8 cách cực hay hạ huyết áp không dùng thuốc
Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân chúng là bệnh tăng xông ( tension).
Cao huyết áp là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Chiếm 8-12% dân số.Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiều đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền. Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nữa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim ,thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống ( không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Do đó điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.
Cao huyết áp thường không triệu chứng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản thân họ bị cao huyết áp khi họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột qu). Không thể căn cứ vào triệu chứng nhức đầu, chóng mặt để uống thuốc hạ áp bởi vì nhức đầu, chóng mặt không phải thường xuyên xuất hiện khi huyết áp tăng cao đột ngột và các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh lý khác( ví dụ nhức đầu do căng thẳng,viêm xoang, và chóng mặt có thể do tụt huyết áp…). Tốt nhất nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ với những người chưa cao huyết áp và khi nghi ngờ cao huyết áp cần đo huyết áp nhiều lần. Nếu huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống (tập thể dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng những biện pháp hạ huyết áp tự nhiên, lành mạnh nhằm giúp cho huyết áp luôn ổn định. Bạn có thể tham khảo những cách sau để hỗ trợ điều trị bệnh song song với việc điều trị bằng
Đi bộ:
Nhiều thí nghiệm thực tế cho thấy, huyết áp của những bệnh nhân thường xuyên đi bộ tập thể dục giảm được khoảng 8 – 6mmHg. Vận động giúp chức năng điều hòa oxy của tim hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình bơm máu tới các bộ phận trong cơ thể. 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ tăng sức bền cho tim.
Thở sâu:
Thở sâu, chậm, kết hợp với luyện khí công, yoga, Thái cực quyền giúp giảm các loại hormon gây căng thẳng – tác nhân làm tăng lượng renin, một loại enzym trong thận làm tăng huyết áp. Cách hiệu quả nhất là tập thở sâu 5 phút vào sáng và tối.
Ăn uống nhiều thực phẩm từ đậu nành:
Video đang HOT
Một nghiên cứu đăng tải trên chuyên san của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ăn hạn chế carbohydrate nhưng nhiều các thực phẩm từ đậu nành hoặc sữa sẽ giúp giảm huyết áp tâm thu ở các bệnh nhân huyết áp cao hoặc có bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
Ăn nhiều thực phẩm giàu ka-li:
Theo GS Linda Van Horn, chuyên gia tại Đại học Dược Feinberg (Mỹ), các loại rau củ quả giàu ka-li rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Lượng ka-li thích hợp là từ 2.000 – 4.000mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu ka-li gồm khoai tây, cà chua, nước cam, chuối, đậu đỏ, đậu Hà Lan, dưa hấu, dưa bở và một số loại quả khô như mận và nho khô.
Uống cà phê không chứa caffeine:
Nghiên cứu của Trung tâm Y dược, Đại học Duke (Mỹ) cho thấy, 500mg caffeine trong 3 ly cà phê (cỡ 220ml) làm tăng huyết áp thêm 4mmHg. Theo PGS Jim Lane, Đại học Duke, caffeine làm tăng huyết áp bằng cách thặt chặt các mạch máu và khuếch đại các hiệu ứng căng thẳng: “Khi căng thẳng, tim sẽ bơm nhiều máu hơn, làm tăng huyết áp và caffeine góp phần khuếch đại hiệu ứng này”.
Uống trà bụt giấm:
Cách dễ dàng nhất để điều hòa huyết áp là uống trà. Trong một nghiên cứu của Đại học Tufts, các bệnh nhân huyết áp cao được cho uống trà bụt giấm (còn gọi là bụp giấm) hằng ngày. Kết quả cho thấy, huyết áp tâm thu giảm được 7 điểm trong vòng 6 tuần, tương đương với điều trị bằng thuốc. Theo các nhà khoa học, chất phytochemical trong bụt giấm có tác dụng rất lớn trong việc giảm huyết áp.
Nghỉ ngơi nhiều hơn:
Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trên 24.205 cư dân địa phương, làm việc quá 41 tiếng/tuần sẽ đẩy cao nguy cơ tăng huyết áp lên 15%. Làm việc quá mức sẽ làm giảm thời gian vận động và ăn uống lành mạnh. Tốt nhất nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ để dành thời gian đi tập thể dục hoặc chuẩn bị một bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Nghe nhạc:
Trong một nghiên cứu của Đại học Florence (Italia), 25 bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao được cho nghe các loại nhạc cổ điển, nhạc truyền thống Italia trong khoảng 30 phút mỗi ngày, kết hợp hít thở sâu và chậm. Sau một tuần, huyết áp tâm thu của các bệnh nhân đã giảm được 3,2 điểm và một tháng sau giảm được 4,4 điểm.
Theo Dailo
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của cải cúc
Không chỉ là món ăn rất được ưa chuộng mà rau cải cúc còn được áp dụng trong chữa bệnh rất hiệu quả.
Rau cải cúc là loại rau dễ mọc và nấu cũng nhanh,thường thì chúng ta dùng để ăn lẩu vì đặc tính của rau cải cúc là nhanh chín và ăn như thế sẽ ngọt và giữ được chất dinh dưỡng nên cũng là một loại rau được ưa chuộng với đa số.
Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô... Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 - 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C...
Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).
Đau mắt
Rau cải cúc 1 nắm thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) - rất hiệu nghiệm.
Trị đau đầu kinh niên
Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).
Nếu bạn đau đầu không đúng mùa cải cúc cũng đừng lo lắng, chỉ cần chịu khó phơi khô cải cúc dùng dần là được. Lưu ý, khi phơi rau cải cúc thì nhớ phải chọn các cây già già một chút, tốt hơn hết là giữ cả phần rễ cây. Những cây cải cúc già có hoa thì lại càng quý vì khi phơi rau cải cúc sẽ để được rất lâu.
Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu
Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.
Chữa tiêu chảy
Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh
Rau cải cúc 100 - 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 - 4 ngày là 1 liệu trình.
Giải cảm
Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.
Hạ huyết áp
Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm... Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Chú ý: Không dùng cháo rau cải cúc cho người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.
Theo Phununews
Công dụng chữa bệnh của một vài loại thực phẩm làm gia vị phổ biến Sử dụng thực phẩm làm gia vị một cách thông minh trong các bữa ăn hàng ngày cũng giúp bạn có thể chữa bệnh một cách tự nhiên. Gia vị không những làm các món ăn trở nên thơm ngon hấp dẫn hơn, mà ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có tác dụng rất tích cực với sức khỏe con người....