8 điều Bộ Y tế khuyến cáo người dân đang chịu ảnh hưởng của mưa bão cần chú ý để đảm bảo sức khỏe
Vào thời điểm miền Trung hay các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn thì sức khỏe của người dân cũng cần phải được chú ý, tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trong mùa mưa bão trở nên lớn hơn khi các tỉnh miền núi phía Bắc hay duyên hải miền Trung liên tiếp phải gánh chịu các cơn bão lớn, bên cạnh việc gây ra nhiều thiệt hại về người và của trong những ngày qua. Đặc biệt là tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, có nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất và chia cắt giao thông.
Bộ Y tế cho biết, sau mưa bão thì lũ lụt, vi sinh vật hay nấm mốc có điều kiện phát triển nhanh chóng khi bụi, rác hay chất thải tràn ồ ạt vào nguồn nước sinh hoạt, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ gia đình sinh sống trong vùng mưa bão.
Nói cách khác, những dịch bệnh liên quan tới ô nhiễm, vi khuẩn, nước bẩn cũng có thể bùng phát thành dịch nếu như không có các biện pháp đảm bảo sức khỏe cẩn thận. Những bệnh phổ biến trong mùa mưa bão có thể kể tới như:
- Bệnh về nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc
- Bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ
- Bệnh liên quan tới hệ miễn dịch bị vi sinh vật tấn công như cảm cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét
- Bệnh ngoài da như nấm tay, nấm chân, nước ăn tay, nước ăn chân
- Đau mắt đỏ
- Nấm da, nấm chân tay
- Tả lỵ, thương hàn, tiêu chảy
- Cảm cúm
Mới đây, Bộ Y tế đã ra 8 khuyến cáo tới người dân trong vùng mưa bão cần thực hiện đúng và đủ để ngăn chặn hình thành dịch bệnh.
Cụ thể như sau:
1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
Video đang HOT
2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Khuyến cáo về An toàn thực phẩm cho người dân khu vực bão lũ
TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý thêm: “Người dân cũng cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Đồng thời, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất”.
Vấn đề có nước sạch để sử dụng sau mưa bão cần được chú trọng và xử lý ngay. Kể cả hiện nay, đã có nhiều loại nước đóng chai và đóng bình đã được vận chuyển tới các vùng lũ nhưng số lượng này vẫn chưa thực sự đáng kể.
Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế cũng khuyến cáo thêm, đối với nguồn nước sử dụng cho việc ăn uống, nếu như giếng bị ngập thì cách đơn giản nhất mà người dân có thể khắc phục đó là sử dụng phèn chua để khử khuẩn hoặc sử dụng miếng lọc bằng vải sạch. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được ăn các loại rau sống trong khu vực ngập lụt.
Các vấn đề nhiễm trùng mắt thường gặp trong mùa mưa cần biết
Mùa mưa tới, các loại nấm mốc, vi sinh vật có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Khi trời mưa, chúng có thể hòa lẫn cùng với nước mưa bám vào cơ thể và gây bệnh. Phổ biến là các vấn đề nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc hay dị ứng.
Bạn có bị sưng mắt, ngứa mắt khi đi mưa?
Dưới đây là một số dạng nhiễm trùng mắt thường gặp trong mùa mưa mà bạn cần lưu ý:
1. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là dạng nhiễm trùng mắt phổ biến
Kết mạc của mắt bao gồm:
- Kết mạc nhãn cầu (lớp màng mỏng trong suốt bám trên lòng trắng của mắt)
- Kết mạc mi (là lớp niêm mạc lót ở bên trong giữa mi trên và mi dưới).
Viêm kết mạc là tình trạng các lớp kết mạc này bị viêm gây ra. Với mỗi nguyên nhân gây đau mắt đỏ khác nhau thì các biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đau mắt đỏ do virus
Có tới 80% các ca bị viêm kết mạc do chủng virus Adenovirus. Khi bị bệnh sẽ có các biểu hiện như phần kết mạc bị đỏ; bạn cảm thấy mắt nị ngứa, có cộm mắt và phù mi. Đôi khi giả mạc có thể xuất hiện kết hợp với các dấu hiệu như ho, sổ mũi, sốt, viêm họng; thậm chí là nổi hạch. Ngoài ra rất nhạy cảm với ánh sáng.
Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp trong mùa mưa (Ảnh: Internet)
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Khi dịch tiết chứa các vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumoniae,... Đau mắt đỏ do vi khuẩn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các tổn thương nguy hiểm. Biểu hiện viêm kết mạc do vi khuẩn thường là có nhiều gỉ mắt màu xanh hoặc màu vàng kèm ngứa.
- Đau mắt đỏ do dị ứng
Viêm kết mạc dạng dị ứng có thể xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm. Muốn khỏi bệnh thì phải tìm được tác nhân gây dị ứng là gì.
Cách tốt nhất để không bị viêm kết mạc chính là giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Vệ sinh mắt ít nhất từ 3 - 4 lần bằng nước muối sinh lý và nước sạch khi đi ngoài trời mưa về để rửa trôi các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, khi đi mưa, hạn chế sử dụng kính áp tròng vì có thể làm vấn đề trầm trọng hơn.
Nếu chẳng may bị đau mắt đỏ thì bạn cần làm gì? Có những lưu ý nào cần nhớ khi điều trị không? ĐỌC NGAY !
2. Lẹo mắt
Lẹo mắt cũng là một dạng nhiễm trùng mắt hay xảy ra vào mùa mưa do dùng tay bẩn dụi lên mắt quá nhiều. Thói quen này có thể thấy nhiều nhất khi bạn đi ngoài mưa, chạy xe đưa tay lên dụi - lúc này nước mưa có vi khuẩn, bụi bẩn dễ xâm nhập vào mắt gây sưng đỏ kéo dài.
Nếu không được chú ý có thể bị vỡ ra dẫn tới nhiễm trùng.
Lẹo mắt gây sưng đau và có thể bị vỡ dẫn tới nhiễm trùng (Ảnh: Internet)
Khi bị lên lẹo mắt, thì bạn có thể chườm nóng. Ngoài ra, điều quan trọng nhất chính là phải giữ bàn tay sạch sẽ, hạn chế đưa tay dụi mắt, nhất là khi đi ngoài đường.
3. Mắt bị khô (khô mắt)
Khô mắt có thể dẫn tới kích ứng và giảm chất nhờn. Khi gió mùa về, mắt có thể trở nên nhạy cảm hơn. Một vài trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra hiện tượng mờ mắt. Lúc này, tốt nhất là nên tới thăm khám bác sĩ thay vì lựa chọn các loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn có bán ngoài hiệu thuốc.
4. Dị ứng
Những cơn mưa mùa thu có thể mang theo rất nhiều bụi, phấn hoa hay các vi sinh vật gây bệnh. Chưa kể đến tình trạng dị ứng nếu như không chữa trị kịp có thể lây lan nhanh hơn. Do vậy, ngoài việc có các biện pháp che chắn khi đi ngoài mưa thì cũng cần cẩn thận hơn khi sử dụng mỹ phẩm.
Hạn chế đưa tay lên dụi mắt để tránh làm tổn thương mắt và lây nhiễm vi khuẩn từ tay (Ảnh: Internet)
Ưu tiên những loại kem, đồ trang điểm chống trôi, chống nước và có chất lượng tốt là cần thiết. Nhất là mỹ phẩm dùng cho mắt không nên cản trở hoạt động bình thường của mắt.
Một số ghi nhớ để chống nhiễm trùng cho mắt:
- Vệ sinh mắt sạch sẽ, rửa tay đúng cách. Đặc biệt không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng hay dao cạo râu. Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị viêm giác mạc.
- Đeo kính áp tròng đi mưa có thể gây đỏ mắt và ngứa nhiều hơn. Mắt là một bộ phận rất nhạy cảm, nên điều quan trọng là bạn phải bảo vệ chúng khỏi nước mưa và khỏi bụi.
- Dùng thuốc nhỏ mắt: thuốc nhỏ mắt giúp bạn làm dịu và bảo vệ mắt khỏi sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Bước vào đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng,...