8 điều không ai nói với bạn về căn bệnh khiến bạn đau đớn và dễ dẫn đến vô sinh vì phải cắt bỏ cơ quan sinh sản
Chính bởi tính chất phức tạp và dễ nhầm lẫn khi chẩn đoán mà không phải ai, thậm chí cả bác sĩ, cũng hiểu đúng về bệnh lạc nội mạc tử cung.
Bệnh lạc nội mạc tử cung là một tình trạng dễ bị hiểu lầm và chẩn đoán sai khiến hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới phải chịu đựng những đau đớn và hậu quả vô cùng to lớn khác, thậm chí cả phẫu thuật cắt bỏ bộ phận trong cơ quan sinh sản.
Ảnh: Winzy Lee/Shutterstock
Cũng chính bởi tính chất phức tạp và dễ nhầm lẫn này mà không phải ai, thậm chí cả bác sĩ, cũng hiểu đúng về bệnh. Đặc biệt với những người đang phải đối mặt với bệnh này, hiểu đúng về nó sẽ giúp đối phó và đẩy lùi bệnh tốt hơn nhiều.
Dưới đây là 10 điều không phải ai cũng biết mà nói với bạn về lạc nội mạc tử cung, thế nhưng nó lại rất quan trọng đấy. Vậy nên, đừng bỏ qua nhé.
1. Lạc nội mạc tử cung phổ biến hơn mọi người nghĩ
Ảnh: F8 studio/Shutterstock
Trong lạc nội mạc tử cung, mô tương tự như niêm mạc tử cung bắt đầu mọc ở những nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như buồng trứng, ống dẫn trứng và thậm chí cả ruột… Nó có thể gây đau và ảnh hưởng đến việc thụ thai, dễ dẫn đến vô sinh.
Tiến sĩ Piraye Yurttas Beim, giám đốc điều hành và người sáng lập Celmatix và một thành viên hội đồng quản trị của tổ chức Endometriosis Foundation của Mỹ giải thích: tình trạng này rất phổ biến, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người bị bệnh lạc nội mạc tử cung ở một mức độ nào đó.
2. Không phải bác sĩ nào sản khoa nào cũng hiểu rõ về bệnh này
Ảnh: Branislav Nenin/Shutterstock
Một bác sĩ sản phụ khoa được coi là một bác sĩ chăm sóc chính chứ không phải là một bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ Andrew Cook, người sáng lập và giám đốc y khoa tại Vital Health Endometriosis Center giải thích: Các bác sĩ sản phụ khoa không phải lúc nào cũng có chuyên môn trong điều trị lạc nội mạc tử cung hoặc đau vùng chậu.
Video đang HOT
Bác sĩ Harry Reich, cố vấn y khoa cấp cao của tổ chức Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis Foundation) của Mỹ cũng đồng tình với điều này. “Nếu bạn cảm thấy thoải mái với sự chăm sóc của bác sĩ sản phụ khoa của mình thì điều đó thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy rằng những lo ngại của bạn không được giải quyết, bạn có thể hẹn gặp bác sĩ khác – tốt hơn là một bác sĩ phẫu thuật – chuyên điều trị lạc nội mạc tử cung”, ông đưa ra lời khuyên.
3. Lạc nội mạc tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Ảnh: Polya_olya/Shutterstock
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, dù tình trạng này thường thấy ở thanh thiếu niên nhưng ngay cả các bé gái từ 8 tuổi cũng có thể bị lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ sản phụ khoa Ken Sinervo, thuộc Trung tâm Endometriosis giải thích: “Khoảng 70% trẻ em gái và trẻ vị thành niên bị đau vùng chậu sau đó sẽ được chẩn đoán bị lạc nội mạc tử cung, đó là lý do tại sao rất nhiều bệnh nhân chỉ ra rằng các triệu chứng của họ bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Đó là vì bệnh đã bị bác bỏ và không được chẩn đoán chính xác trong nhiều năm”.
Theo tổ chức Lạc nội mạc tử cung ở Mỹ, đây là bệnh có tính chất di truyền. Những phụ nữ có tiền sử bệnh này trong gia đình sẽ có khả năng phát triển bệnh cao hơn những người khác tới 7 lần.
4. Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể lây lan
Ảnh: Javi_indy/Shutterstock
Có rất nhiều báo cáo về những gì được gọi là nội mạc tử cung ngoại biên – bao gồm cả những trường hợp hiếm gặp liên quan đến não bộ, tiến sĩ Sinervo nói. “Trong Trung tâm riêng của chúng tôi, chúng tôi thường xuyên điều trị nội soi các trường hợp lạc nội mạc ở phổi và tử cung. Các bác sĩ bắt buộc phải quen thuộc với các dạng khác nhau của bệnh, bao gồm cả các trường hợp không hay gặp”, ông nói thêm.
5. Các bác sĩ thường nghĩ rằng mang thai có thể làm giảm các triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung
Ảnh: Interstid/Shutterstock
Theo Tiến sĩ Sinervo, đây là một sai lầm. Sự thật là, nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể tiếp tục bị đau và trong một số trường hợp, bệnh tiến triển ngay cả trong thời kì mang thai. “Hơn nữa, nghiên cứu hiện tại đã chứng minh mối liên hệ giữa lạc nội mạc tử cung và nguy cơ cao hơn của các kết cục và biến chứng bất lợi. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản”, ông chia sẻ.
6. Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung là việc khó khăn
Ảnh: David Tadevosian/Shutterstock
“Hầu hết mọi người cho rằng dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung có thể được phát hiện trong khi khám vùng xương chậu hoặc trong siêu âm, nhưng điều này hầu như không bao giờ xảy ra”, tiến sĩ Sinervo giải thích. Một sai lầm khác nữa là, nhiều bác sĩ đã bác bỏ khả năng lạc nội mạc tử cung khi một người phụ nữ không đáp ứng với các loại thuốc được quy định cho bệnh này, chính vì thế việc điều trị có thể bị gián đoạn.
Tiến sĩ Sinervo cho biết, sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, một bác sĩ phẫu thuật sẽ xem được và thậm chí làm sinh thiết cả mô để xác định xem bệnh nhân có bị lạc nội mạc tử cung hay không.
7. Có nhiều cách để điều trị lạc nội mạc tử cung
Ảnh: Alex Tihonovs/Shutterstock
Một số bác sĩ vẫn tin rằng cách duy nhất để điều trị lạc nội mạc tử cung là thông qua cắt bỏ tử cung – loại bỏ hoàn toàn tử cung và các cơ quan sinh dục nữ khác như cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Sinervo chỉ ra rằng lạc nội mạc tử cung không phải lúc nào cũng giới hạn ở những cơ quan này. “Sự đau đớn và các triệu chứng phát sinh từ bệnh thường không chỉ giới hạn trong kinh nguyệt. Trong trường hợp đó, loại bỏ tử cung và kinh nguyệt không phải là phương pháp điều trị hiệu quả. Trên thực tế, đã có nhiều báo cáo về chứng lạc nội mạc tử cung kéo dài sau khi cắt bỏ tử cung – thậm chí còn tồi tệ hơn”, ông giải thích.
Việc loại bỏ các cơ quan sinh sản của một người phụ nữ để chữa khỏi chứng lạc nội mạc tử cung không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một vài phương pháp khác chị em có thể lựa chọn là dùng thuốc và liệu pháp nội tiết tố.
8. Lạc nội mạc tử cung không phải lúc nào cũng dẫn đến vô sinh
Ảnh: Azovtsev Maksym/Shutterstock
Nhiều bệnh nhân sợ rằng họ sẽ không bao giờ có thể có con khi bị lạc nội mạc tử cung nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Theo tiến sĩ Cook, nếu phẫu thuật được thực hiện đúng cách, nó sẽ giúp tăng cơ hội mang thai trong nhiều năm sau phẫu thuật. Khi loại bỏ lạc nội mạc tử cung, một phụ nữ sẽ có nhiều khả năng mang thai hơn khi cố gắng (trong trường hợp không có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cô ấy).
Nguồn: RD
Theo Helino
Cắt buồng trứng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Cắt buồng trứng là thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng, thường được thực hiện trong khi cắt tử cung.
Cắt buồng trứng gây mãn kinh ngay lập tức và giảm nhanh estrogen trong cơ thể.
Phụ nữ có thể lựa chọn thủ thuật này do hệ quả của các vấn đề với cơ quan sinh sản như ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, khối u hoặc u nang, áp xe buồng trứng v.v... Những người có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú cũng có thể giảm nguy cơ nhờ thủ thuật này.
Christine Bruha, chuyên gia tư vấn di truyền Trung tâm Ung thư Moffitt ở Florida cho biết: "Hầu hết các bệnh nhân được phát hiện có đột biến BRCA đều muốn gặp bác sĩ sản phụ khoa hoặc bác sĩ ung bướu sản phụ khoa để thảo luận về việc cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng để giảm nguy cơ.
Phòng ngừa ung thư thường bao gồm cắt bỏ cả hai buồng trứng. Nhưng đối với các vấn đề như u nang, các chuyên gia khuyên bạn nên giữ lại bên buồng trứng bình thường.
BS. Matthew T. Siedhoff, một bác sĩ phẫu thuật sản phụ khoa tại Cedars-Sinai, Los Angeles cho biết: "Một buồng trứng là đủ để tránh những thay đổi về khả năng sinh sản và chức năng nội tiết".
Có hai cách để thực hiện phẫu thuật cắt buồng trứng - phẫu thuật mở, bao gồm vết rạch dài ở vùng bụng dưới, hoặc phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, ít đau hơn và dễ phục hồi hơn. Các lý do y học sẽ quyết định việc bác sĩ chọn thực hiện thủ thuật nào.
Phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ gây mãn kinh ngay lập tức. Kết quả là người phụ nữ có thể đột ngột trải qua các triệu chứng điển hình (bốc hỏa, vấn đề về trí nhớ, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo) thay vì sự chuyển tiếp tự nhiên và dần dần. Trong trường hợp khó chịu nhiều, liệu pháp thay thế hoóc-môn có thể giúp giảm nhẹ quá trình này. Cắt buồng trứng sẽ gây vô sinh, nên các bác sĩ sẽ khuyên những người muốn có con sinh học xem xét việc lưu trữ trứng.
Tuy thủ thuật này khá an toàn, các nghiên cứu đã cho thấy những nguy cơ tăng nhẹ liên quan đến bệnh nhân. Nghiên cứu thấy rằng nguy cơ loãng xương, sa sút trí tuệ và tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn có liên quan đến thủ thuật. Ngoài ra, nguy cơ bệnh tim tăng gấp đôi ở những phụ nữ cắt buồng trứng kho còn trẻ.
Estrogen sụt giảm nhanh trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm lý của bệnh nhân. Có thể dự kiến những thay đổi trong tình dục, trong khi một số phụ nữ có thể gặp phải những thay đổi về tâm trạng.
Thời gian phục hồi sẽ mất khoảng từ 2 - 6 tuần. Thời gian để phục hồi sau mổ có thể lâu hơn nếu cắt buồng trứng đi kèm với cắt tử cung. Cuối cùng, cắt buồng trứng là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cao, trong đó lợi ích được xem là vượt xa nguy cơ.
Những người mang đột biến di truyền có thể giảm 50% nguy cơ phát triển ung thư vú và 90% nguy cơ ung thư buồng trứng. Nếu bạn tin rằng mình có nguy cơ mang đột biến BRCA, hãy cân nhắc việc xét nghiệm di truyền bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Thấy con có khối u nhỏ ở háng nhưng mẹ không bận tâm, đưa con đi khám nghe bác sĩ nói mẹ mới hốt hoảng Việc phẫu thuật kịp thời đã giúp cậu bé thoát khỏi tình trạng đau đớn gây ra do căn bệnh thoát vị khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cậu bé phải phẫu thuật thoát vị bẹn sau khi xuất hiện khối u ở háng Một người mẹ giấu tên đã chia sẻ câu chuyện về con trai cô, mới...