn 161 tỷ đồng) cũng sẽ tiếp tục hoàn thành.
Video đang HOT
Cầu vượt tại nút giao giữa đường Cổ Linh và đầu cầu Vĩnh Tuy (quận Long Biên) có tổng mức đầu tư hơn 161 tỷ đồng, được khởi công cách đây 2 tháng. Vòng xuyến lớn ở nút giao này sau đó sẽ được phá bỏ để giúp phương tiện lưu thông thuận lợi.
Với dự án đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long vừa khởi công hôm 5/10 vừa qua. Được biết, dư an co tông chiêu dai 5,5km (trong đó có, 5 cầu vượt đi bộ), măt căt ngang đươc mơ rông tư 56 lên 93m, môi bên 6 lan xe cơ giơi, trong đo co hai lan hôn hơp với tổng mức đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng. “Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối 2017″, ông Hoan nhấn mạnh.
Về dự án xây cầu vượt nút giao An Dương – đường Thanh Niên theo ông Hoan dự án này đang rất khó khăn về tiến độ. “Công tác chuẩn bị đầu tư đã cơ bản hoàn tất. Đến thời điểm này, khó khăn nhất là những thỏa thuận với Tổng cục Thủy lợi, Hội Thủy lợi VN do dự án có liên quan đến đê điều”, ông Hoan nói và cho biết thêm: Mấy tháng nay, các đơn vị của Sở GTVT liên tục làm việc với Tổng cục Thủy lợi, Hội Thủy lợi VN để bàn phương án triển khai dự án song vẫn chưa đi đến thống nhất.
“Dự án này đã rất khẩn cấp rồi. Triển khai sớm ngày nào, người dân bớt khổ ngày đấy. Cứ phải đi lại ở khu vực này hàng ngày mới thấu hiểu sự cấp bách của dự án”, ông Hoan nhấn mạnh.
Dừng hai cầu vượt
Một trong những thông tin đáng chú ý liên quan đến việc triển khai 8 dự án khẩn cấp nói trên là việc Hà Nội quyết định dừng triển khai hai dự án gồm cầu vượt nút giaoBạch Mai – Lê Thanh Nghị và Trần Hưng Đạo – dốc Lương Yên. “Thành ủy đã quyết định không đặt vấn đề triển khai dự án cầu vượt nút giao Bạch Mai – Lê Thanh Nghị bởi thực tế tại khu vực này sau khi xây dựng một số tuyến đường xung quanh, trong đó có đường Văn Tiến Dũng, ùn tắc giao thông đã đỡ rất nhiều”, ông Hoan cho biết.
Với nút giao Trần Hưng Đạo – Lương Yên, theo Sở GTVT, lúc xin cơ chế xây cầu vượt, Bến xe Lương Yên vẫn hoạt động và đây là một trong những điểm ách tắc nhất ở Thủ đô. Tuy nhiên, sau khi di dời bến xe này kết hợp với việc tổ chức giao thông thì cơ bản ách tắc ở đây đã được giải quyết. Vì vậy, thành phố đã quyết định không triển khai dự án này.
Ngoài việc quyết định không triển khai hai dự án cầu vượt nút giao nói trên, ông Hoan cũng cho biết, thành phố cũng quyết định chưa xem xét việc xây dựng cầu vượt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc. Trước đó, TP Hà Nội đã quyết định tách Dự án cầu vượt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc thành hai dự án là “cầu vượt nút giao” và “mở rộng đường Phạm Ngọc Thạch”. Tuy nhiên, sau khi xem xét tính toán lại, UBND TP Hà Nội quyết định chỉ cải tạo nút giao với đường Trung Tự, cầu vượt sẽ xem xét sau. Còn về Dự án hầm chui Lê Văn Lương – vành đai 3, đại diện Sở GTVT cho biết, dự kiến khởi công trong năm 2016 và hoàn thành năm 2018.
Theo Thanh Bình (Báo Giao thông)
Chính phủ hỗ trợ 260 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
Thủ tướng quyết định hỗ trợ kinh phí cho 12 địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 1 và mưa lũ sau bão số 2.
Theo đó, Chính phủ trích 260 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 để hỗ trợ 12 địa phương gồm: Nam Định (50 tỷ đồng); Thái Bình (40 tỷ đồng); Hà Nam, Điện Biên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Sơn La (mỗi tỉnh 10 tỷ đồng); Ninh Bình, Hải Phòng, Hòa Bình mỗi tỉnh 20 tỷ đồng; Hà Giang, Lào Cai mỗi tỉnh 30 tỷ đồng.
Các tỉnh sẽ dùng số tiền này để hỗ trợ dân sinh và khắc phục cấp bách cơ sở hạ tầng thiết yếu như công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, đê điều...
Chính phủ cũng tạm ứng 50 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 cho các tỉnh: Nam Định (20 tỷ đồng), Thái Bình (20 tỷ đồng), Hưng Yên (10 tỷ đồng) để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại.
Các địa phương phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này phù hợp.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Kujira, ngày 25/6 nhiều nơi ở tỉnh Sơn La bị ngập sâu. Ảnh: Tài Duy.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố sử dụng số vốn được ngân sách trung ương hỗ trợ và các nguồn khác để khắc phục hậu quả do thiên tai; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng số kinh phí trên bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và theo quy định hiện hành...
Các địa phương sử dụng nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản vùng bị thiệt hại. Việc hỗ trợ gia đình có người chết, mất tích, nhà bị sập, trôi... do thiên tai gây ra thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Ngày 19/10, phu nhân Chủ tịch nước Trần Đại Quang - bà Nguyễn Thị Hiền cùng Công đoàn Văn phòng Chủ tịch nước đã đến trao quà gồm thực phẩm, nước uống và gạo cho người dân vùng lũ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Tại Nghệ An, đoàn đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình cháu Hoàng Thị Phương Anh (8 tuổi, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên) và Phạm Ngọc Hoàng (13 tuổi, xã Nam Kim, huyện Nam Đàn) bị lũ cuốn tử vong.
Đây là số tiền do cán bộ, công chức Công đoàn Văn phòng Chủ tịch nước quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, với mong muốn góp phần giúp bà con vùng lũ vượt qua khó khăn do thiên tai gây ra, sớm ổn định cuộc sống.
Xuân Hoa - Văn Đông
Theo VNE
Đà Nẵng triển khai xử phạt vi phạm giao thông qua hệ thống camera Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản thống nhất việc triển khai xử phạt các hành vi vi phạm được phát hiện qua hệ thống camera giám sát giao thông. Theo đó, trước mắt xử phạt các lỗi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, đi sai làn đường, phần đường... được phát hiện...