8 cách làm ấm phòng cực nhanh mà lại ít tốn kém giúp gia đình vượt qua những ngày siêu lạnh sắp tới
Hà Nội đang ở quãng thời gian mà nhiệt độ chỉ 10 độ C và đây là những cách giúp phòng của bạn ấm lên nhanh chóng mà lại ít tốn kém
1. Sử dụng cửa sổ và rèm cửa để làm ấm phòng với ánh nắng mặt trời
Một trong những cách dễ nhất để căn phòng ấm hơn là tận dụng ánh nắng mặt trời, nguồn sưởi ấm nguyên thủy của mẹ thiên nhiên.
Ban ngày bạn nên để cho ánh nắng ấm áp chiếu vào phòng càng nhiều càng tốt, còn ban đêm nên chống mất nhiệt.
Sau đây là trình tự đơn giản mà bạn có thể thực hiện:
Buổi sáng: Trước khi đi làm hoặc đi học, hãy đóng toàn bộ cửa sổ phòng. Mở hết các rèm cửa sổ.
Mở rèm cửa để hứng nắng vào ban ngày.
Buổi chiều: Để mở rèm cửa cho đến khi nắng không còn chiếu vào phòng. Đóng rèm cửa ngay khi trời bắt đầu tối và trở lạnh.
Ban đêm: Đóng cửa sổ và rèm cửa suốt đêm để giữ nhiệt trong phòng.
Ban đêm thì kéo kín rèm.
2. Đặt chai nước nóng/túi sưởi nhiệt lên giường
Một trong những cảm giác tệ nhất trên đời là mặc bộ đồ ngủ đi lại trong căn phòng rét buốt, rồi đến khi vào giường ngủ thì chiếc giường cũng lạnh như băng.
Mặc dù giường sẽ ấm lên khi bạn nằm được một lúc, nhưng bạn có thể tránh được cảm giác rùng mình bằng cách sưởi ấm giường trước khi ngủ.
Một chai nước nóng sẽ là cách tuyệt vời để làm điều này; bạn chỉ cần đổ nước thật nóng vào chai, đậy nắp thật chặt và đặt bên dưới lớp chăn ở giữa giường trước khi vào giường 15 phút.
Khi chai nước nguội đi, nó sẽ tỏa nhiệt ra xung quanh và cho bạn cảm giác ấm áp và dễ chịu khi nằm vào.
Video đang HOT
Hoặc bạn có thể sử dụng túi chườm nước nóng y tế có bán tại hiệu thuốc hoặc trên mạng với giá khoảng hơn một trăm ngàn đến vài trăm ngàn đồng để đặt trong giường cho ấm. Túi chườm này sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần đun nước nóng rồi đổ vào túi, đóng nắp lại là xong.
Tuy nhiên bạn lưu ý là không nên đổ quá nhiều nước tránh làm túi căng phồng.
Túi chườm nóng y tế được bán ở các hiệu thuốc.
3. Dùng chăn/đồ chuyên dụng bịt kín các khe hở
Khi bạn đang cố gắng giữ ấm phòng, điều gây phiền toái nhất là các khe hở, nơi mà không khí lạnh có thể lọt vào phòng. Bạn có thể dùng giẻ, chăn hoặc các thanh bịt để bịt kín các khe hở trong khi chờ đợi giải pháp lâu dài hơn (như thay thế cửa sổ bị hở, v.v…). Khi những khe hở khiến gió lọt vào lạnh buốt thì cách ứng phó đơn giản này có thể tạo nên sự khác biệt lớn.
Bạn không biết chắc trong phòng có khe hở nào không? Có nhiều cách để bạn phát hiện ra. Một cách đơn giản là áp bàn tay vào gần các khe trên cửa sổ hoặc cửa ra vào và cảm nhận không khí chuyển động. Bạn cũng có thể dùng nến để thử – nếu ngọn lửa lập loè khi bạn đưa lại gần các khe thì tức là có gió lọt vào.
4. Dùng máy sấy tóc thổi vào giường
Mẹo này có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng thực sự có tác dụng. Xét về bản chất thì máy sấy tóc cũng như chiếc máy sưởi tí hon có quạt bên trong. Bạn có thể thổi khí nóng trực tiếp vào giường hoặc nhấc chăn lên và hướng đầu máy sấy tóc vào trong chăn để tạo một túi khí ấm trước khi nằm vào đó.
Cẩn thận đừng để các bộ phận kim loại của đầu máy sấy tóc chạm vào chăn ga trải giường, đặc biệt nếu đó là chất liệu dễ chảy (như vải polyester hoặc những chất liệu tương tự.)
5. Đừng bỏ phí những cây nến
Những cây nến sẽ thực sự hữu ích cho việc giữ ấm nhà cho bạn, dù bạn có sử dụng những cây nến nhỏ hay to thì chúng đều mang tới sự ấm áp kinh ngạc đó nhé.
Vậy chẳng lý do gì mà bạn không thắp sáng ngôi nhà của mình bằng những ngọn nến và đừng quên cất giữ chúng khi cần thiết.
6. Làm ấm nhà bằng mùi hương
Nghe có vẻ khó tin nhưng theo như các nhà nghiên cứu cho rằng mùi hương sẽ là một trợ lý đắc lực giữ ấm phòng mùa đông, đơn giản bằng những tinh dầu, nến thơm, nước hoa, sáp thơm, thực phẩm, gia vị… đều có tác động đáng kể đến thể chất và xúc cảm của con người.
Hãy làm ấm ngôi nhà của bạn bằng mùi hương gừng, trầm hương, quế, cà phê, đông táo, thông…
7. Sử dụng thảm
Phần lớn nhiệt độ trong phòng có thể thất thoát ra ngoài khiến cho căn phòng trở nên lạnh lẽo qua mặt sàn nhà bằng đá, gạch, gỗ. Một phương pháp cực kỳ đơn giản và tiết kiệm mà hiệu quả bạn có thể áp dụng là sử dụng thảm trải sàn.
Thảm trải sàn không chỉ giữ ấm cho căn phòng và đôi bàn chân của bạn vào ngày giá rét mùa đông, mà còn làm điểm nhấn thẩm mỹ cao cho cả căn nhà.
8. Sử dụng rèm cửa dày
Cửa sổ phòng trong nhà cũng chính là nơi thoát nhiệt nhiều nhất và cũng là nơi xâm nhập khí lạnh nhiều nhất. Chính vì vậy, mùa đông cần phải trang bị cho các cửa sổ những chiếc rèm dày để che kín hết các phần khung cửa.
Việc làm này sẽ là cách giữ ấm nhà mùa đông cực hiệu quả, giảm bớt phần nhiệt ấm thoát ra bên ngoài và nhiệt lạnh tràn vào bên trong.
Hãy trang bị cho cửa sổ nhà bạn 1 trong 2 loại rèm dưới đây:
Rèm 2 lớp linh hoạt sử dụng theo điều kiện thời tiết. Vào ban ngày mùa đông khi có nắng ấm mặt trời thì bạn chỉ cần dùng lớp rèm mỏng để nhiệt độ lọt vào phòng sưởi ấm, nhưng vẫn đảm bảo ngăn cản được gió lùa vào nhà.
Còn ban đông khi nhiệt độ xuống thấp, bạn sử dụng cả 2 lớp rèm để giữ ấm tốt nhất cho căn phòng.
Rèm cửa 2 lớp.
Rèm 1 lớp chất liệu nhung hoặc dạ, đây đều là những chất liệu có độ dày nhất định và giữ nhiệt rất tốt cho cả phòng điều hòa.
Rèm cửa 1 lớp.
Tuyệt chiêu lựa chọn rèm cửa căn hộ không nên bỏ qua
Dưới đây là trọn bộ "bí kíp" giúp bạn lựa chọn rèm cửa phù hợp cho căn hộ của mình.
Lựa chọn chất liệu may rèm cửa
Trên thị trường hiện nay có đa dạng chất liệu may rèm, từ các loại vải như nhung, gấm, đũi, lụa cho đến nhôm, nhựa tổng hợp, chất dẻo,... Trong đó, rèm vải là loại truyền thống và thông dụng nhất.
Ngoài ra, vải nhung, gấm cũng được ưa chuộng để làm rèm treo trong phòng phong cách cổ điển vì có màu sắc sang trọng, bền chắc, độ rủ cao. Ngoài ra, các loại vải như tuyn, đũi, lụa, sa tanh cũng phù hợp để tôn lên vẻ đẹp quý phái của không gian.
Hiện nay, chất liệu may rèm cửa căn hộ rất đa dạng. (Đồ họa: Trang Thiều)
Đặc biệt, vải thô, trơn một màu hoặc có hoa văn nhẹ nhàng, đơn giản cũng rất thích hợp làm rèm cửa cho ngôi nhà phong cách hiện đại. Lưu ý, khi chọn vải may rèm, bạn nên sử dụng chức năng đèn pin của điện thoại để soi thử, kiểm tra độ chắn sáng của vải. Ngoài ra, rèm che cửa sổ hướng về nơi quá ồn cũng nên làm bằng vải dày để tăng cường khả năng cách âm.
Lựa chọn màu rèm cửa
Để căn phòng của bạn hài hòa, cân đối về màu sắc, bạn nên chọn màu rèm cửa phù hợp với màu sơn tường và thể hiện sự liên kết với đồ nội thất. Trước hết, hãy chọn màu vải cùng tông với màu sơn tường, không nên "lệch pha" gây mất thẩm mỹ.
Màu sắc rèm cửa đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho gia chủ. (Đồ họa: Trang Thiều)
Gợi ý dành cho bạn là, các rèm màu sáng như màu kem, trắng ngà, vàng nhạt hoặc các tông màu trung tính như xám nhạt dễ phối với nhiều màu. Khi lựa chọn màu hãy lưu ý, rèm cửa là một mảng lớn trong không gian nội thất, nên làm nền để tôn lên vẻ đẹp của đồ đạc, nâng cao giá trị thẩm mỹ của căn nhà.
Lựa chọn kích thước rèm cửa
Trước khi quyết định đặt may rèm cửa, bạn nên trao đổi một số thông số cơ bản mình mong muốn với nhân viên. Dưới đây là một số lưu ý về kích thước rèm cửa:
- Về chiều cao, rèm cửa nên che kín từ trần xuống cách sàn khoảng 5-7 cm. Nếu là rèm cửa sổ, nên thả rèm xuống dưới khung cửa khoảng 20 cm.
- Về chiều rộng, rèm cửa nên bao trùm toàn bộ mảng tường hoặc rộng hơn so với cửa sổ mỗi bên tối thiểu 50 cm.
Hãy lưu ý về kích thước rèm cửa khi đặt may. (Đồ họa: Trang Thiều)
- Rèm vải có độ rủ đẹp nhất là khi chiều rộng của vải bằng 2,5 lần chiều rộng thực tế của cửa sổ.
- Thanh treo nên dài hơn chiều rộng khung cửa của bạn từ 24-36 cm. Phần dư ra chính là nơi bạn buộc cố định các tấm vải rèm ở hai bên cửa sổ khi không cần chắn sáng, đồng thời giúp khung cửa sổ lớn hơn so với thực tế.
15 món đồ nhỏ nhặt nhưng đang âm thầm phá hoại phòng bếp của bạn Chỉ cần cải thiện những điều này phòng bếp của gia đình bạn sẽ hoàn hảo không còn một điểm để chê trách. Trong quá khứ, nhà bếp không được đánh giá cao khi tách rời khỏi tất cả các không gian chính khác trong nhà. Trong nhà bếp, mọi người chỉ nấu thức ăn và sau đó họ dùng bữa trong phòng...