8 chuyến du ngoạn bằng tàu nguy hiểm nhất thế giới
Những đoàn tàu này chạy qua dãy núi dốc trên cao, hoặc xuyên qua các đám mây khiến cuộc hành trình trở thành những trải nghiệm độc đáo không dành cho người yếu tim.
1. Tàu bằng tre, Campuchia
Tàu bằng tre
Người Pháp xây dựng hầu hết các tuyến đường sắt của Campuchia, nhưng rất nhiều trong số đó bị chế độ Khmer Đỏ phá hủy. Người dân địa phương quyết định tạo nên một tuyến đường sắt độc đáo, sử dụng cho những xe làm từ tre và đẩy bằng tay để đưa người dân di chuyển trên đường ray. Nó khá nguy hiểm, thậm chí đã có những trường hợp bị thương và chết. Ngày nay, những chiếc xe được gia cố cho an toàn hơn và được sử dụng như một cách thu hút khách du lịch.
2. Đường sắt Chết, Thái Lan
Nếu bạn đã từng xem bộ phim chiến tranh nổi tiếng “Cầu trên sông Kwai”, thì bạn có thể đã nhận ra tuyến đường này, vì nó chính là tuyến đường băng qua sông trong bộ phim. Nằm ở tỉnh Kanchanburi, Thái Lan, công trình xây dựng tuyến đường sắt Chết đã lấy đi tính mạng của hàng trăm tù nhân người Anh và người Mỹ trong thế chiến thứ II. Mặc dù lịch sử đau xót của mình, tuyến đường chạy qua những cảnh quan tuyệt đẹp của Thái Lan với rất nhiều rừng rậm tươi tốt.
3. Tuyến đường sắt Aso Minami, Nhật Bản
Bạn có đủ dũng cảm tham gia một chuyến đi băng qua ngọn núi lửa đang hoạt động? Nếu có, hãy lên con tàu Aso Minami vì nó trực tiếp đi qua khu vực có hoạt tính núi lửa nhiều nhất ở Nhật Bản. Mặc dù các vụ phun trào hiếm khi xảy ra nhưng rừng núi bị đốt cháy bởi nham thạch xung quanh tuyến đường là bằng chứng rõ ràng nhất cho một mối nguy hiểm có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
4. Tàu mũi Ác Quỷ, Ecuador
Video đang HOT
Tuyến đường sắt Nariz Del Diablo có tên theo nghĩa đen là Mũi của Ác Quỷ không phải là không có lý do. Nó thường được mô tả là một trong những tuyến đường sắt đáng sợ nhất thế giới và những ai lần đầu ngồi lên có thể vô cùng sợ hãi. Chỉ riêng việc băng qua núi Andes ở độ cao 2.750 mét cũng đủ khiến chuyến đi trở nên đáng sợ, nhưng chưa hết, nếu bạn muốn cảm giác mạnh hơn, bạn có thể tự lái một chiếc ô tô cũ lái dọc sườn núi để tận hưởng cảm giác nó có thể lật nhào xuống vực bất kỳ lúc nào.
5. Tuyến đường sắt Chennai-Rameswaram, Ấn Độ
Tuyến đường sắt độc đáo này chỉ dài 2km, được xây dựng từ năm 1914 để kết nối miền Nam Ấn Độ với đảo Rameswaram. Tuyến đường chạy dọc theo một cây cầu biển sát với mặt nước đến mức bạn không thể nhìn thấy cầu mà chỉ thấy một màu nước biển thăm thẳm như thể bạn đang ở trên một con tàu chạy trên mặt biển vậy. Và đó chắc chắn là một trải nghiệm đầy ấn tượng.
6. Tren a las Nubes, Argentina
Đây chắc chắn sẽ là tuyến đường sắt khó quên với bất kỳ ai vì nó sẽ đưa bạn đến thiên đường. Tren a las Nubes mất 27 năm xây dựng và nó bao gồm những đường zigzag và địa hình băng núi vô cùng nguy hiểm. Tuyến đường đi qua 14 cây cầu ngoạn mục và 21 đường hầm, và tại một điểm, nó thậm chí còn đi cao vượt qua những đám mây để tránh những ngọn núi ở bắc Argentina.
7. Tuyến đường sắt White Pass và Yukon, Alaska, Hoa Kì
Tuyến đường hẹp đáng sợ này nối liền Skagway của Alaska với Yukon của Canada. Rất ít con tàu đi qua tuyến đường sắt bấp bênh này vì trông như thể nó ôm chặt lấy các vách đá cao. Được xây dựng vào năm 1898 trong thời gian đỉnh cao của cơn sốt vàng Klondike, tuy nhiên ngày nay nó chỉ thực sự được sử dụng làm điểm thu hút những du khách không biết sợ hãi.
8. Tuyến đường sắt Loop, thị trấn George, Hoa Kì
Bắc Mỹ có rất nhiều đường sắt hẹp, nhưng tuyến đường này xuyên thẳng qua núi Rocky có thể là tuyến đường sắt đáng sợ nhất. Nằm ở quận Clear Creek của Colorado, ban đầu nó được xây dựng để phục vụ những người khai thác bạc ở các vùng lân cận. Phần lạnh sống lưng nhất trong chuyến hành trình này là khi tàu đi qua cầu Devil, tàu sẽ phải giảm tốc độ đi càng chậm càng tốt, đề phòng chiếc cầu bị đổ sập.
Theo Hữu Nguyên
Theo doanhnghiepvn.vn
Kinh nghiệm lái xe ngon lành trên các kiểu đường "oái oăm"
Lái xe trên những địa hình hỗn hợp bạn không chỉ áp dụng kỹ năng lái, thao tác linh hoạt mà còn phải am hiểu cả địa lý. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho các tình huống riêng biệt.
Mô đá và lòng suối cạn
Khi gặp đường nhiều mô đá hoặc lòng suối cạn có nhiều đá, bạn cần gài cầu chậm và chọn số thấp (số 1 hoặc 2). Như vậy, xe của bạn sẽ có đủ lực đẩy kể cả khi một bánh bị treo khi bánh khác đang leo trên mô đá. Tốc độ chậm giúp bạn có thể điều khiển xe đúng hướng và giảm thiệt hại khi gầm xe va vào đá.
Gài cầu chậm và chọn số thấp (số 1 hoặc 2) khi lái xe qua lòng suối cạn
Để tránh bị va các bộ phận bên dưới gầm xe vào mô đá, bạn cần nhắm cho 1 bên bánh xe leo lên trên mô đá, như thế cầu, bộ vi sai và các bộ phận khác sẽ được nhấc lên (đối với bộ giảm xóc độc lập thì hiệu quả sẽ ít hơn).
Rãnh sâu ngang đường
Khi gặp rãnh sâu nằm ngang đường, bạn cần tiếp cận theo góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Như vậy bạn luôn có 3 bánh nằm trên mặt đất để đẩy xe tiến tới. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.
Đi góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnhRãnh sâu dọc đường
Bạn cần cho bánh xe chạy phía trên của rãnh ở 2 bên. Bạn cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh, khi đó trọng tâm của xe sẽ dồn xuống 2 bánh đó. Hai bánh còn lại ở trên mặt đất sẽ bị thiếu lực bám, rất dễ quay tại chỗ và kết quả là xe bị sa lầy.
Cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh
Khi tiến vào và thoát khỏi rãnh dọc, bạn cần dừng lại và đánh lái hết cỡ để lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.
Gờ đất ngang đường
Bạn cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đường. Bạn nên về số thấp (ví dụ số 2 ở 4H), tiến đến theo phương vuông góc cho 2 bánh trước cùng leo lên gờ đất một lúc, rồi đến 2 bánh sau. Nếu bạn leo qua gờ đất bằng một góc chéo thì có khả năng là cục vi sai sẽ chạm vào gờ đất và nhấc 1 bên bánh lên, có thể làm cho xe bạn bị kẹt lại.
Cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đườngĐường đất và đá dăm
Nếu bạn cần vượt hoặc nhường đường cho xe cùng chiều thì bạn cần nhìn xem có các mô đất cát ở mép đường hay không. Các mô đất cát này có thể làm bánh xe bị trượt hoặc nảy lên, làm mất khả năng điều khiển xe và có thể gây tai nạn nghiêm trọng.
Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát
Nếu bạn thấy có xe ngược chiều tiến lại với một đám mây bụi phía sau, bạn nên dừng hẳn lại bên lề đường hoặc tốt nhất là rẽ sang bên đường. Như vậy sẽ tránh cho xe bị đất đá văng vào, hoặc tránh va chạm với một XE khác cũng đang cố vượt xe đi ngược chiều nói trên.
Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát các chỗ lồi lõm khi trời nắng, và lại có độ trượt bánh rất cao, nên bạn phải quan sát mặt đường kỹ khi lái xe, tránh phải phanh gấp có thể gây trượt bánh dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Đi theo đoàn xe
Bạn cần giữ khoảng cách cần thiết để đỡ bị bụi đất của xe trước làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng lấy gió của động cơ. Việc liên lạc giữa các xe có thể thực hiện qua bộ đàm là tốt nhất. Nếu không có bộ đàm, xe đi trước có thể dùng tín hiệu như nháy chân phanh và đèn xi nhan để ra hiệu cho xe sau. Xe đi sau có thể nháy đèn pha và đèn xi nhan để thông báo lại về sự đồng ý.
Giữ khoảng cách an toàn khi đi xe theo đoànTránh chướng ngại vật bất ngờ
Chiều cao của xe hai cầu làm cho bạn có tầm nhìn cao hơn so với xe du lịch, giúp bạn có thể quan sát đường tốt hơn để phán đoán và xử lý tình huống từ xa. Tuy nhiên nó lại làm cho xe của bạn dễ bị trượt bánh và xoay ngang khi phanh gấp. Vì thế, nếu gặp chướng ngại vật bất ngờ, bạn cần đạp phanh ở mức mạnh nhất mà không làm trượt bánh, đánh tay lái nhẹ để tránh chướng ngại vật.
Nếu đuôi xe bị trượt, bạn cần nhả chân phanh một ít, lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng. Trong tình huống xấu nhất, bạn cần co chân lên, lấy hai tay để lên đầu và che lấy đầu trước khi va chạm xảy ra.
Theo Cartimes
Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc Trung Quốc có tham vọng bành trướng chủ quyền lãnh thổ và tầm ảnh hưởng. Do vậy, các tổ chức quốc tế sẽ là nơi giải quyết những vấn đề này. Chia sẻ với Tuần Việt Nam liên quan đến những căng thẳng do Trung Quốc gây ra ở bãi Tư Chính, Chủ tịch Viện Michael Dukakis, Cựu Thống đốc bang Massachusetts, Hoa...