8 cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà mẹ cần biết
Với nhiều bậc cha mẹ, bữa ăn của trẻ có thể nói là khoảng thời gian không bình yên nhất trong ngày khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn,… Do đó, những cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Chắc hẳn, mỗi ông bố bà mẹ đều đã có ít nhất một vài lần phải bày đủ trò để giúp trẻ ăn ngon hơn. Thậm chí, với một số không nhỏ thì bữa ăn của con đã trở thành cuộc chiến của cả gia đình khi bé không muốn ăn, không chịu ăn,… Do đó, những cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là điều mà hầu hết tất cả các bậc phụ huynh đều vô cùng quan tâm.
Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm (ảnh: internet)
Cùng tìm hiểu và thực hiện 8 cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn hằng ngày:
1. Cho trẻ ăn khi đói là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Hầu hết chúng ta hiện nay đều cho trẻ ăn theo lịch mà cha mẹ đã đặt ra. Tuy nhiên, đôi lúc điều này lại chính là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn, trẻ ăn không ngon miệng,… bởi đơn giản là chúng chưa đói.Vì thế, cho trẻ ăn lúc cảm giác đói của trẻ xuất hiện chính là một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn rất dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, việc cho ăn vào lúc trẻ đói đôi khi có thể đưa đến các bất tiện về giờ giấc, công việc,… Vì thế, cha mẹ cần điều chỉnh dần dần cữ ăn của trẻ về những khung giờ cố định để giúp việc ăn uống của trẻ thuận tiện hơn và điều độ hơn.
2. Giảm sử dụng đồ ăn vặt để tạo cảm giác đói cho bé
Đồ ăn vặt luôn luôn là sở thích của mọi đứa trẻ và đôi khi nó còn là thần dược để dỗ dành các bé. Nhưng với nguồn năng lượng cao thì những đồ ăn vặt như bim bim, bánh kẹo, khoai tây chiên, xúc xích,… lại khiến trẻ luôn đủ năng lượng và không thấy đói. Do vậy, một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn chính là hãy cắt giảm bớt lượng thức ăn vặt sử dụng hằng ngày của trẻ.
3. Không nên cho trẻ ăn uống quá nhiều bữa trong ngày
Video đang HOT
Ăn quá nhiều bữa trong ngày khiến lúc nào trẻ cũng được bổ sung năng lượng thường xuyên và dạ dày của trẻ cũng luôn chứa một lượng thức ăn đáng kể nhất định. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy ngang bụng, không đói.
Do vậy, hãy dừng việc cho trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày để giúp trẻ có cơ hội được đói và thèm ăn cũng là một cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước trước bữa ăn quá gần tránh làm trẻ cảm thấy no do uống nước và không muốn ăn khi bữa ăn đã đến.
4. Đa dạng khẩu phần ăn kích thích trẻ ăn ngon
Sự chán ăn của trẻ còn có thể gây nên bởi một nguyên nhân rất hay gặp chính là khẩu phần ăn quá đơn điệu. Khi sáng, trưa, chiều, tối trẻ đều phải lặp lại sử dụng một loại thức ăn nhất định thì việc chán ăn là điều hết sức dễ hiểu.
Vì thế, đa dạng hóa thành phần thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ từ nhiều nhóm khác nhau (chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất xơ,… ), cùng với việc thay đổi thường xuyên công thức chế biến,… chính là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn hết sức hiệu quả mà cha mẹ có thể thử.
5. Tôn trọng sở thích của trẻ
Là người lớn, đôi khi chúng ta thường hay áp đặt quan điểm của mình cho trẻ khi cho rằng món này là ngon, món này là tốt và chúng ta ép trẻ phải sử dụng thức ăn theo ý của chúng ta. Nhưng thử đặt câu hỏi, nếu trẻ không thích những thứ mà chúng ta nấu thì sao? Rất đơn giản, đó chính là việc trẻ không chịu ăn.
Vì thế, cha mẹ hãy chú ý những loại thực phẩm mà trẻ thích, những kiểu nấu mà trẻ thích,… để nấu ăn hợp khẩu vị của trẻ hơn. Và hơn hết cũng đừng ngần ngại nấu nếu như trẻ muốn ăn những món ăn tương đối quái đản hoặc thứ mà bạn cho rằng sẽ khó ăn,… bởi đó chính là điều chúng thích.
6. Không nên ép trẻ ăn
Phải ăn hết phần ăn đã chuẩn bị là điều mà rất nhiều cha mẹ cho rằng nên như thế. Vì vậy, đôi lúc chỉ vì một hai thìa cơm cuối bát mà cha mẹ và trẻ đã có một cuộc chiến không nhỏ. Điều này lại hoàn toàn là một sai lầm.
Bởi khi trẻ đã ăn no thì cả về sự ngon miệng và sức chứa của dạ dày bé đều đã hết. Việc ép trẻ ăn khi trẻ không ngon miệng hoặc no quá sẽ đều gây khó chịu cho trẻ và tạo ấn tượng xấu cho trẻ về bữa ăn. Vì thế, không nên ép trẻ ăn khi trẻ đã no chính là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ cần nhớ.
7. Tạo sự hào hứng cho trẻ đối với bữa ăn
Một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ có thể thực hiện chính là tạo sự hào hứng của trẻ đối với bữa ăn. Sự hào hứng, thích thú của trẻ đối với bữa ăn có thể được tạo nên bằng nhiều cách như cho trẻ cùng tham gia nấu ăn, cho trẻ ăn ngoài trời, nghe những câu chuyện của cha mẹ trong khi ăn,…
8. Cho trẻ tập luyện nhiều hơn
Trẻ tập luyện và hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh hơn mà nó còn là một quá trình tiêu hao năng lượng hiệu quả và dễ dàng kích thích cảm giác đói. Chính vì thế, cho trẻ vận động nhiều hơn với các trò chơi thể lực, có chế độ luyện tập thích hợp,… cũng chính là một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ có thể áp dụng.
Trên đây là giới thiệu về một số cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ có thể thử để bữa ăn không còn là cuộc chiến mỗi ngày
QN
Chuyên gia chỉ rõ sai lầm bố mẹ Việt rất hay mắc phải khi cho trẻ ăn
Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ thường hay gặp phải những sai lầm khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng "điểm mặt" những sai lầm các bậc phụ huynh cần khắc phục ngay.
PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sai lầm mà các bố mẹ hay gặp phải là cha mẹ muốn cho con ăn với thể tích lớn hơn khả năng chứa đựng của dạ dày em bé. Nhiều khi dạ dày của em bé chỉ 200ml nhưng các mẹ muốn trẻ uống sữa phải nhiều hơn, hoặc ăn cháo, bột bát to. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu xem thể tích dạ dày của bé ăn bao nhiêu là vừa đủ để tương ứng với bữa ăn mà các mẹ đưa vào, như vậy bé ít nôn trớ, co bóp dạ dày tốt hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Sai lầm thứ hai là cha mẹ chỉ quan tâm đến trong bữa ăn cho con nhiều chất đạm, khi nhiều chất đạm thì bé sẽ phải sử dụng nhu cầu nước cao hơn để tiêu hóa chất đạm đó, nhưng lại bổ sung ít nước dẫn đến trẻ bị táo bón 2-3 ngày đi đại tiện một lần. Khi không đi được đại tiện thì cơ thể trẻ không có chỗ để chứa thức ăn mới khiến bé trở nên biếng ăn.
Vấn đề thứ 3 nhiều bố mẹ hay mắc phải đó là các mẹ chỉ quan tâm đến chất đạm, thể tích bữa ăn mà ít khi quan tâm đến chất béo trong bữa ăn. Có phụ huynh chỉ cho bé ăn một ml chất béo, trong khi đối với trẻ dưới 2 tuổi thì lượng chất béo cung cấp vào khoảng 40% tổng năng lượng bữa ăn đó. Vì thế không đủ năng lượng cho bé tăng cân, bé không tăng cân thì mẹ lại ép bé ăn để tăng cân, chính việc ép đó làm bé biếng ăn và dẫn đến sợ ăn.
PGS.TS Lê Bạch Mai.
"Việc hiểu về sinh lý của từng giai đoạn, bộ máy tiêu hóa, thể tích dạ dày, khả năng bài tiết dịch, chức năng hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa thực sự quan trọng từ đó cung cấp được bữa ăn vừa đảm bảo tính đa dạng nhu cầu của con mình làm cho bé có sức khỏe tốt nhất. Sức khỏe tiêu hóa quyết định đến 2/3 chức năng miễn dịch của em bé, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ tiêu hóa được tốt hơn, làm cho trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn"- PGS.TS Lê Bạch Mai phân tích.
Ngoài ra, có nhiều bà mẹ cho con ăn thêm, bổ sung không đúng độ tuổi, không phù hợp với chức năng tiêu hóa của em bé... điều này cũng làm cho trẻ dễ biếng ăn tức là không nhận đủ thức ăn cần thiết. Thực tế nhiều em bé chưa có răng mà mẹ cố ép cho bé ăn cơm, bé phải nhai bằng lợi cho nên thức ăn không thể nghiền được tốt để tiếp xúc với các dịch tiêu hóa, các men tiêu hóa ngấm vào trong thức ăn giúp tiêu hóa thức ăn.
Vì thế tất cả dồn gánh nặng cho dạ dày, bởi lẽ việc nhào trộn thức ăn miệng không làm được, răng không làm được. Bé quá tải với sức lao động của dạ dày trong bữa ăn ấy. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến con của chúng ta biếng ăn.
Em bé khỏe mạnh phải có đường tiêu hóa khỏe mạnh
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Trung ương, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội) cho rằng, nếu muốn một em bé khỏe mạnh thì bé phải có một đường tiêu hóa khỏe mạnh, mà muốn có một đường tiêu hóa khỏe mạnh thì đặc biệt trong 3 năm đầu đường tiêu hóa của bé chưa trưởng thành (tuy cũng có cấu trúc như người lớn) nhưng chức năng chưa hoàn thiện.
Cho nên cần phải nuôi dưỡng bé đầy đủ từ sữa mẹ, thức ăn bổ sung đến thành phần của yếu tố sinh năng lượng, thành phần của yếu tố vi lượng... để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho em bé.
Đồng thời xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, cả về thành phần thực phẩm cũng như số các bữa ăn trong mỗi ngày và các loại thức ăn phù hợp với từng trẻ.
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà.
Tiếp đến là phải xây dựng thói quen ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, thói quen ăn uống tốt, em bé chủ động trong ăn uống... thì đường tiêu hóa của em bé sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, chúng ta chỉ thúc ép con ăn, mua thuốc kích thích tăng cân sẽ làm thay đổi tâm lý của con, lúc đó lợi không thấy đâu mà có thể có hại sau này.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu ý bữa ăn đa dạng, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, đặc biệt chú ý bổ sung các vi chất di dưỡng cho con trẻ.
Vấn đề quan trọng là mẹ phải đảm bảo đậm độ thức ăn - tức là cung cấp đủ chất béo cho bé, dưới 2 tuổi là 80% trọng lượng não đã hình thành cho nên cần chất béo, chất béo có đậm độ năng lượng cao sẽ giúp bé thông minh lại không ăn quá nhiều để đến mức phải sợ ăn, biếng ăn.
Phạm Hiệp
Theo SK&ĐS
Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bạn cùng tuổi. Chế độ ăn uống nghèo nàn, trẻ biếng ăn, các bệnh lý nhiễm trùng,... đều là những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi rất phổ biến. Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong các thể của suy dinh...