8 câu chuyện lấy nước mắt khán giả Olympic 2012
Dư âm những câu chuyện kể suốt 16 ngày tranh tài vừa qua thì vẫn còn đọng lại mãi trong lòng người hâm mô.
Olympic 2012 đã chính thức khép lại vào đêm qua bằng một lễ bế mạc ấn tượng, giàu cảm xúc. Song dư âm những câu chuyện kể suốt 16 ngày tranh tài vừa qua thì vẫn còn đọng lại mãi trong lòng người hâm mô.
1. Tay súng đánh thuê thành người hùng Olympic
Ít ai biết rằng VĐV điền kinh 1.500m Lopez Lomong, người từng cầm cờ cho đoàn thể thao Mỹ tại Bắc Kinh 2008 lại trải qua tuổi thơ dữ dôi đến thế.
Sinh ra trong thời loạn lạc, Lomong rất may mắn mới sống sót sau cuộc nội chiến đẫm máu tại Sudan. Từng bị bắt cóc vào trại lính để trở thành lính đánh thuê, Lomong hơn ai hết thấu hiểu sự tàn khốc của chiến tranh. Lưu lạc sang Mỹ rồi số phận đưa đây trở thành một ngôi sao điền kinh, Lopez Lomong chưa bao giờ quên gốc gác và những ngày tháng kinh hoàng thủa ấu thơ.
Quá khứ của Lomong đầy mùi khói đạn
Anh muốn chia sẻ câu chuyện của mình để bạn bè thế giới biết anh đến từ đâu và vì sao anh lại muốn chạy đến thế: “Tôi muốn kể câu chuyện của mình cho tất cả những ai chưa từng có tiếng nói riêng bởi vì vẫn còn rất nhiều đứa trẻ hiện tại vẫn đang chịu khốn khổ trên chặng đường kinh khủng tôi đã trải qua. Chúng vẫn bị bắt cóc. Chúng vẫn bị đói hằng ngày và chúng không có gia đình”.
“Chúng tôi cần phải nói với thế giới hãy dừng những hành động đó lại, đừng dạy những đứa trẻ cầm súng AK-47 đi chiến đấu. Hãy để lũ trẻ chơi và làm những điều chúng muốn để chúng có thể nhìn thấy tương lai của mình”.
2. Cô tích London: Người không chân thi chạy
Nhiều người vẫn gọi vui Oscar Pistorius là người không chân chạy nhanh nhất hành tinh. Với đôi chân giả cùng một nghị lực phi thường, VĐV người Nam Phi đã vượt qua hàng loạt cuộc kiểm tra khắc nghiệt cũng như tranh cãi về mặt pháp lý để được quyền tham dự Olympic 2012.
Pistorius chạy nhanh hơn cả nhiều VĐV lành lặn khác
Đáng chú ý, Pistorius có thánh tích chạy không hề thua kém những VĐV lành lặn khác. Anh là đại diện điền kinh Nam Phi ở nôi dung 400m cá nhân và 400m tiếp sức. Mặc dù không giành huy chương nhưng anh đã chiếm được trái tim và nước mắt của hàng triệu khán giả khắp thế giới.
3. Xúc động cung thủ mù, tay vợt môt tay
Có những tấm huy chương dù không được trao nhưng làm người ta nhớ mãi. Đó là tấm huy chương cho tinh thần thể thao, tinh thần Olympic chân chính.
Natalia thi đấu ở Paralympic và cả Olympic
Cung thủ người Hàn Quốc Im Dong-Hyun thị lực chỉ còn 20/200, tức là gần như mù vẫn cùng các đồng đội lập 2 KLTG. Tay vợt người Ba Lan Natalia Partyka quyết định không thi Paralympic (Olympic của người khuyết tật) để cùng tranh tài với những đối thủ lành lặn trong môn bóng bàn. Cô suýt hạ gục cao thủ Trung Quốc tại vòng ba nôi dung đơn nữ. Tấm gương về ý chí, nghị lực của hai VĐV này chính là những hình ảnh đẹp nhất tại London 2012.
4. Bi kịch đằng sau tấm HCV của VĐV nhảy cầu Trung Quốc
Trong ngày đi vào lịch sử thể thao Trung Quốc với khi lần thứ ba liên tiếp giành HCV Olympic tại nội dung nhảy cầu 3m, Wu Minxia phải chịu đựng môt thông tin chấn động: Mải mê tập luyện cho London 2012, cô không hề hay biết bà ngoại ở nhà đã mất được môt năm.
Wu Minxia không thể tin vào tai mình khi nghe cha tiết lộ bí mật
Không những vây, gia đình còn giấu nhẹm việc mẹ Wu Minxia đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư vú quái ác. Phải tới khi cô mang vàng về cho đất nước, cha của cô, ông Wu Yuming mới tiết lộ thông tin này. Ông Wu Yuming thổ lộ rằng ông đã bị dằn vặt rất nhiều khi giữ kín bí mật với cô con gái. Ông coi việc không nói gì với cô chẳng khác nào sự lừa dối trắng trợn.
Rõ ràng, để vươn tới đỉnh vinh quang, mỗi VĐV phải hy sinh rất nhiều thứ. Đặc biệt là các VĐV Trung Quốc – đất nước vốn coi Olympic là mặt trận quan trọng trong tham vọng thống trị thế giới của mình.
5. Bà bầu Malaysia tranh tài Olympic
Khó tin nhưng có thực. Tay súng Nur Suryani Mohamed Taibi người Malaysia bất chấp mang thai đã 8 tháng vẫn nhât quyết tạo nên lịch sử khi lên đường cùng các đồng đội sang London. Các HLV của Taibi ở đôi tuyển đều khẳng định việc bầu bí không hề ảnh hưởng tới thành tích thi đấu của Taibi.
Hai người vẫn tốt hơn là thi đấu một mình!
6. Tấm HCV đẫm nước mắt của đoàn thể thao Mỹ
Hình ảnh Kayla Harrison giương cao tấm HCV Judo 78kg nữ ân chứa môt câu chuyện khủng khiếp đằng sau đó. Ít ai biết thời niên thiếu, cô từng nhiều lần bị bắt gặp cố gắng tự tử sau khi bị xâm hại tình dục từ HLV đôi tuyển Judo.
Tấm huy chương cho lòng dũng cảm đối diện với cuộc sống
Khỏi phải nói, Harrison đã phải vượt qua những gì để đi tới tân cùng vinh quang như ngày nay. Cô thực sự là niềm cảm hứng cho sự trỗi dậy của các VĐV nữ tại thế vận hội lần này.
7. Chân gãy vẫn chạy như bay
Chuyện không tưởng nhưng có thật tại Olympic London. Ngày thi đấu thứ 12, Manteo Mitchell, VĐV điền kinh Mỹ đã xuất sắc hoàn thành đường chạy 4×400m tiếp sức nam với thời gian 45,6 giây trên chiếc chân trái bị gãy (xương mác).
Tinh thần cống hiến quên mình của Mitchell là niềm tự hào của người Mỹ
Tinh thần thi đấu của Mitchell khiến Mitchell khiến không ít khán giả rớt nước mắt. Phát biểu sau cuộc thi, anh cho biết dù rất đau đớn nhưng vẫn ráng chạy hết lượt của mình vì không muốn làm các đồng đội thất vọng.
8. Nữ quyền và bước tiến lớn tại Olympic
Sarah Attar tham gia tranh tài tại nội dung 800m điền kinh nữ được coi là sự kiện đặc biệt tại London mùa hè này. Cô gái gốc Mỹ chính là nữ VĐV đầu tiên của Ả-rập Xê-út góp mặt ở đấu trường Olympic.
Lần đầu tiên trong lịch sử, môt cô gái Ả-rập xuất hiện tại thế vận hội
Dù có thành tích… chậm kỷ lục khi về bét trong số các VĐV tranh tài, Attar vẫn là minh chứng hùng hồn cho việc nữ quyền đã được quan tâm tại Olympic.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nửa sau của "cô gái vàng" Alex Morgan
Trong đội hình tuyển bóng đá nữ Mỹ vừa giành huy chương vàng Olympic 2012, tiền đạo Alex Morgan là gương mặt nổi bật. Không chỉ thi đấu xuất sắc khi ghi 4 bàn thắng mà cô còn là người có khuôn mặt rạng rỡ và thân hình như người mẫu.
Alex Morgan còn có một bí mật khác mà ít người biết - Ảnh: Reuters/Sport Illustrated
Trước khi đến London, Alex Morgan từng xuất hiện trên bìa tạp chí Sport Illustrated với trang phục bikini. Nhưng Alex Morgan còn có một bí mật khác mà ít người biết.
Trong trận chung kết bóng đá nữ vừa qua, tiền đạo Alex Morgan có một CĐV đặt biệt trên khán đài. Đó là anh chàng Servando Carrasco, hiện đang chơi tại giải MLS cho CLB Seattle Sounders FC.
Báo chí Mỹ cho biết Morgan và Carrasco đã hẹn hò được 4 năm từ khi họ còn học chung trường đại học California. Cả hai cùng mê bóng đá nên dễ dàng tìm được tiếng nói trong tình yêu.
Morgan và Carrasco cùng chọn bóng đá làm sự nghiệp tiến thân. Tuy nhiên có nghịch lý là Morgan nhanh chóng gặt hái thành công còn Carrasco vẫn là một anh chàng vô danh.
Morgan và Carrasco cùng có chung đam mê với quả bóng - Ảnh: AFP/Reuters
Morgan bắt đầu nổi danh từ năm 2008 khi đoạt Quả bóng bạc tại giải U.20 thế giới. Hiện Morgan được coi là một trong những cầu thủ Mỹ xuất sắc nhất và sẽ là thủ lĩnh tuyển nữ Mỹ trong tương lai khi các đàn chị như Wambach giải nghệ.
Trong khi đó, Carrasco mới chuyển sang chơi chuyên nghiệp vào năm ngoái và rất khó khăn để cạnh tranh vị trí tại CLB. Carrasco cho biết: "Khi tôi nói mình là bạn trai của Morgan thì các đồng đội tại Seattle không tin. Họ nghĩ rằng tôi bốc phét và khi biết sự thật, họ nói tôi là một gã may mắn. Có lẽ đúng thế thật".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Olympic 2012: Bóng chuyền bãi biển hấp dẫn nhờ... bikini Theo Ban tổ chức, môn bóng chuyền bãi biển (đặc biệt là nữ) đang thu hút nhiều CĐV và phóng viên tác nghiệp nhất. Nguyên nhân là do trang phục Bikini bắt mắt của các nữ VĐV. Theo xếp hạng của tờ Metro thì trang phục dành cho các nữ VĐV bóng chuyền bãi biển được xếp hạng nhất về độ quyến rũ...