8 cách không thể bỏ qua để chống ngủ gật khi lái xe
Không dễ dàng để chống lại cơn buồn ngủ trong lúc lái xe khi bạn đang mệt mỏi hoặc lái xe vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu biết cách, bạn có thể cải thiện tình hình nhằm giúp lái xe an toàn hơn.
Khi buồn ngủ, phản xạ của người lái sẽ chậm lại, độ tỉnh táo giảm, rất dễ căng thẳng và khả năng xử lý tình huống thiếu chính xác. Nghiên cứu mới đây cho thấy, một tài xế bị coi là đang “gà gật” khi anh ta nhắm mắt thay vì chớp mắt, đầu anh ta lắc lư về phía trước rồi gật gù về phía sau và thay vì đảo mắt quan sát đường đi hay nhìn gương, mắt anh ta thường đờ đẫn và chỉ tập trung về một điểm cố định.
Khi buồn ngủ, phản xạ của người lái sẽ chậm lại
Khi cơ thể rơi vào trạng thái vô thức, tài xế mất đi khả năng điều khiển xe, chạy không ổn định, lấn làn. Lái xe không kịp phản xạ để tránh tình huống nguy hiểm khi tới gần chướng ngại vật hoặc phương tiện giao thông khác. Chính bởi thế ngủ gật là một trong những nguyên nhân gây ra những tai nạn nghiêm trọng.
Cách nào để chống ngủ gật khi lái xe?
1. Ngủ đủ giấc trước khi lái xe
Cách tốt nhất để chống ngủ gật là ngủ đủ. Người lớn cần giấc ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 7 tiếng mỗi ngày. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, có thể coi là thiếu ngủ.
Trước khi lái xe hãy ngủ đủ giấc
2. Đã lái xe thì không rượu, bia
Đây dường như là nguyên tắc đầu tiên khi lái xe. Uống rượu bia không chỉ khiến bạn thiếu tỉnh táo, thực hiện sai hành vi, mất khả năng điều khiển mà còn là nguyên nhân dẫn đến trạng thái ngủ gật.
Uống rượu bia thì không lái xe
3. Không chạy xe liên tục quá 4 tiếng
Video đang HOT
Khi mệt mỏi tự bản thân cơ thể sẽ đòi hỏi được nghỉ ngơi. Sau 2 tiếng chạy xe liên tục, tài xế nên dừng và xuống xe, vận động cơ thể chừng 10-15 phút lấy lại sự tỉnh táo, rồi mới tiếp tục lái. Một tài liệu thần kinh của Mỹ khuyến cáo, không nên lái xe liên tục trong 4 tiếng. Vì khi đó não bộ đã làm việc quá sức, cơ thể không còn khả năng tập trung.
Không chạy xe liên tục quá 4 tiếng
4. Uống trà hay cà phê để lấy lại sự tỉnh táo
Nếu bạn không thể chống lại cơn buồn ngủ thì nên dừng lại một quán ven đường và uống một tách trà hay ly café để lấy lại sự tỉnh táo. Nhớ sau khi uống xong phải đợi khoảng 30 phút để các chất ngấm vào bên trong.
Dùng trà hay cà phê để lấy lại sự tỉnh táo khi lái xe
5. Chọn thời điểm lái
Bạn không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm. Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm. Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.
Chọn thời điểm lái phù hợp để không buồn ngủ
6. Vặn to đài, vận động cơ thể
Khi lái xe đường trường một mình, bạn nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó nên nghỉ 2h mỗi khi đi được từ 150 đến 200km. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 500km/ngày.
7. Sử dụng thiết bị chống buồn ngủ
Một số hãng sản xuất xe và phụ kiện đã có nhiều giải pháp công nghệ nhằm ngăn chặn như kính chống buồn ngủ, tai nghe chống ngủ gật.. Công dụng của chúng thường là cảnh báo tài xế khi họ có những biểu hiện ngủ gật, vì không phải lúc nào lái xe cũng tự nhận ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng khi sử dụng các loại thiết bị này bạn sẽ không buồn ngủ.
Sử dụng thiết bị chống buồn ngủ
8. Học những mẹo đơn giản
Theo kinh nghiệm của nhiều “bác tài”, mẹo ăn quả chua hoặc ớt, rửa mặt, ngâm chân trong nước lạnh, nhai kẹo cao su… cũng là những biện pháp đơn giản để chống buồn ngủ, dù rằng đó chỉ là những phương án tạm thời.
Ngoài ra, khi bạn không thể nhớ được những km cuối cùng bạn vừa đi qua, đôi lúc lái lệch ra khỏi làn đường của mình. Khi bạn cảm thấy suy nghĩ không còn thật tập trung, ngáp liên tục hoặc suýt đâm vào cái gì đó… bạn nên dừng xe lại nghỉ ngơi và tuyệt đối không lái xe tiếp.
Chỉ với một số bí quyết chống buồn ngủ khi lái xe máy ở trên, các bạn có thể dễ dàng vượt qua cơn buồn ngủ và lái xe an toàn.
Theo Cartimes
Cần kiểm tra những gì trước khi lái xe đi du lịch
Lái ô tô trên hành trình dài đồng nghĩa với việc phải liên tục đối mặt với những thay đổi về địa hình, thời tiết, giao thông... trong hoàn cảnh đó, lái xe cần có những kỹ năng để đảm bảo an toàn.
1. Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nhiên liệu
Kiểm tra phía dưới gầm xe xem có bị rò rỉ nhiên liệu, các chất lỏng phụ như nước làm lạnh, dầu máy, dầu phanh... Lái xe với rò rỉ chất lỏng có thể gây ra hỏng hóc của hệ thống lái, phanh hoặc tản nhiệt...
Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nhiên liệu trước khi đi
2. Lốp xe
Kiểm tra lốp xe có độ căng phù hợp, nếu có bất kỳ dấu hiệu non hơi hay hao mòn thì phải khắc phục hoặc thay thế. Trong trường hợp xấu nhất, một lốp xe nổ lại có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, nhất là khi xe di chuyển trên đường xa lộ, cao tốc.
Kiểm tra lốp xe rất cần thiết trước khi đi xa
3. Hệ thống đèn báo tín hiệu
Nhờ một người đứng đằng sau xe của bạn để kiểm tra đèn. Khởi động xe và kích hoạt các tín hiệu hướng xi nhan, sau đó là hệ thống phanh và vào số lùi để người phía sau có thể thấy nếu đèn đang làm việc một cách chính xác.
Yêu cầu người đứng ở phía trước của chiếc xe, sau đó bật đèn pha và kích hoạt các tín hiệu hướng xi nhan.
Kiểm tra hệ thống đèn báo tín hiệu rất quan trọng trước mỗi chuyến đi
4. Kiểm tra chất làm mát
Kiểm tra tất cả các mực chất lỏng, bộ tản nhiệt và các ống dẫn chất làm mát. Rất nhiều xe gặp vấn đề trên đường là do thiếu chất làm mát động cơ.
Kiểm tra nước làm mát của động cơ
5. Kính lái và gương chiếu
Kiểm tra kính trước sau và các cửa kính lái, phụ để chắc chắn rằng bạn có một tầm nhìn tốt. Kiểm tra gương chiếu sau, chiếu hậu, đảm bảo sự kết nối liên tục phù hợp, đem lại cho bạn cái nhìn thật của con đường.
Kiểm tra kính trước sau và các cửa kính lá
6. Bảng điều khiển
Hệ thống bảng điều khiển và đồng hồ của xe giúp cho người mới học lái xe ô tô rất nhiều khi mới làm quen với xe, xe càng hiện đại thì tính tương tác, hỗ trợ người dùng càng tốt. Nếu cho chúng ta biết những lỗi kỹ thuật xe đang mắc phải cũng như cho biết xe đang ở trạng thái tốt, mọi thứ hoạt động bình thường. Hệ thống cảnh báo sẽ hiển thị ngay sau khi bạn khởi động xe, nên bạn có thể biết ngay lập tức tình trạng xe của mình.
Hệ thống cảnh báo sẽ hiển thị ngay sau khi bạn khởi động xe
7. Quạt thông gió và điều hòa không khí
Kiểm tra hệ thống thông hơi, hệ thống sưởi ấm và điều hòa không khí để đảm bảo chúng làm việc ổn định, nhờ chúng mà bạn có thể làm sạch không khí trong xe hoặc rã đông, tránh hấp hơi trên mặt kính mỗi khi gặp trời mưa, tạo điều kiện lái xe an toàn.
Theo Cartimes
"Vượt qua sợ hãi" khi lái xe ban đêm Có nhiều lý do để bạn lựa chọn việc khởi hành một chuyến đi dài vào ban đêm hay tờ mờ sáng. Tuy nhiên việc đi xe vào ban đêm sẽ tiềm ẩn những hiểm họa lớn hơn rất nhiều so với đi ban ngày . 1. Nguy cơ của việc lái xe vào ban đêm Theo khảo sát của một tổ chức...