8 đe dọa toàn cầu lớn nhất trong năm 2018
Tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng quan hệ quốc tế ( CFR) mới công bố danh sách những đe dọa toàn cầu lớn nhất trong năm 2018.
1. Xung đột quân sự với sự tham gia của Mỹ, Triều Tiên và các quốc gia láng giềng
Với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không có dấu hiệu dừng chương trình tên lửa và hạt nhân, thậm chí còn tăng cường các vụ thử nghiệm tên lửa, tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể chưa bao giờ căng thăng như thời điểm hiện nay từ những năm 1950.
2. Đối đầu vũ trang giữa Iran và Mỹ hay đồng minh của Washington
Sự tham gia của Iran vào các cuộc xung đột trong khu vực và hỗ trợ các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan như Houthis ở Yemen và Hezbollah ở Li Băng là nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới đối đầu vũ trang. Cùng với việc Tehran gần đây tuyên bố ủng hộ “các nhóm chống đối” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, xung đột giữa Mỹ với Iran dễ xảy ra hơn bao giờ hết.
3. Các cuộc tấn công mạng nhằm vào mạng lưới và cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ
Video đang HOT
CFR tin rằng các cuộc tấn công mạng chống lại Mỹ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Các cuộc tấn công mạng năm nay đến từ Iran, Triều Tiên và Nga nhằm vào các mục tiêu như cơ quan chính phủ, ngân hàng, quân sự trên khắp thế giới. Đặc biệt, Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công mạng quy mô lớn trong năm 2017.
4. Đối đầu quân sự giữa Nga và các thành viên NATO
Đối đầu giữa Nga và các quốc gia thành viên NATO không bao giờ hết khả năng xảy ra. Chỉ riêng trong năm nay, NATO cáo buộc Nga đã lặng lẽ mở rộng biên giới trái phép của Cộng hòa Nam Ossetia và tiếp tục xúi giục chiến tranh ở vùng Donbas của Ukraine. Một số chuyên gia nhận định việc Moscow mở rộng tầm ảnh hưởng ở Đông Âu chỉ là vấn đề thời gian, đặc biệt sau khi Syria không còn là mối quan tâm lớn nhất của quân đội Nga.
5. Đối đầu vũ trang xung quanh vùng tranh chấp ở Biển Đông
Biển Đông tiếp tục là khu vực được dự đoán rất căng thẳng trong năm 2018. CFR tin rằng xung đột giữa Trung Quốc và một hay nhiều quốc gia Đông Nam Á như Brunei, Malaysia, Philippines… là khả năng không thể loại trừ. Gần đây, Bắc Kinh ngày càng căng thẳng với đảo Đài Loan bằng cả hành động và lời nói.
6. Tấn công khủng bố sát thương hàng loạt nhằm vào Mỹ và đồng minh
Loại tấn công khủng bố như thế này xảy ra rất nhiều trong năm tới, đặc biệt tại châu Âu. Mỹ cũng chứng kiến nhiều vụ khủng bố như vậy. CFR cho rằng những kẻ khủng bố có thể là nước ngoài hay trong nước. Các vụ tấn công kiểu sói đơn độc cũng gây ra nhiều quan ngại.
7. Bạo lực gia tăng ở Syria khi lực lượng chính phủ cố gắng giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ
Mặc dù cuộc nội chiến Syria dương như đã tới hồi kết với việc phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) thất bại trên tất cả các mặt trận, nhưng cuộc chiến chống IS chỉ là một phần của cuộc nội chiến khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. CFR nhận định rằng tình hình vẫn rất căng thẳng giữa các bên nước ngoài tham gia vào cuộc xung đột, bao gồm Mỹ, Nga và Iran.
8. Bạo lực và bất ổn gia tăng ở Afghanistan
CFR đặc biệt lo lắng về sự lớn mạnh trở lại của phiến quân Taliban và nguy cơ sụp đổ của chính phủ Afghanistan. Phiến quân IS gần đây cũng xuất hiện tại quốc gia này. Chính quyền của ông Trump dường như quan ngại về tình hình ở Afghanistan và tái triển khai hàng trăm binh sĩ Mỹ tới đây.
Theo Danviet
IS bất ngờ tuyên chiến với Taliban vì phản bội Hồi giáo
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria và Iraq (IS) vừa bất ngờ cảnh báo sẽ quét sạch các chiến binh Taliban sau khi cáo buộc nhóm này phản bội lại Hồi giáo.
Các chiến binh IS vừa tuyên chiến với phiến quân Taliban
Nhóm khủng bố buộc tội đối thủ là những kẻ "đạo đức giả và tay sai của những kẻ ngoại đạo".
IS hiện tuyên bố chiến tranh ở Afghanistan và cảnh báo sẽ tiêu diệt các phiến quân Taliban, kể cả những kẻ ủng hộ tổ chức này.
Một chỉ huy của IS thậm chí còn tuyên bố những tài sản thuộc về bất cứ ai có liên hệ hoặc ủng hộ phiến quân Taliban nên bị tịch thu.
Theo Daily Star, IS hiện chỉ chiếm được một khu vực nhỏ ở Đông Afghanistan và đang muốn mở rộng lãnh thổ chiếm đóng. Tuy nhiên, IS lại đang gặp nhiều khó khăn và bất lợi khi đang ngày càng cạn tiền và số lượng các chiến binh giảm đáng kể.
Trong khi đó, phiến quân Taliban đã cắm rễ ở Afghanistan từ lâu và hoạt động trên một địa bàn rộng lớn.
Về phần mình, phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid tuyên bố, tổ chức này sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại IS và sẵn sàng "hợp tác với quốc gia Afghanistan". Zabihullah cho biết, Taliban cũng đã phát động chiến dịch chống lại sự chiếm đóng của IS ở Afghanistan đồng thời ngăn chặn nhóm này có chỗ đứng ở Afghanistan.
Theo Danviet
"Lời tiên tri" năm 2018 vừa đáng sợ vừa tích cực của báo Mỹ Tờ báo cho rằng tình hình thế giới năm 2018 sẽ có nhiều biến động ở một số nơi, nhưng nhiều vấn đề cũng sẽ được giải quyết. Tổng thống Mỹ Donald Trump Khi năm 2017 sắp hết, các nhà báo của tờ Business Insider (BI) đã viết một bài nhận định về tình hình thế giới năm 2018. Nhóm biên tập viên...