8 dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà ở cả những người trẻ tuổi. Nếu không phát hiện sớm, bệnh rất dễ dẫn đến tổn thương não, liệt người thậm chí là tử vong.
Theo thống kê từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hàng năm có đến hơn 100.000 phụ nữ dưới tuổi 65 bị đột quỵ. Vốn được coi là một căn bệnh của người già, đột quỵ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, lây lan đến những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nguy hiểm hơn, các trường hợp đột quỵ ở người trẻ thường đến rất bất ngờ, nạn nhân hoàn toàn ở trạng thái khỏe mạnh, không bệnh tật. Trong trường hợp bị đột quỵ, thời gian được phát hiện và cấp cứu có ảnh hưởng to lớn đến khả năng điều trị và phục hồi. Nếu tình trạng tai biến không được phát hiện sớm, những thương tổn trong não có thể gây ra hậu quả vĩnh viễn.
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy một nửa khuôn mặt của bạn không thể di chuyển hoặc bị tê liệt hoàn toàn, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng về chứng đột quỵ. Điều này xảy ra khi các dây thần kinh trên khuôn mặt của bạn bị tổn thương do thiếu oxy
Một dấu hiệu cảnh báo khác của đột quỵ là tê hoặc yếu cơ, có thể là cánh tay không có khả năng nâng lên hoặc di chuyển.
Tê và có cảm giác kim châm khi bạn ngồi quá lâu hoặc ngủ trên cánh tay không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn đột nhiên có cảm giác này thì đó có thể cho thấy triệu chứng của một cơn đột quỵ.
Video đang HOT
Một dấu hiệu khác của đột quỵ là mờ mắt hoặc gặp rắc rối với thị giác. Nó có thể xảy ra do thiếu oxy cung cấp cho thùy chẩm của não chịu trách nhiệm về tầm nhìn của bạn.
Các cơ một bên mặt của bạn chảy xệ xuống
Cũng với lý do tương tự, khi cơn tai biến đang bắt đầu diễn ra, các cơ mặt của bạn sẽ bị tê liệt dẫn đến cảm giác mặt bị chảy xệ xuống. Một bài kiểm tra nhỏ có thể giúp bạn xác định khi nghi ngờ bị đột quỵ, đó là hãy cố gắng mỉm cười hoặc cử động cơ quanh miệng. Nếu bạn không thể cử động được cơ mặt, hãy lập tức đến bệnh viện ngay.
Bạn bỗng thấy khó khăn khi đọc hoặc nói
Bán cầu não trái của chúng ta có trách nhiệm xử lý ngôn ngữ, nên khi tai biến xảy ra ở vùng này, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng đọc hiểu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nói của bạn, không xử lí được thông tin khi nghe người khác nói, hoặc không thể đọc hay viết chữ được.
Bạn nên phân biệt hiện tượng này với những trường hợp lúng túng trong giao tiếp. Có nhiều lúc chúng ta không tìm ra được một từ thích hợp để nói, nhưng não bộ vẫn ý thức được nội dung của cuộc hội thoại và điều này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Song nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện đi kèm cảm giác bất lực, không thể phát ra từ hay đột ngột không hiểu người khác đang nói gì, bạn cần được kiểm tra ở cơ sở y tế. Một biểu hiện khác cũng đặc trưng cho dấu hiệu tai biến là sự mất kiểm soát các cơ miệng khiến bạn không thể phát âm một cách rõ ràng, tự nhiên.
Bạn bị đau đầu dữ dội
Những cơn đau đầu nghiêm trọng thường xảy ra khi có sự xuất huyết não. Khi cơn đau đầu xuất hiện, tình trạng xuất huyết đã đến mức độ nguy cấp và bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Đi kèm với đau đầu, người bị đột quỵ có thể còn có các triệu chứng như đau thắt ngực, tim đập nhanh và cảm giác rất khó chịu.
Bạn cũng có thể phân biệt đau đầu do tai biến mạch máu não với các cơn đau đầu do nguyên nhân khác bằng cách quan sát biểu hiện ở mắt và cử động cơ thể. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể mất thị lực tạm thời. Thông thường, mắt bạn sẽ không mất thị lực hoàn toàn mà mất thị lực một phần ở cả hai mắt, ví dụ như cả hai bên mắt đều không thể nhìn về phía bên trái. Lúc này, vấn đề không nằm ở mắt hay các dây thần kinh mà là do các vùng xử lí thông tin về hình ảnh ở não đang bị tổn thương và mất chức năng tạm thời. Đối với cử động của cơ thể, đi kèm với cơn đau đầu và choáng váng, bạn có thể cảm thấy mất khả năng cử động phối hợp các bộ phận, không thể đứng hoặc đi lại vững vàng.
Nhức đầu dữ dội
Trong khi hầu hết chúng ta đều trải qua cơn nhức đầu ở một dạng nào đó, nhưng cơn đau đầu khi bị đột quỵ rất khác, bởi vì nó là dấu hiệu của não của bạn cần được giúp đỡ trước khi “chết”
Thay đổi hành vi
Vì bộ não chịu trách nhiệm về hành vi của chúng ta nên những người bị đột quỵ thường cho thấy những thay đổi về hành vi như giận dữ, lo lắng và nhầm lẫn. Trong thực tế, một số người vĩnh viễn phải đối mặt với vấn đề này ngay cả sau khi sống sót sau cơn đột quỵ
Theo www.phunutoday.vn
Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá ( Bộ Y Tế ) cho rằng con số 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc sẽ khiến nhiều người đang hút thuốc lá phải giật mình.
Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá rất đáng báo động. Tổ chức y tế thế giới cho rằng, mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.
Bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Nghiên cứu của BV K cũng cho thấy, 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.
Trong khi đó tại Việt Nam có 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi hút thuốc lá thụ động gây tác hại cho sức khỏe không kém người đang hút thuốc.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân quan trọng gây ra hơn 25 căn bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch... (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...) và các bệnh về hô hấp. Trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Với những người hít khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25 - 30% so với những người không hít phải khói thuốc.
Người hút thuốc lá thụ động cũng dễ mắc bệnh thiếu máu cục bộ tim, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, hen suyễn và ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất của người chết liên quan đến khói thuốc lá. Tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi hợp đồng bằng 30% (ung thư phổi tế bào nhỏ bằng 300%) và bệnh tim mạch vành 25%.
Để tiếp tục tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá, từ tháng 4/2018, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Quỹ PCTH thuốc lá) - Bộ Y Tế triển khai chiến dịch phát sóng thông điệp truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá. Chiến dịch sử dụng thông điệp với hình ảnh mô tả các bệnh liên quan tới sử dụng thuốc lá, các thông tin về các địa điểm cấm hút thuốc theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
PGS Khuê kỳ vọng qua chiến dịch này sẽ có nhiều người hơn nữa được biết các thông tin về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động để từ đó có những thay đổi hành vi phù hợp như không hút thuốc gần mọi người, không hút thuốc tại những nơi có quy định cấm, cai thuốc lá vì sức khoẻ của chính mình và những người thân của mình.
Bà Sandra Mullin, Phó Chủ tịch Ban Chính sách, Vận động và Truyền thông của Tổ chức Vital Strategies đánh giá Việt Nam đã đạt những kết quả tốt trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá thời gian qua cũng như việc tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông trong năm 2018. Việc sử dụng những thông điệp bằng hình ảnh mô tả về các bệnh liên quan tới sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng thêm hiệu quả tác động tới việc thay đổi hành vi của người hút cũng như những người không hút thuốc dám lên tiếng nhắc nhở người hút thuốc hút đúng nơi quy định".
Chiến dịch phát sóng bắt đầu từ tháng 4/2018 và kết thúc vào tháng 8/2018 với 4 thông điệp về không hút thuốc lá nơi làm việc; không hút thuốc lá trong nhà hàng; không hút thuốc lá trên các phương tiện giao thông công cộng; các thông điệp về khuyến khích cai nghiện thuốc lá và ý nghĩa của việc tăng thuế thuốc lá.
Tú Anh
Theo Dân trí
Tê tay thường xuyên, vì sao? Tôi hay có cảm giác tê tay, khá nặng, tê từ phía dưới vai cho đến các đầu ngón tay. Hay gặp nhất khi ngủ và khi chạy xe đường dài... Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Thị Phương ( nữ, 56 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM), hỏi: Tình trạng 2 tay tê rần đã xảy ra với tôi từ nửa năm...