8 dấu hiệu ở chân cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh nguy hiểm
Những biểu hiện bất thường ở chân có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe mà bạn không nên xem nhẹ.
Bệnh thận: Khi thận không hoạt động bình thường, chất lỏng dư thừa sẽ khó đào thải ra ngoài cơ thể gây ra hiện tượng phù nề. Nếu khu vực xung quanh mắt cá chân của bạn bị sưng hoặc bạn cảm thấy đau giống như bị điện giật thì có thể bạn đã mắc bệnh thận.
Suy tĩnh mạch: Khi bị suy tĩnh mạch, máu khó di chuyển từ tay chân đến tim. Điều này xảy ra khi van tĩnh mạch yếu hoặc bị hỏng dẫn đến hệ quả là chân bị sưng. Bộ phận sưng to nhất là mắt cá chân, tiếp đến sẽ là cảm giác nặng nề khó di chuyển ở bàn chân.
Suy tim: Trong trường hợp này, một hoặc hai ngăn tim mất khả năng đẩy máu khiến máu bị dồn ở các chi dưới gây ra hiện tượng chân bị sưng và đau.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Sưng một hoặc cả hai chân có thể báo hiệu huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh này rất nguy hiểm nên bạn hãy đi khám ngay.
Video đang HOT
Bệnh gan: Bạn có thể phát hiện sớm các triệu chứng của các vấn đề về gan qua tình trạng của đôi chân. Nếu gan hoạt động bất thường, các chi sẽ bắt đầu sưng và và mạch máu tụ như mạng nhện xuất hiện dưới da.
Các vấn đề về tuyến giáp: Một số dấu hiệu ở chân như sưng chân, cơ bắp co giật có thể giúp phát hiện một số vấn đề về tuyến giáp.
Xơ vữa động mạch: Trong quá trình xơ vữa động mạch, bàn chân nhận rất ít máu, khiến chân tái nhợt và gây đau.
Bệnh tiểu đường: Khi bị tiểu đường, ngay cả những vết thương nhỏ nhất ở chân cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bệnh này thường đi kèm với tổn thương thần kinh. Người bệnh thường không có cảm giác đau và không hề nhận ra một vết bầm nhỏ có thể biến thành vết loét./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN
Theo Brightside
Cách nào phòng cục máu đông sau phẫu thuật?
Phẫu thuật là một trong những nguyên nhân chính gây huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nói cách khác là có cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể và thường ở chân.
Nếu hiện tượng này xảy ra không nhiều có thể là một điều tốt vì nó ngăn ngừa ra máu sau phẫu thuật, nhưng nhiều khi cục máu đông hình thành bên trong các mạch máu cũng có thể di chuyển đến phổi của bạn và gây tắc nghẽn phổi (pulmonary embolism - PE). Điều này có thể đe dọa tính mạng nếu nó làm tắc nghẽn dòng máu.
Cục máu đông có thể hình thành sau bất kỳ thủ thuật nào, tuy nhiên nó sẽ nhiều hơn nếu bạn đã trải qua cuộc phẫu thuật lớn, đặc biệt ở vùng bụng, xương chậu, hông hoặc chân.
Các triệu chứng cần theo dõi
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau, người nhà hoặc bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời: Sưng nóng ở chân; da tấy đỏ hoặc bị đổi màu ở chân; tĩnh mạch phồng lên; khó thở; ho ra máu; đau ngực đột ngột; đau khi thở...
Nguyên nhân
DVT rất phổ biến sau khi phẫu thuật bởi vì bạn thường nằm trên giường một thời gian dài trong khi hồi phục. Khi bạn ngừng di chuyển, máu chảy chậm hơn trong tĩnh mạch sâu của bạn, có thể dẫn đến cục máu đông.
Khối máu đông thường xuất hiện từ 2 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật và có khi tỷ lệ mắc còn cao hơn trong khoảng 3 tháng.
Khối máu đông thường xuất hiện từ 2 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật
Bạn có nguy cơ mắc DVT cao sau khi phẫu thuật nếu bạn hút thuốc lá, đã có tiền sử huyết khối tĩnh mạch, bị thừa cân hoặc béo phì, có người trong huyết thống mắc DVT, đang mang thai, có rối loạn ảnh hưởng đến máu hoặc tĩnh mạch hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định có liên quan đến kiểm soát sinh đẻ và liệu pháp hoocmon.
Đôi khi, chính trong quá trình phẫu thuật lại là nguyên nhân gây ra cục máu đông. Các phẫu thuật kéo dài khiến bạn phải nằm trên bàn mổ trong nhiều giờ không cho phép máu của bạn ổn định và lưu thông.
Các mô, mảng bám, chất béo hoặc collagen có thể bị thải ra trong hệ tuần hoàn của bạn trong suốt quá trình phẫu thuật, làm cho máu dày hơn thông thường. Máu cục cũng có thể hình thành nếu tĩnh mạch của bạn bị tổn thương trong khi hoạt động.
Các phẫu thuật liên quan đến cạo hoặc cắt xương, chẳng hạn như thay thế xương hông, có thể giải phóng các chất được gọi là kháng nguyên. Những kháng nguyên này kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và dẫn đến xuất hiện các cục máu đông.
Phòng ngừa bệnh thế nào?
Trước khi phẫu thuật, bạn nên ngừng hút thuốc, vận động để giảm cân, trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần giúp đỡ.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc chống đông máu. Điều này giúp cho máu của bạn không dính vào nhau và ngăn ngừa quá trình hình thành các cục máu đông.
Duy trì lối sống lành mạnh giúp bạn phòng tránh nguy cơ hình thành cục máu đông
Thực hiện các cử động đơn giản, chẳng hạn như nâng chân khi bạn nằm trên giường để cải thiện lưu thông máu. nếu cần bạn hãy dùng thuốc giảm đau để có thể luyện tập thoải mái hơn.
Các túi chườm hoặc đệm gối đàn hồi cũng có thể giúp ngăn máu tụ lại trong tĩnh mạch của bạn.
Theo phunusuckhoe
Thiếu i-ốt: Bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này Bệnh tuyến giáp là bệnh lý đầu tiên không thể không kể đến khi chế độ ăn của bạn đang bị thiếu hụt khoáng chất i-ốt. Tuyến giáp là bộ phận nằm trước cổ, là tuyến nội tiết lớn nhất có nhiệm vụ tiết ra hormone giáp trạng (cụ thể là triiodothyronine - T3 và thyroxine - T4) với lượng vừa đủ nhằm...