8 cuộc đại tuyệt chủng kinh hoàng suýt ‘xóa sổ’ Trái Đất
Khoảng 3/4 các loài sinh vật trên trái đất đã tuyệt diệt vì sự kiện Devon muộn – cuộc tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng nhất mọi thời đại.
Xảy ra khoảng 2,5 tỷ năm trước, thảm họa oxy được xem là sự kiện tuyệt chủng đầu tiên của Trái Đất. Hành tinh chúng ta có rất ít oxy trong khí quyển, hầu như chỉ có sự tồn tại của vi khuẩn, trong đó có anoxic.
Khuẩn lam xuất hiện, có thể quang hợp với ánh mặt trời, đã tạo ra oxy và nhanh chóng làm đầy bầu khí quyển với khí oxy và khiến loài khuẩn anoxic đều ngạt oxy mà bị xóa sổ. Ngày nay, vi khuẩn lam chỉ tồn tại ở những nơi ít dưỡng khí như lòng đại dương.
Sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi xảy ra từ 252 triệu năm trước, thời kỳ kỷ Trias với mức độ tàn phá khủng khiếp. 96% các loài sinh vật biển và 70% các loài sống trên Trái Đất đã biến mất hoàn toàn.
Phải mất tới 10 triệu năm tiếp theo, hành tinh của chúng ta mới hoàn toàn khôi phục. Cũng chính vì thế, kỷ Trias được gọi là “kỷ nguyên chết”.
Một trong những cuộc tuyệt chủng lớn nhất hay còn được gọi là sự kiện tuyệt chủng K-T đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của loài khủng long, và là lý do loài động vật có vú trở nên phát triển. Cho đến nay, người ta vẫn tin rằng điều này xảy ra do tác động của một tiểu hành tinh, hay thiên thạch khổng lồ tới Trái Đất.
Sự kiện Holocen ám chỉ sự tuyệt chủng của các loài động thực vật tồn tại trong kỷ Holocene (10.000 TCN). Điều đáng báo động là, cuộc tuyệt chủng này vẫn đang xảy ra do những tác động của con người tới tự nhiên, dẫn đến sự biến mất và tuyệt chủng của nhiều loài động vật kể từ hàng ngàn năm trước cho đến hiện tại.
Thời kỳ Triassic đã kết thúc 200 triệu năm trước với sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp suýt “xóa sổ” Trái Đất. Quá nhiều sinh vật đã bị xóa sổ trong vòng chưa đến 10.000 năm.
Tuy nhiên, sự kiện này lại tạo điều kiện cho loài khủng long trỗi dậy và thống trị Trái Đất. Đến nay, khoa học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân của cuộc tuyệt chủng này.
Nhắc đến một sự kiện tuyệt chủng đại dương khủng khiếp nhất, có lẽ là Ordovician-Silurian xóa sổ 85% loài sinh vật biển. Nhiều giả thuyết về nguyên nhân cuộc tuyệt chủng được đưa ra như biến đổi khí hậu, môi trường dưới nước bị phá hủy, hoặc sự suy giảm oxy hay vụ nổ tia gamma.
Sự tuyệt chủng Đệ Tứ là một trong những cuộc tuyệt chủng kinh hoàng nhất diễn ra trên Trái Đất, khiến các loài động vật khổng lồ ở khắp nơi trên thế giới nhanh chóng bị xóa sổ.
Biến đổi khí hậu và công cuộc săn bắn của loài người được xem là nguyên nhân chính dẫn đến điều này, và toàn bộ loài động vật như ma mút đã không còn.
Khoảng 3/4 các loài sinh vật trên trái đất đã tuyệt diệt vì sự kiện Devon muộn – cuộc tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng nhất mọi thời đại. Sinh vật biển bị tác động mạnh hơn cả, và phải đến 100 triệu năm sau, các rặng san hô bị tổn hại mới được thay thế.
Rắn Khổng Lồ Này Có Thể Là Nguyên Nhân Khiến Khủng Long Tuyệt Chủng Đấy. Nguồn: Youtube Soi Sáng
Thế giới sẽ ra sao nếu toàn bộ đại dương trở thành axit?
Khi đó, tất cả sinh vật biển sẽ bị tuyệt chủng. Chưa dừng lại, phần đất liền sẽ bị ăn mòn dần, con người cũng không thể sống trên Trái Đất.
Machimosaurus rex: Loài cá sấu nước mặn to lớn nhất từng được con người phát hiện Machimosaurus là một chi thuộc họ Teleosauridae sống vào thời kỳ Jura muộn. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Morocco, Thụy Sĩ. Các hóa thạch khác được tìm thấy ở Anh, Pháp, Đức, và Bồ Đào Nha. Machimosaurus là một chi thuộc họ Teleosauridae sống vào thời kỳ Jura muộn (Kimmeridgia và Tithonia). Các hóa thạch của chúng được tìm thấy...