8 điều phụ nữ nên làm ở độ tuổi 20 để luôn khỏe mạnh
Giữ gìn sức khỏe không bao giờ là quá sớm hay quá muộn. Có những bí quyết bạn nên thực hiện ngay từ khi còn trẻ thì mới mong mình luôn khỏe mạnh.
Dưới đây là 8 điều chị em nên làm bắt đầu từ độ tuổi 20 để luôn khỏe mạnh.
1. Bảo vệ da với kem chống năng mỗi ngày
Kem chống nắng không chỉ có tác dụng ngăn ngừa đen, xạm da mà nó còn có tác dụng phòng tránh nếp nhăn, giảm nguy cơ ung thư da về sau này. Vậy nên, ngay từ bây giờ, bạn nên thiết lập thói quen chăm sóc da, nhất là mỗi khi có dịp phải ra ngoài, ngay cả khi trời không nắng.
Bạn nên dùng kem chống nắng có độ SPF 15 là thấp nhất trong suốt cả năm nhé.
2. Ăn ít nhất sáu phần trái cây và rau quả mỗi ngày
Thiết lập ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ là yếu tố quan trọng nhất nếu bạn muốn giữ vòng eo thon và trái tim khỏe mạnh. Trái cây là nhóm thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, nếu tiêu thụ chúng hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch và tăng sự trẻ trung cho bạn. Vì vậy, ngay từ khi ở độ tuổi 20, bạn cần tiêu thụ ít nhất 6 khẩu phần trái cây mỗi ngày.
Ảnh minh họa
3. Bắt đầu một thói quen tập thể dục
Những chị em ở độ tuổi 30, 40 có thể cảm thấy ngại bắt đầu một thói quen thể dục hàng ngày cho dù họ hiểu rõ thể dục có lợi như thế nào cho sức khỏe. Điều này càng chứng tỏ, thiết lập một thói quen thể dục ngay từ khi 20 tuổi là điều hết sức cần thiết và những năm sau đó, việc quan trọng nhất của bạn là duy trì thói quen đó.
Tập thể dục đều đặn đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc tăng lưu thông trong cơ thể giúp bạn dẻo dai, tăng cường năng lượng đến thải độc cho cơ thể, duy trì sự trẻ trung, đẩy lùi lão hóa và phòng ngừa ung thư…
4. Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kì mỗi năm/lần
Bắt đầu ở độ tuổi 20, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát định kì hàng năm, chủ yếu là xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, cholesterol và huyết áp cao…. Đi khám định kì là cách tốt nhất để phát hiện sớm các nguy cơ sức khỏe mà bạn có thể gặp phải, nhờ đó bạn có thể điều trị bệnh kịp thời.
Video đang HOT
5. Khám phụ khoa, tiết niệu
Chị em nên biết bệnh ung thư cổ tử cung giết chết gần 300.000 phụ nữ mỗi năm. Nhưng bệnh này cũng có thể phòng ngừa được. Vì vậy, bắt đầu từ độ tuổi 20, bạn nên tiến hành xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) mỗi năm. Xét nghiệm pap sẽ cho bạn những cảnh báo sớm về nguy cơ ung thư cổ tử cung mà bạn có thể gặp phải.
Nhiều chị em thường bỏ qua những khác biệt trong chuyện tiểu tiện của mình. Những thay đổi trong dòng nước tiểu, màu sắc (thậm chí có máu trong nước tiểu) có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiểu, ung thư bàng quang hoặc ung thư thận… Vì vậy, chị em cũng nên đi khám tiết niệu khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Ảnh minh họa
6. Thực hiện điện tâm đồ
Điện tâm đồ là việc những người trên 40 tuổi nên thực hiện đều đặn để theo dõi sức khỏe tim mạch của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn còn trẻ, dù mới ở độ tuổi 20, bạn cũng không nên bỏ qua hình thức kiểm tra sức khỏe này.
Kiểm tra điện tâm đồ khi còn trẻ sẽ có lợi cho việc kiểm soát trái tim của bạn vì rất nhiều người trẻ tuổi bị bệnh tim mà không có triệu chứng cụ thể nào, chỉ được phát hiện sau khi làm điện tâm đồ.
7. Tiêm chủng
Nhiều người nghĩ rằng, việc tiêm chủng chỉ dành cho trẻ em. Thực tế, từ 20 tuổi trở đi, nhiều chị em đã chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình, mang thai và có con… Vì vậy, việc tiêm phòng một số bệnh ở thời điểm này là hết sức cần thiết như uốn ván, sởi… Nó sẽ giúp chị em yên tâm về sức khỏe của mình khi mang thai.
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bạn cũng nên tham khảo việc chủng ngừa HPV để có hiệu quả cao nhất.
8. Giảm căng thẳng
Ngoài 20 tuổi, bạn đang trên đà xây dựng, phát triển sự nghiệp và mở rộng các mối quan hệ. Do đó, khả năng bạn gặp căng thẳng cũng tăng lên. Điều này đặc biệt không tốt cho sức khỏe hiện tại cũng như sau này của bạn, thậm chí nó còn khiến bạn nhanh già, mắc nhiều bệnh vì nó làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bạn nên tìm hiểu một số kỹ thuật để giúp giảm bớt căng thẳng để kéo dài tuổi thanh xuân, tăng sự lạc quan và tâm trạng tích cực của bạn. Thiền, yoga, đi bộ hay đạp xe đạp… đều có thể giúp bạn giảm căng thẳng.
Theo Trí Thức Trẻ
8 quy tắc "chuẩn" giúp chị em giữ "vùng kín" khỏe mạnh
Giữ cho âm đạo khỏe mạnh, khô ráo, sạch sẽ là việc vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của bất kì chị em nào.
Tất cả phụ nữ đều nên quan tâm đến sức khỏe âm đạo của mình. Một âm đạo khỏe mạnh là có tính axit tự nhiên và chứa một lượng vi khuẩn có lợi phong phú giúp chống lại nhiễm trùng và duy trì một mức độ pH bình thường. Một âm đạo khỏe mạnh cũng sẽ tiết ra một lượng nhỏ chất dịch để giữ cho bản thân nó sạch sẽ. Nếu có bất kỳ sự can thiệp nào, dù với các điều kiện bình thường, là bạn có thể phải đối mặt với sự kích thích âm đạo hoặc nhiễm trùng. Dưới đây là cách để giữ cho âm đạo của bạn khỏe mạnh:
1. Bảo vệ độ PH cân bằng trong âm đạo nhưng không nên thụt rửa
Thụt rửa có thể gây trở ngại cho độ pH của âm đạo, làm giảm độ chua của nó và "khơi mào" cho các nhiễm khuẩn. Nếu âm đạo của bạn có mùi nặng hoặc khó chịu thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ; giải pháp thụt rửa sẽ chỉ che đậy mùi mà không sửa chữa được các vấn đề một cách triệt để. Bạn cũng tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh bên ngoài âm hộ hoặc bên trong âm đạo bởi vì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng pH khỏe mạnh.
2. Ăn thức ăn lành mạnh
Bạn có thể không nhận ra điều này, nhưng một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và uống nhiều nước là chìa khóa để bảo vệ âm đạo và sức khỏe sinh sản. Trong thực tế, có những loại thực phẩm nhất định có hiệu quả trong điều trị các vấn đề sức khỏe âm đạo. Nước ép nam việt quất và sữa chua có khả năng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ trong điều trị nhiễm trùng nấm men.
Và nếu bạn đang phải đối mặt với chứng khô âm đạo, hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn cần ăn nhiều sản phẩm đậu nành. Bởi chúng có chứa một dạng estrogen, có thể giúp bôi trơn tự nhiên.
3. Thực hành tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp bảo vệ chống lại những bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, herpes sinh dục, bệnh giang mai, bệnh lậu, mụn cóc sinh dục, và chlamydia. Một số các bệnh này, như HIV và herpes sinh dục, không có thuốc chữa. Những bệnh khác, giống như u nhú ở người gây ra mụn cóc sinh dục, lại có khả năng gây ung thư hoặc dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác.
Bạn cũng nên thay đổi bao cao su khi chuyển từ quan hệ tình dục đường miệng hoặc hậu môn để quan hệ tình dục theo cách truyền thống, để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào âm đạo.
4. Khám phụ khoa thường xuyên
Khám phụ khoa thường xuyên là rất quan trọng để duy trì sức khỏe âm đạo của bạn. Mỗi phụ nữ nên khám phụ khoa lần đầu tiên khi 21 tuổi hoặc trong vòng ba năm kể từ khi sinh hoạt tình dục lần đầu tiên. Bác sĩ phụ khoa và nhiều bác sĩ gia đình được đào tạo để chẩn đoán bệnh và các rối loạn có thể gây tổn hại cho âm đạo hoặc hệ thống sinh sản của bạn.
Khi khám phụ khoa, bạn nên đồng thời thực hiện xét nghiệm Pap, để kịp thời phát hiện những thay đổi trong các tế bào âm đạo giúp chẩn đoán nguy cơ bệnh ung thư.
5. Điều trị nhiễm trùng triệt để ngay từ khi khởi phát
Có 3 loại nhiễm trùng âm đạo khá phổ biến là: nhiễm nấm men, nhiễm khuẩn âm đạo, và nhiễm Trichomonas. Nhiễm nấm men gây ra bởi một số loại nấm, trong khi nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo và Trichomonas lại lây lan qua đường tình dục.
Điều trị các bệnh nhiễm trùng là rất quan trọng bởi vì nó giúp bạn không phải đối mặt với những khó chịu, đau đớn do vấn đề của hệ thống sinh sản, đặc biệt giúp bạn ngăn ngừa được những biến chứng nghiêm trọng. Cả ba loại nhiễm trùng đều có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc thoa.
6. Bôi trơn khi sinh hoạt tình dục nếu cần thiết
Bôi trơn là một phần quan trọng trong giao hợp. Nếu không có nó, làn da của môi âm hộ và âm đạo có thể bị kích thích và xây sát, đôi khi đến mức bị rách. Thông thường bôi trơn âm đạo xảy ra tự nhiên trong quá trình kích thích nữ, song một số phụ nữ không sản xuất đủ chất bôi trơn tự nhiên và nên sử dụng một chất bôi trơn nhân tạo để giảm ma sát và kích thích, đồng thời gia tăng được khoái cảm.
Tránh dầu bôi trơn (như vaseline) và các sản phẩm gốc dầu khác cho mục đích này bởi vì chúng có thể gây mủ trong bao cao su và có thể gây ra nhiễm trùng.
7. Chọn quần áo cẩn thận
Âm đạo của bạn sẽ luôn khô ráo và sạch sẽ - và những gì bạn mặc có thể ảnh hưởng đến nó. Một số loại vải gần vùng kín có thể làm tăng nhiệt độ và độ ẩm, có khả năng dẫn đến vi khuẩn phát triển quá mức và nhiễm trùng. Mặc đồ lót cotton mềm mại và hút ẩm tốt luôn là lời khuyên khắc cốt đối với chị em. Cố gắng không nên mặc quần áo bó sát, và thay bộ đồ bơi ướt đẫm mồ hôi cũng như quần áo tập luyện càng nhanh càng tốt ngay khi bạn hoàn thành.
8. Vệ sinh đúng cách
Bảo vệ sức khỏe âm đạo là một chặng đường dài. Vì vậy hình thành những thói quen lành mạnh luôn là chìa khóa để đảm bảo bạn đi đúng hướng, trong đó có vệ sinh đúng cách. Sau khi đi tiêu, nên lau chùi từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn âm đạo và giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.
Thay đổi băng vệ sinh và tampon thường xuyên trong suốt thời gian kinh nguyệt của bạn, nếu không chúng sẽ vô tình biến thành "ổ" vi khuẩn tích tụ có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Theo Trí Thức Trẻ
Thay đổi ở da, chị em nghĩ ngay đến... ung thư Bạn nên đi khám ngay lập tức để tầm soát ung thư nếu thấy một trong các triệu chứng "báo động đỏ" dưới đây. 1. Chảy máu bất thường Ho ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Vệt máu sẫm trong phân có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư cổ tử cung...