8 căn bệnh về da phổ biến trẻ sơ sinh nào cũng dễ mắc, các mẹ đang nuôi con nhỏ nên lưu ý
Làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ sơ sinh khiến trẻ rất dễ mắc các chứng bệnh về da. Cha mẹ hãy tìm hiểu những căn bệnh thường gặp để có hướng xử trí phù hợp nhé.
Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm, đó là lí do tại sao trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về da. Mặc dù một số bệnh tương đối hiếm gặp nhưng đa số bệnh xuất hiện phổ biến và sẽ tự hết mà không cần điều trị.
Khoảng 30 đến 40 phần trăm trẻ sinh có mụn thịt bẩm sinh, có thể màu trắng hoặc màu vàng có mụn nước trắng xuất hiện trên mặt và thường biến mất sau vài tuần.
Hãy làm sạch và lau khô những nếp gấp trên da, đặc biệt là phía sau tai và ở ngấn cổ bởi đó là những nơi có độ ẩm cao và dễ xuất hiện các bệnh về da. Đây là những bệnh mà các mẹ cần chú ý quan sát nếu con mình mắc phải.
1. Chứng xanh tím đầu chi (Acrocyanosis)
Đây là tình trạng tay chân trẻ bị màu xanh, thường xảy ra khoảng một vài giờ sau sinh. Bác sĩ Low Kah Tzay, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện nhi đồng quốc tế Anson, cho rằng bệnh xanh tím đầu chi sẽ nguy hiểm nếu nó khiến tuần hoàn máu chậm khi đến một giới hạn nào đó. Nếu mặt và môi trẻ chuyển màu xanh, hãy gọi bác sĩ kiểm tra cho trẻ ngay.
2. Hồng ban dưới da ( Mottling)
Khi sinh ra, làn da của trẻ có thể bị hồng ban dưới da do mạch máu ngay dưới lớp trên cùng của da bị vỡ. Những vết này thường trông giống như mạng nhện hoặc hoa văn của các viên bi ve. Những vùng đỏ trắng lấm tấm đan xen xuất hiện khi tuần hoàn máu kém hoặc trẻ bị lạnh. Hồng ban dưới da cũng xuất hiện nếu trẻ bị ốm. Rất may là tình trạng này sẽ tự hết mà không cần điều trị.
3. Bệnh vàng da
Khi gan của trẻ chưa phát triển đủ để loại bỏ lượng bilirubin dư thừa sẽ gây ra tình trạng vàng da. Bilirubin là sắc tố màu vàng da cam, chất thải của quá trình vỡ hồng cầu trong máu.
Bệnh vàng da biểu hiện là da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng. Những trẻ sinh non (sinh khi chưa được 37 tuần tuổi) và một số trẻ bú sữa mẹ cũng có nguy cơ mắc bệnh vàng da.
Hàm lượng bilirubin cao có thể gây hại cho trẻ, gây ra hội chứng có tên gọi kernicterus (tổn thương não do vàng da nặng). Nếu không được điều trị có thể để lại những di chứng tổn thương não nặng nề. Trị liệu bằng ánh sáng và thường xuyên cho ăn có thể giúp trẻ thải bớt bilirubin qua phân.
4. Ban đỏ nhiễm độc
Ban đỏ nhiễm độc là bệnh về da thường thường gặp ở trẻ sơ sinh trong khoảng 1, 2 tuần đầu đời. Những mảng đỏ xuất hiện trên cả mặt và cơ thể, có thể có mụn mủ ở giữa những mảng ban đỏ. Tình trạng này thường tự biến mất sau một vài tuần mà không cần điều trị. Tuy có tên là ban đỏ nhiễm độc nhưng tình trạng này không gây hại gì đến trẻ nên chỉ cần cho trẻ đi khám nếu trẻ bị sốt.
5. Mụn sữa
Video đang HOT
Mụn sữa có liên hệ mật thiết với hooc môn mà trẻ thừa hưởng từ mẹ trong thai kì. Tình trạng có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, nhưng không cần điều trị.
6. Viêm da tiết bã (“cứt trâu” trên đầu)
Hiện tượng lớp vảy dày, màu vàng, nhiều dầu xuất hiện trên đầu trẻ được gọi là viêm da tiết bã, hoặc “cứt trâu” như cách gọi dân gian. Trẻ cũng có thể bị ban đỏ trên mặt, sau tai, trên cổ và dưới nách.
Tình trạng này hoàn toàn vô hại, nguyên nhân là do da tiết quá nhiều dầu, có thể là vì dư thừa hooc môn trong cơ thể trẻ sau sinh.
Làm mềm và lau đi lớp vảy này bằng cách nhẹ nhàng bôi một lớp mỏng dầu hạt điều hoặc hạt oliu lên đầu trẻ và chải nhẹ nhàng bằng bàn chải chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Đừng cố cậy ra bởi vì có thể gây ra viêm nhiễm.
Thêm nữa, cứt trâu cũng không làm tóc khó mọc đâu. Khi nào những mảng cứt trâu biến mất thì tóc sẽ mọc lại ngay.
7. Hăm tã
Dù bạn dùng loại bỉm nào thì hăm tã là một tình trạng rất phổ biến và thường gặp. Hiện tượng này xảy ra khi các tác nhân như phân, nước tiểu và vi khuẩn tiếp xúc với làn da nhạy cảm của trẻ.
Da bị ẩm kết hợp với cọ xát quá mức với bỉm gây ra tình trạng hăm tã – những vệt ửng đỏ, sưng tấy ở mông và đùi trẻ. Đôi khi tình trạng này là do viêm nhiễm hoặc trẻ bị dị ứng với thành phần của bỉm, tã.
Thay bỉm cho trẻ thường xuyên, nhưng đừng sử dụng khăn ướt có cồn. Sử dụng nước ấm và bông và vệ sinh vùng bị hăm. Đừng lau quá mạnh bởi vì như vậy có thể làm khô da trẻ. Sau khi thay bỉm, bôi kem chống hăm và sử dụng dầu chữa oxit kẽm để bảo vệ da trẻ. Để mông trẻ thoáng khí bằng việc cho trẻ không đeo tã vài phút mỗi ngày để giúp bé nhanh khỏi.
8. Bệnh eczema (chàm)
Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng, là tình trạng da thiếu các loại dầu và chất béo cần thiết để tạo thành hàng rào hiệu quả, khiến cho các tác nhân gây kích ứng tiếp xúc với da và làm khô da.
Những triệu chứng của bệnh chàm bao gồm làn da bị khô và kích ứng, ngứa, đỏ và nứt. Tình trạng này xuất hiện ở trẻ trên 3 tháng tuổi và xuất hiện trên da đầu, mặt, khuỷu tay, chân và vùng đeo tã.
Nhiều trẻ bị eczema do di truyền, nên hãy kiểm tra xem tiền sử gia đình có mắc phải hay không. Chế độ ăn uống cũng có thể là tác nhân kích thích căn bệnh này. Ở một số trẻ, tiếp xúc với sữa, trứng, lùa mì cũng gây ra các phản ứng dị ứng. Những tác nhân khác bao gồm bụi bẩn, lông thú và các hóa chất tẩy rửa chứa hương liệu và sulphate (đây là thành phần tạo bọt).
Bơi lội có làm tình trạng eczema xấu đi hay không? Bác sĩ Low cho biết những trẻ bị eczema có thể đi bơi nếu tình trạng đã ổn định. Tắm sau khi bơi, sử dụng loại sữa tắm không bọt, nhưng nếu trẻ bị sưng, ngứa nặng thì nên tránh đi bơi.
Chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh
1.Sử dụng những sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh, ví dụ sữa tắm nhẹ dịu, bột giặt không mùi khi giặt quần áo và chăn đệm của trẻ. Tránh dùng những sản phẩm chứa các hóa chất và hương liệu bởi vì chúng dễ xâm nhập làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh, gây dị ứng.
2. Khi tắm, tránh dùng nước quá nóng hoặc dùng khăn lau quá mạnh.
3. Tránh dùng phấn rôm có bột talc bởi vì trẻ có nguy cơ vô tình hít phải gây ra các bệnh về phổi.
4. Khi ra khỏi nhà, bôi kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 30, khi trẻ trên 6 tháng tuổi. Cho trẻ đội mũ hoặc che ô.
Nguồn: Smart Parent
Bố mẹ vô tình ngủ thiếp đi, đến khi tỉnh dậy thì chết lặng vì thấy con mình đã ra đi từ lúc nào trong vòng tay của bố
Mãi cho đến tận khi đi vào trong bếp rồi người cha mới nhận ra đứa con trên tay của mình không còn thở nữa.
Cô Amy Willis và anh Kevin Stanley ở Devon (Anh) ngủ quên lúc đêm muộn cùng với con trai mới 6 ngày tuổi, Joey. Hai người thức dậy lúc 1 giờ sáng và phát hiện điều khủng khiếp.
Sự việc xảy ra vào tháng 5 năm ngoái. Thời điểm đó, Kevin vẫn thấy con nằm trong vòng tay mình. Anh bế con vào bếp và mới nhận ra, Joey đã không còn thở nữa.
Bất chấp mọi nỗ lực hô hấp nhân tạo, bé Joey không thể nào trở lại với sự sống. Bé được xác nhận đã tử vong tại nhà mình hôm 16/5.
Cuộc điều tra được công bố tại Toá án ở Exeter hôm 17/4 cho thấy, mặc dù đã tiến hành khám nghiệm tử thi, nguyên nhân cái chết của bé Joey vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, việc bé ngủ chung giường với bố mẹ có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé tử vong.
Bé Joey qua đời khi vẫn nằm trong vòng tay của bố (Ảnh minh họa)
Joseph Lee, thường gọi là Joey, được mô tả là một em bé bình thường, khoẻ mạnh lúc chào đời bằng biện pháp mổ sinh. Mẹ bé đã thực hiện tốt việc cho con bú sữa mẹ. Nhưng Joey bị hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh - bé ngủ không sâu giấc, thường khóc ré lên trong đêm hoặc khóc từng cơn, khó dỗ và ảnh hưởng tới việc ăn uống.
Một ngày trước khi vĩnh viễn ra đi, Joey vẫn tươi tắn, tỉnh táo suốt ngày. Cậu bé bú mẹ rất ngoan lúc 9 giờ 30 tối. 2 giờ sau, bé thiếp ngủ trên ghế sofa với cha mẹ mình khi hai người cùng xem tivi.
Khi Kevin đi vào bếp để lấy ít kem, anh phát hiện, con trai mình đã ngưng thở. Còn mẹ bé, Willis, hiện đang mang thai lần nữa, khai với cảnh sát rằng, cô không nhớ đã được các chuyên viên y tế nhắc nhở gì về việc an toàn khi ngủ cùng trẻ sơ sinh. Bản thân bà mẹ này không gặp khó khăn gì khi ngủ chung với con đầu lòng.
Việc ngủ chung giường với bố mẹ có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé Joey tử vong.
Willis giải trình trong phiên điều tra: "Có một danh sách những điều lẽ ra tôi phải biết. Chỉ là chúng tôi đã thiếu sự suy xét bởi Joey khóc quấy rất nhiều. Do đó, chúng tôi đã quen với việc chẳng còn theo quy tắc gì nữa. Chúng tôi đã ngủ thiếp đi theo cách mà tôi thường không bị vậy vào ban đêm. Theo tôi, Joey sẽ tỉnh dậy 5 phút sau khi chúng tôi chợp mắt. Nhưng mọi việc đã không diễn ra như vậy".
Khoảng thời gian cận kề cái chết của con trai Joey, anh Stanley đã giảm uống rượu và đã dùng khoảng 4 ly táo lên men vào đêm bé Joey tử vong nhưng không phải là say.
Cha mẹ bé Joey đều tình nguyện thực hiện xét nghiệm máu để xem họ có lạm dụng thuốc không. Kết quả, không phát hiện gì. Cảnh sát đồng thời xác nhận, không có tình huống đáng nghi nào liên quan tới cái chết của Joey.
Hồi đầu tuần qua, một người mẹ cũng đã lên tiếng cảnh báo những phụ huynh khác về mối nguy hiểm khi ngủ chung với bé sơ sinh. Con trai cô, bé trai 7 tháng tuổi, cũng thiệt mạng khi ngủ chung giường với mẹ.
Jermiane Harris được mẹ bé, Sheree, phát hiện đã tử vong vào buổi sáng hôm 13/2. Người mẹ đã ngủ quên với cậu bé ở ngay bên. Nhưng khi tỉnh dậy để trả lời một cuộc điện thoại và trở lại giường, Sheree không thấy con đâu nữa.
Cô Sheree đau khổ đến cùng cực khi con trai mình - bé Jermaine đã ra đi sau một đêm ngủ trên giường với mẹ.
Cơ thể đã lạnh ngắt của Jermiane sau đó được tìm thấy ở một khe nhỏ giữa giường và nôi bé. Người mẹ phải đẩy chiếc giường lùi ra một chút mới trông thấy con.
Sheree mong muốn những bậc cha mẹ khác lắng nghe lời cảnh báo của mình: "Đừng để trẻ ở trên giường ngủ của bạn - đừng bao giờ. Tôi cứ nghĩ, con được an toàn trên giường của tôi. Không bao giờ, đừng bao giờ làm thế.
Tôi vốn có thể ngủ rất sâu. Nhưng khi có Jermaine ngủ chung giường với tôi, tôi chưa bao giờ ngủ say cả. Tôi thường ngủ chập chờn mỗi lần có con ở bên.
Nếu chia sẻ câu chuyện này, tôi có thể cứu sống một đứa trẻ hoặc ngăn không để bé bị thương, thì việc chia sẻ của tôi hoàn toàn xứng đáng. Tôi không thể thay đổi quá khứ. Nhưng tôi hi vọng, có thể cứu vớt tương lai của ai đó".
Nguyên nhân gây tử vong cho trẻ sơ sinh khi ngủ
Theo Mayo Clinic, sự kết hợp của các yếu tố thể chất và môi trường khiến trẻ có thể bị tử vong trong lúc ngủ. Những yếu tố này có sự khác biệt giữa từng trẻ.
Yếu tố thể chất
- Khuyết tật về não: Một số trẻ sơ sinh chào đời với các vấn đề khiến trẻ tăng nguy cơ đột tử, thường trong lúc ngủ. Ở nhiều em bé như thế này, một phần não kiểm soát việc hít thở và tỉnh giấc sau khi ngủ chưa hoàn thiện để có thể vận hành một cách bình thường.
- Sinh nhẹ cân: Trẻ sinh non hoặc là một phần trong các ca đa sinh cũng làm tăng nguy cơ bộ não của bé chưa phát triển đầy đủ. Do đó, trẻ thiếu sự kiểm soát cần thiết với các quá trình tự động như hít thở và nhịp tim.
- Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiều trẻ sơ sinh đột tử, thường trong lúc ngủ, mới đây bị cảm, từ đó, gây ra các rắc rối cho việc hít thở bình thường.
Yếu tố môi trường
Những vật dụng có trong nôi, cũi của trẻ và tư thế khi ngủ của trẻ có thể kết hợp với vấn đề thể chất để làm tăng nguy cơ đột tử trong lúc trẻ ngủ. Ví dụ:
- Trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp hoặc nghiêng: Trẻ được đặt nằm ngủ trong hai tư thế này có thể gặp nhiều khó khăn để thở so với trẻ nằm ngửa.
- Ngủ trên bề mặt mềm: Nằm úp mặt xuống một chiếc đệm mềm hoặc giường bên trong bơm nước có thể chặn đường thở của trẻ sơ sinh.
- Nằm chung giường: Nguy cơ đột tử khi ngủ của trẻ tăng lên nếu trẻ ngủ chung giường với cha mẹ, anh/chị/em hoặc thú cưng. Ngược lại, nguy cơ này giảm nếu trẻ ngủ chung phòng với cha mẹ (khác giường).
- Nhiệt độ quá cao: Được ủ quá ấm trong khi ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến bé tử vong.
Nguồn: Mirror
Con vài tuần tuổi, mẹ bơi lội, chạy bộ được không? Con tôi đã hơn 1 tháng tuổi. Tôi muốn ra ngoài nhiều hơn, bơi lội, chạy bộ trở lại vì đã cảm thấy hơi bức bí, nhưng gia đình vẫn lo ngại, muốn tôi ở nhà dưỡng sức, kiêng nước, kiêng gió... Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Mỹ Nhi (33 tuổi; ngụ quận 4, TP HCM), hỏi: Tôi vừa sinh con được...