8 dấu hiệu, mùi ở miệng xuất hiện có nghĩa bạn cần đi khám, kẻo có ngày hối không kịp
Hãy chú ý giữ gìn sức khỏe răng miệng, đặc biệt cần lưu ý tới những vấn đề dưới đây.
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng cũng là giai đoạn ban đầu dẫn đến các bệnh răng miệng nguy hiểm như viêm nướu và viêm nha chu.
Ra máu nướu
Ra máu nướu cũng có thể là dấu hiệu mắc các bệnh như bệnh bạch cầu, AIDS, tiểu đường, xơ gan và ngộ độc kim loại nặng như chì và thủy ngân. Do đó, đừng coi nhẹ tình trạng này và tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Đau răng
Ngoài sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy và các bệnh răng miệng khác, đau răng cũng có thể liên quan đến các bệnh về thần kinh và các bệnh mãn tính.
Video đang HOT
Đau răng và tê liệt đột ngột một bên mặt có thể là dấu hiệu của viêm dây thần kinh mặt ngoại biên. Căn bệnh này chủ yếu xảy ra vào mùa đông.
Đau lưỡi
Đau lưỡi có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi. Cơn đau này lan lên đỉnh đầu và sâu vào tai. Lưỡi sẽ không thể di chuyển linh hoạt, khó nói chuyện, ăn uống bình thường,…
Đau lưỡi đi kèm nổi mụn nước trên lưỡi có thể là dấu hiệu u nang dưới lưỡi. Bệnh này thường xảy ra ở thanh thiếu niên, khiến người bệnh khó ăn uống và nói chuyện.
Màu lưỡi bình thường nên có màu đỏ nhạt, lớp lưỡi mỏng và đều. Nếu lưỡi nhợt nhạt sau khi bị cảm lạnh hoặc sốt, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu. Những người bị thiếu máu cũng sẽ có nước da, mắt, mặt và môi trắng, và họ rất dễ mệt mỏi, và tóc không sáng bóng.
Loét miệng
Loét miệng nhẹ thường tự khỏi trong vòng một tuần và nặng hơn thì mất một hoặc hai tháng. Nếu vừa bị loét miệng vừa đau đầu, tăng nhiệt độ cơ thể và nổi hạch bạch huyết thì cần đi khám. Có nhiều nguyên nhân gây loét miệng như bệnh tiêu hóa, thay đổi nội tiết, thiếu một số nguyên tố vi lượng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng,…
Hôi miệng có thể do các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Hôi miệng kèm theo tức ngực và buồn nôn có thể là dấu hiệu của chứng khó tiêu.
Đắng miệng
Miệng đắng là cảm giác trong miệng có vị đắng, bất kể ăn hay uống gì cũng thấy đắng. Đắng miệng cảnh báo cơ thể mắc các bệnh như trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày.
Khắc phục hôi miệng do răng giả
Răng giả lắp sai kỹ thuật gây viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến tình trạng hôi miệng kéo dài.
Ảnh minh họa
Răng giả được sử dụng để khắc phục tình trạng răng thật bị mất, sứt mẻ do sâu, tai nạn hoặc thẩm mỹ. Chất liệu làm răng giả thường từ kim loại, nhựa, sứ, titan...
Bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Quận 2, TP HCM, cho biết tình trạng hôi miệng dễ gặp ở bệnh nhân phục hình răng thật khiếm khuyết. Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng đến tâm lý, việc giao tiếp bị hạn chế.
Nguyên nhân hôi miệng thường gặp sau khi trồng, bọc răng giả là viêm nướu, có thể do bệnh nhân chăm sóc răng miệng không tốt, không tái khám thường xuyên theo chỉ định. Răng giả lắp đặt sai kỹ thuật, cùi răng thật bị mài quá sâu, vi phạm khoảng cách sinh học 1,5-2 mm cũng khiến nướu tổn thương.
Răng giả không được tái tạo đúng hình dạng sinh lý ban đầu, dẫn đến khoảng cách tiếp xúc giữa các răng không chặt gây nhồi nhét thức ăn. Vi khuẩn từ đó tăng sinh gây sưng, tiết dịch mủ có mùi khó chịu.
Ngoài ra, răng giả có thành phần kim loại sẽ dễ bám vôi nhiều hơn răng thật.
Hôi miệng cũng có thể do bệnh lý của răng trước và sau khi phục hồi. Trước khi làm răng giả, có thể sức khỏe răng miệng đã có vấn đề như sâu, viêm tủy, viêm nha chu, chưa điều trị dứt điểm. Trường hợp này, dù trồng răng giả đúng kỹ thuật thì miệng vẫn hôi, tình trạng bệnh lý nặng hơn.
Biện pháp giảm mùi là chải răng đúng cách, súc miệng với nước sát khuẩn.
Bác sĩ Việt khuyên sau khi làm răng giả, nếu hơi thở có mùi, bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa hoặc trung tâm nha khoa uy tín khám, điều trị. Bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra phương thức điều trị thích hợp.
Nếu do yếu tố vệ sinh, chỉ cần cần đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc nước diệt khuẩn. Định kỳ 3-6 tháng tái khám lấy vôi răng.
Nếu nguyên nhân do răng giả được trồng sai khoảng cách sinh học, buộc phải làm lại. Bác sĩ sẽ tháo răng giả, vệ sinh và chữa viêm nướu, đồng thời điều chỉnh nướu và xương ổ răng, sau đó tái tạo và lắp răng mới. Quá trình điều trị này rất tốn thời gian và tiền bạc.
Trong trường hợp răng bị bệnh lý từ tủy, cần phải điều trị tủy nếu chiếc răng còn giữ được, viêm nha chu thì điều trị nha chu... Điều trị hết bệnh lý sẽ hết hôi miệng.
"Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa, được quảng cáo rầm rộ. Người bệnh cần chọn cơ sở uy tính để tránh 'tiền mất tật mang'. Đặc biệt, không nên tự ý điều trị, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc gây biến chứng răng miệng nghiêm trọng", bác sĩ Việt nói.
13 động tác siêu đơn giản giúp bạn tránh xa bệnh tật Con người ngày càng mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Để phòng ngừa bệnh tật, chuyên gia sức khỏe kiến nghị mọi người thực hiện 13 động tác đơn giản dưới đây. 1. Gõ răng: là chỉ hai hàm răng trên dưới gõ vào nhau ở mức độ vừa phải, có nhịp, tạo ra âm thanh, làm liên tục trong khoảng 100 đến...