8 cách khử độc rau củ quả ngậm hoá chất cực đơn giản hiệu quả nhất
Bằng những nguyên liệu sẵn, bạn có thể sử dụng có để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản hoa quả một cách tự nhiên và đơn giản.
Lý do cần rửa sạch hóa chất nguy hại ra khỏi rau củ quả:
- Bảo vệ bộ não: nhiều loại thuốc trừ sâu sản sinh hóa chất Organophosphate sẽ gây ra chất độc ảnh hưởng đến thần kinh. Khi bị phơi nhiễm, chúng sẽ gây ra bệnh Parkinson làm rối loạn sự vận động của cơ thể.
- Giảm nguy cơ ung thư: thuốc trừ sâu được dùng rộng rãi trong việc diệt cỏ lại là thứ hóa chất chết người gây nên ung thư. Chúng có thể xâm nhập dễ dàng vào máu và nguy hiểm nhất là sữa mẹ.
- Bảo vệ sức khỏe cho trẻ: trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ mẫn cảm với các hóa chất bên ngoài. Trẻ nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu sẽ có sức đề kháng yếu, vận động và trí tuệ kém hơn so với trẻ không bị nhiễm.
Mẹo rửa rau củ ngâm hóa chất
Ngâm với baking soda
Đây là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch các loại trái cây, rau quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu một cách tự nhiên và hiệu quả.
Cho vào thau chuyên dùng rửa rau quả 5 ly nước lớn (khoảng 1,5 lít nước), thêm vào thau 4 thìa nhỏ baking soda (bột nở) rồi khuấy đều hỗn hợp.
Ngâm rau củ quả với giấm và chanh
Giấm và chanh có tác dụng như thuốc khử trùng và cũng có thể giúp loại bỏ sáp hoặc bất kỳ thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ. Chiết xuất hạt bưởi là một tác nhân chống vi khuẩn mạnh cũng như chống nấm. Vì chiết xuất hạt bưởihơi đắng và có thể gây kích ứng nên cả chai nước xịt to chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ khoảng 10 giọt.
- 1/2 đến 2 ly nước
- 2 muỗng giấm trắng
- 2 muỗng nước cốt chanh
- 10 giọt chiết xuất hạt bưởi (không bắt buộc)
Pha trộn với nhau và đổ vào một bình xịt. Phun vào trái cây và rau củ (trừ nấm) và để yên trong một vài phút. Dùng tay xoa nhẹ nếu cần thiết rồi rửa sạch.
Video đang HOT
Ngâm với bột nghệ
Nghệ có đặc tính khử trùng mạnh mẽ nên cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu trên rau củ hiệu quả.
Bạn chỉ cần cho 5 thìa nhỏ bột nghệ vào một chậu nước sôi (tùy vào lượng hoa quả cần ngâm), khuấy đều và để chậu nước nghệ nguội hẳn.
Sau đó, cho trái cây và các loại rau vào ngâm trong vòng 15 phút. Rửa sạch lại lần nữa với nước sạch là được. Trái cây và rau quả lúc này đã đạt chuẩn an toàn cho cả gia đình rồi đấy.
Dùng nước vo gạo để ngâm
Nước vo gạo rất tốt trong việc khử chất trừ sâu trong rau, củ, quả. Bạn có thể dùng nước vo gạo để ngâm trong 5 – 10 phút để trung hòa độc tố từ thuốc trừ sâu có thể dư thừa trên rau củ quả.
Ngâm giấm loãng
Cho rau quả vào một chậu nước, cho một chút giấm vừa đủ vào chậu. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 15 phút. Sau đó, vớt rau củ quả ra. Rửa lại sạch với nước. Sau đó để ráo và sử dụng.
Ngâm nước muối
Đặt rau củ hoặc hoa quả vào chậu, hòa tan hỗn hợp 4 cốc nước ấm với 2 thìa muối rồi đổ vào chậu rau củ quả. Ngâm trong khoảng 20-30 phút. Sau đó vớt thực phẩm ra, rửa lại kĩ với nước lạnh .
Không nên áp dụng phương pháp này đối với các loại trái cây vỏ mỏng vì như thế nước muối sẽ làm hỏng trái cây.
Gọt vỏ
Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để loại bỏ lưu lượng hóa chất trên thực phẩm tươi, trừ những loại vỏ mỏng hoặc không có vỏ, cuống.
Một số loại rau như rau diếp, bắp cải, cần tây… thì nên cắt bỏ phần ngọn hoặc phần ngoài cùng của rau.
Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muốihay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Theo www.phunutoday.vn
Những thực phẩm nằm trong "danh sách đen" của chuyên gia y tế vì rất hại não
5 món ăn dưới đây nằm trong "danh sách đen" của các chuyên gia y tế bởi nếu chúng ta ăn quá nhiều, bộ não sẽ bị tổn hại nghiêm trọng không ngờ.
Không chỉ là một cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng của, não bộ còn là nơi tồn tại của trung khu thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người.
Nếu cơ quan này bị tổn thương ở mức độ nhẹ, trí nhớ sẽ có nguy cơ bị suy giảm. Ngược lại, những tổn thương nặng ở não có thể dẫn tới tình trạng người bệnh khó vận động, thậm chí không có khả năng tự lo liệu những việc nhỏ trong cuộc sống.
Từ đó có thể thấy, bảo vệ bộ não là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các dược liệu bổ não, các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên tránh xa 5 loại thực phẩm gây tổn hại não bộ dưới đây.
1. Thực phẩm có chì
Chì là một kim loại nặng đặc biệt có hại đối với cơ thể con người. Nguyên tố này có thể gây cản trở tới quá trình hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, canxi, kẽm...
Đối với các tế bào não nói riêng, chì chính là một "sát thủ" nguy hiểm. Chất độc tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
Đặc biệt, chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em.
Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc chì như trứng muối, bỏng ngô... để bảo vệ não bộ.
Trứng muối có mặt trong danh sách những thực phẩm có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc chì. (Ảnh minh họa).
2. Thực phẩm chiên rán, xông khói
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những loại thức ăn dùng dầu, mỡ chiên rán ở mức nhiệt trên 200 độ C hoặc những thực phẩm được phơi quá lâu dưới ánh mặt trời sẽ chứa nhiều lipid peroxide.
Loại chất béo này có khả năng đẩy nhanh quá trình lão hóa não, làm tổn hại trực tiếp tới sự phát triển của não bộ, thậm chí có nguy cơ gây mất trí nhớ.
Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn các loại thịt hoặc cá được chế biến bằng các phương pháp như chiên, xào, rán, xông khói hoặc ngâm tẩm, phơi nắng quá lâu.
3. Món ăn quá mặn
Muối là một loại gia vị trọng yếu, đồng thời cũng là một vi chất thiết yếu đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, thói quen ăn quá mặn lại đặc biệt gây hại cho cơ thể, nhất là não bộ.
Ăn mặn không chỉ gia tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch mà còn làm hỏng các mạch máu, gây cản trở việc cung cấp máu cho não, lâu dài dẫn tới tình trạng não bị thiếu máu, thiếu oxy cùng các biến chứng như mất trí nhớ, chậm phát triển tâm thần...
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo người lớn chỉ nên hấp thu không quá 7gr muối/ngày. Con số này đối với trẻ nhỏ là 4gr muối/ngày/người.
Muối tuy tốt, nhưng ăn quá lượng sẽ gây tổn thương não bộ. (Ảnh minh họa).
4. Thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu
Trong quá trình sơ chế, bạn nên chú ý làm sạch thực phẩm triệt để, nhất là đối với những loại rau, củ, quả.
Vì nhiều mục đích khác nhau, những loại rau củ thường được phun thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình nuôi trồng. Do đó, nếu không sơ chế kỹ, những thành phần thuốc còn lưu lại trên thực phẩm sẽ dẫn đến nguy cơ tiêu chảy, ngộ độc, thậm chí phá hủy tế bào não bộ.
5. Thực phẩm có chứa đường hóa học
Những loại đường có nguồn gốc tự nhiên như đường mía, đường glucose hoàn toàn vô hại với cơ thể nếu hấp thu với số lượng vừa phải. Bởi ăn nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm cho thể trạng và não của trẻ thiên về tính acid, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Bên cạnh đó, hiện nay có không ít loại thực phẩm có thành phần đường hóa học, nhất là những loại đồ ăn vặt. Tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này có thể làm hư hại tới tổ chức của các tế bào não và ảnh hưởng tới quá trình phát triển ở trẻ.
Theo Tri Thức Trẻ/soha
Cách muối măng tươi ngon Cách ngâm măng tươi ngon như thế nào để không bị hỏng, bị mốc sau khi ngâm. Măng tươi sau khi ngâm sẽ để được bao lâu, nên bảo quản măng tươi ngâm như thế nào? Tất cả sẽ có trong cách ngâm măng tươi ngon, chuẩn nhất dưới đây nhé! Nguyên liệu để ngâm măng tươi:Măng tươiNước ngâm (tỏi, giấm ăn, ớt,...