8 dấu hiệu “lạ” của “cậu bé”
Hầu hết đàn ông không quan sát bộ phận sinh dục của mình đủ để biết thế nào gọi là bình thường”. Hãy chịu khó quan sát “cậu bé” phía dưới dây thắt lưng của bạn.
James Cummings, trưởng khoa tiết niệu tại Đại học Nam Alabama (Mỹ) cho biết.
Nhỏ giọt sau khi bạn đã “khóa vòi”
Bạn có để ý thấy vòi bơm xăng luôn nhỏ lại vài giọt sau khi bạn đã ngắt vòi không? ” Cậu bé ” của bạn cũng có thiết kế tương tự. Cơ vòng cho việc đóng niệu đạo nằm khoảng 20,3 cm từ đầu dương vật, do đó một số ít nước tiểu luôn luôn bị kẹt lại ở phía trước nó, Irving J Fishman, một bác sĩ tiết niệu tại trường Y khoa Baylor ở Mỹ cho biết.
Theo tiến sĩ Fishman: “Một chút áp lực lên phía sau có thể giúp bạn tránh những giọt nước tiểu sót lại, hoặc bạn có thể sử dụng một kỹ thuật gọi là vắt sữa niệu đạo. Đơn giản chỉ cần rà ngón tay dọc theo mặt dưới của dương vật để “vắt” số chất lỏng còn lại.
Xuất tinh khi bạn tập bench press
Khi bạn làm co cơ ở vùng xương chậu, chúng gây áp lực lên tuyến tiền liệt và túi tinh và có thể ép ra một số tinh dịch. Cách dễ nhất để tránh tình trạng này? “Hãy làm sao để xuất tinh thường xuyên hơn,” Tiến sĩ Laurence Levine, giáo sư về tiết niệu tại Trung tâm Y tế Rush-Presbyterian-St. Luke, Chicago cho biết.
Rò rỉ trong màn dạo đầu
Khi bị kích thích, tuyến Cowper (nằm tại gốc của dương vật) tạo ra một chất lỏng bôi trơn và khử axit niệu đạo để tinh dịch có thể thông qua. Thời gian cương càng lâu, thì bạn càng sản xuất nhiều sản phẩm tiền “cương dương” này. Và nó có thể chứa tinh trùng, do đó biện pháp tránh thai kiểu xuất tinh ngoài hoàn toàn thất bại.
Xoắn
Video đang HOT
Giống như món đồ chơi bằng nhựa, cơ thể bạn được làm từ hai nửa hàn lại với nhau. (Ví dụ ở bìu). Hai bên phát triển với tốc độ hơi khác nhau trước khi bạn được sinh ra và cho thấy một dấu hiệu: “cậu nhỏ” bị xoắn nhẹ. Nó được gọi là dương vật xoắn, và hầu như tất cả mọi người đều có ở mức độ nhẹ”, tiến sĩ Cummings cho hay.
Nó hoàn toàn vô hại, trừ khi “cậu bé” xoắn hơn 90 độ. Trong trường hợp đó, hãy đến gặp bác sĩ tiết niệu, nó có thể gây ra các vấn đề cương cứng về sau. Một điều cần biết là: dương vật luôn luôn xoắn ngược chiều kim đồng hồ và không ai biết lý do tại sao.
Nó có thể có màu hồng, tím hoặc xanh
“Phần da trên đầu “cậu bé” mỏng hơn so với trên thân, do đó, nó thay đổi màu sắc một cách dễ dàng theo lưu lượng máu”, tiến sĩ Levine nói. Tuy nhiên, màu đỏ tươi, đặc biệt là nếu đi kèm với ngứa hoặc đau – là một triệu chứng của nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng (có thể với bao cao su). Màu đen có nghĩa là lưu lượng máu của bạn đã có vấn đề, cần đến bệnh viện.
Cương không lý do
“Cương cứng không mong muốn thường xảy ra khi bạn bị kích thích tình dục trong vô thức”, tiến sĩ Cummings cho biết. Ví dụ, mùi nước hoa của người phụ nữ xa lạ giống với loại nước hoa bạn gái cũ hay dùng làm kích thích bộ não gợi lại tín hiệu đã lâu không hoạt động. Sau tuổi 30, hiện tượng này giảm dần.
Khi cương cứng, “cậu bé” cong giống quả chuối
Rất bình thường. Trên thực tế, một “cậu bé” thẳng là khá hiếm. Nếu của bạn bị cong 30 độ hoặc ít hơn (như một quả chuối) sẽ không ảnh hưởng gì đến bạn. Nhưng nếu bạn bị cong quá nghiêm trọng hoặc nếu giao hợp bị đau, bạn đang nằm trong số 2% những người đàn ông mắc bệnh Peyronie – dương vật bị cong. Một bác sĩ tiết niệu có thể kê toa thuốc hoặc phẫu thuật để nó thẳng ra trở lại, tiến sĩ Levine nói.
Co lại khi ướt
Điều này xảy ra vì cơ dương vật co lại khi đang lạnh, tiến sĩ Levine nói. Hành động kéo nhẹ nhàng có thể giúp nới lỏng các cơ bắp và phục hồi một số chiều dài bình thường của bạn, nhưng hãy hành động kín đáo, hoặc nếu không cô ấy sẽ nghĩ thích “bơi” một mình.
Theo VNE
6 bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương do ngồi điều hòa
Mùa hè nóng bức đang chuẩn bị bắt đầu. Hãy lưu ý để biết cách sử dụng điều hòa đúng cách để tránh bị bệnh.
Đường hô hấp
Đường hô hấp là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khi không khí lạnh phá vỡ tuyến phòng thủ yếu ớt của đường hô hấp, nhẹ thì gặp các triệu chứng về đường hô hấp như, cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi; nặng thì bị viêm phổi. Theo các chuyên gia, làm việc, học tập, làm việc trong phòng có điều hòa, đặc biệt những tòa cao ốc có điều hòa tổng rất thích hợp cho vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào cơ thể vì lúc này các "vitamin" trong không khí cung cấp cho cơ thể bị giảm đi đáng kể.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù chưa có phản ứng về đường hô hấp trên, nhưng những người bị tổn thương đường hô hấp cũng có thể có các triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau cơ, ho, không đờm hoặc ít đờm. Khi có các triệu chứng này, nếu không kịp thời chữa trị sẽ tiếp tục sốt dai dẳng, ho, ớn lạnh, nghiêm trọng hơn còn bị tử vong do suy hô hấp.
Dây thần kinh não
Những người thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường điều hòa gây ra. Ngoài gây ra bệnh cảm cúm, điều hòa còn có thể làm tổn thương não.
Mặc dù các ion âm trong không khí có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi cho não, nhưng, khi điều hòa không khí hấp thụ quá nhiều ion âm, lại khiến các ion dương trong phòng ngày càng nhiều, khiến hệ thống thần kinh não bị rối loạn.
Hệ thống khớp
Những người trẻ tuổi thường không mấy chú ý tới triệu chứng đau khớp do điều hòa gây ra. Nhiệt độ ngoài trời mùa hè cao, nên mọi người thường mặc áo mỏng, khi bước vào phòng điều hòa, gió lạnh thổi vào người, kích thích mạch máu co mạnh, máu không lưu thông, khiến khớp bị tổn thương, bị lạnh, đau, cứng cổ, lưng và chân tay đau.
Dạ dày
Ngoài ra, dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy... Thông thường chúng ta chỉ chú ý phòng lạnh giữ ấm vào đông, mà không biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu dưới môi trường điều hòa cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh mà ảnh hướng đến chức năng của nó.
Cổ
Ở lâu trong môi trường điều hòa, gió lạnh liên tục thổi, dẫn tới mỏi cổ, vẹo cổ... Theo các chuyên gia, dân công sở làm việc trong tư thế co ro quá lâu cũng gây mỏi cổ mỏi lưng, mỏi vai. Do đó, khi bật điều hòa nếu không chú ý giữ ấm cho phần cổ, vai...dễ gây ra các bệnh về cổ, vai, thắt lưng.
Da
Rất nhiều điều hòa lâu không được sử dụng, màng lọc không khí đã dính bụi bẩn, nấm mốc. Khi khí lạnh thổi trong phòng, ngấm vào da hoặc hấp thụ vào cơ thể, đồng thời, môi trường phòng kín, không khí không lưu thông, càng làm tăng nguy cơ da bị mẩn ngứa. Thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm xuống thấp, đặc biệt làm việc trong môi trường điều hòa khiến làn da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ.
Cảnh báo của chuyên gia:
Theo các chuyên gia, để phòng tránh các bệnh do sử dụng điều hòa, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ, thay đổi gió và nhiệt độ đối lưu giữa không khí; mở máy sau 3 tiếng thì nên tắt rồi mở cửa sổ cho không khí trong phòng điều hòa thoát ra để không khí bên ngoài tràn vào.
Đặc biệt nên tận dụng gió tự nhiên để làm giảm nhiệt độ phòng, hoặc sử dụng thêm máy tạo i-on âm; nhiệt độ sử dụng điều hòa không nên quá thấp so với nhiệt độ môi trường.
Khi ở ngoài đường về, bạn không nên vào phòng điều hòa ngay hoặc để gió quạt thổi vào người mà cần lau mồ hôi, đợi cơ thể hạ nhiệt rồi mới vào phòng điều hòa, tránh nhiễm lạnh đột ngột. Đồng thời, nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa, phòng ngủ để giảm tối đa lây nhiễm các bệnh; tốc độ gió điều hòa nên duy trì mức độ trung bình, không nên để gió điều hòa thổi trực tiếp vào người.
Theo VNE
Vitamin có ở đâu, cần thiết cho bộ phận nào? Chúng mình cùng học thuộc lòng 'bảng vitamin' dưới đây để trở nên những teen thông thái về sức khỏe nhé! Theo VNE