8 công nhân ở cảng quốc tế bị phạt vì không đeo khẩu trang
Làm việc tại cảng container quốc tế SP-ITC, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, 8 công nhân không đeo khẩu trang bị bộ đội biên phòng xử phạt 1-3 triệu đồng mỗi người.
Sáng 11/7, trung tá Hoàng Văn Trung, Trưởng trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng, Bộ đội Biên phòng TP HCM cho biết các công nhân bị phạt theo Điều 12, Nghị định 117/2020 trong lĩnh vực y tế. Những người này khi lên xuống tàu, bốc xếp hàng không đeo khẩu trang và tuân thủ quy định phòng dịch.
Từ đầu đợt dịch thứ tư, Bộ đội biên phòng cửa khẩu Nhà Rồng xử lý 10 vụ vi phạm phòng dịch với tổng cộng tiền phạt gần 40 triệu đồng. Hiện, biên phòng duy trì 24 chốt kiểm soát trường hợp lên xuống tàu trái phép, cố tình tiếp xúc tàu nước ngoài để buôn bán hàng hóa.
Video đang HOT
Khi TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các cảng ở thành phố vẫn được phép hoạt động để giữ mạch lưu thông hàng hóa. Các xe ra vào cảng được cấp thẻ nhận diện để tránh tình trạng ùn ứ. Xe phải đảm bảo chạy đúng lộ trình đăng ký, tài xế và giao hàng phải được xét nghiệm Covid, có kết quả âm tính.
Trong 2 ngày giãn cách xã hội, TP HCM đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm phòng dịch với tổng số tiền 841 triệu đồng, chủ yếu các hành vi ra khỏi nhà khi không cần thiết; kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu, tập trung đông người nơi công cộng… Hiện, thành phố đã lập 12 chốt chính ở cửa ngõ và 226 chốt phụ ở quận huyện để kiểm soát người dân ra đường.
Thừa Thiên Huế mở cửa công viên trở lại
Thừa Thiên Huế nới lỏng một số biện pháp phòng Covid-19, cho phép công viên hoạt động trở lại.
Quyết định này được Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thừa Thiên Huế đưa ra sau khi địa phương trải qua 21 ngày không có ca mắc Covid-19 mới.
Từ 0h ngày 5/6, Thừa Thiên Huế cho phép công viên công cộng, các hoạt động giáo dục và đào tạo được hoạt động trở lại song phải thực hiện giãn cách, không tập trung quá 20 người trong cùng một thời điểm.
Công viên Phú Xuân treo bảng dừng hoạt động ngày 4/6. Ảnh: Võ Thạnh
Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Thừa Thiên Huế cũng cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cà phê..) hoạt động nhưng phải thực hiện giãn cách tối thiểu 2 m giữa các bàn, tối đa phục vụ không quá 50% công suất (không quá 20 khách/lần phục vụ). Các hoạt động thể dục, thể thao (trừ hoạt động sân golf, phòng tập gym, phòng tập yoga, phòng tập zumba) được hoạt động trở lại. Hoạt động vận tải hành khách nội tỉnh được phép hoạt động trở lại.
Trước đó, ngày 12/5, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định đóng cửa công viên để phòng chống Covid-19. Các cơ sở kinh doanh ăn uống, cà phê cho phép hoạt động song không quá 10 người.
Người dân mang khẩu trang đạp xe tập thể dục chiều 4/6. Ảnh: Võ Thạnh
Thừa Thiên Huế tiếp tục dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; dừng hoạt động với các nhà hàng, quán ăn, điểm bán hàng đặc sản lưu niệm dọc tuyến Quốc lộ 1A; dừng các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự...
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, xông hơi, cơ sở thẩm mỹ/spa, game online, rạp chiếu phim, hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; các giải thi đấu thể thao; hoạt động tại các bể bơi, tắm sông, tắm biển... tiếp tục tạm dừng.
Thời gian qua, Thừa Thiên Huế ghi nhận 5 ca nhiễm nCoV, trong số này 4 người đã xuất viện.
Covid-19 bùng phát ở TP.HCM: Cay đắng tạm dẹp xe hủ tiếu gõ, rời Sài Gòn Bao người tha hương bán hủ tiếu gõ ở TP.HCM nuôi sống gia đình. Thế nhưng trong mùa dịch Covid-19, họ cắn răng dẹp xe hủ tiếu để về quê vì buôn bán ế ẩm, vừa lỗ vốn vừa không đủ tiền xoay xở ở Sài Gòn. Vợ chồng ông Ngọt đeo khẩu trang khi có khách đến nhà . ẢNH: TRANG THY...