8 bước kiểm tra căn hộ chung cư khi nhận bàn giao từ chủ đầu tư
Đừng quên 8 bước quan trọng này khi bạn nhận bàn giao căn hộ từ chủ đầu tư nhé.
Khi mua căn hộ chung cư, giao dịch diễn ra khi căn hộ vẫn chưa hoàn thành, người mua ra quyết định dựa trên những cam kết của chủ đầu tư, hình ảnh nhà mẫu và sự tư vấn của môi giới bất động sản.
Tuy nhiên hiện nay có không ít những nhà đầu tư bàn giao căn hộ không đúng chất lượng như cam kết ban đầu, chính vì thế chủ nhà cần kiểm tra kỹ chất lượng trước khi nhận bàn giao căn hộ.
Trước hết, bạn phải yêu cầu chủ đầu tư giao bản vẽ đường điện, nước cũng như danh sách các vật dụng nội thất của căn hộ để dễ dàng kiểm tra.
Bước 1: Đo lại kích thước căn hộ có đúng như bản vẽ hoàn công mà chủ đầu tư cam kết
Diện tích căn hộ có hai loại là diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Khi nhận nhà, bạn hãy chuẩn bị các thiết bị đo đạc đo lại các kích thước căn hộ để kiểm tra xem có đúng như diện tích mà chủ đầu tư cam kết không.
Mỗi mét vuông của căn hộ có giá trị không hề nhỏ nên bạn cần phải hết sức cẩn thận trong vấn đề đo đạc và tính toán diện tích. Nếu có bất cứ sai lệch nào so với bản vẽ hoàn công, hãy báo ngay cho chủ đầu tư để được giải quyết.
Bước 2: Kiểm tra độ phẳng của tường, trần, chất lượng sơn có đều màu
Độ phẳng của sàn nhà, tường nhà và trần cũng là những yếu tố cần kiểm tra. Bạn có thể sử dụng một chiếc thước dài để lướt qua các bề mặt sàn, tường và trần nhà để kiểm tra.
Bên cạnh đó đừng quên quan sát xem chất lượng sơn của tường và trần nhà có đều màu.
Ảnh minh hoạ.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng sàn gỗ, sàn gạch trong căn hộ
Bạn cần kiểm tra độ bằng phẳng của sàn, kẽ hở giữa 2 tấm gỗ, mạch gạch có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hãy dùng vật cứng để gõ nhẹ vào các viên gạch lát để kiểm tra chất lượng của sàn gạch xem có sai sót gì không. Đối với sàn gỗ kiểm tra toàn bộ phần sàn gỗ của các phòng có bị ép, lún, phồng, ọp ẹp, sứt và có khe hở với len tường không, có bị rộp do thấm nước hay không.
Ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Bước 4: Kiểm tra cửa ra vào, cửa sổ và kính trong nhà có hoạt động tốt hay không
Điều đầu tiên là bạn cần kiểm tra bản lề, khóa cửa, kích thước cửa và chất lượng lắp đặt kính có đạt chuẩn.
Các phần tường kính và cửa sổ trong nhà cần được kiểm tra cẩn thận về chất lượng. Vì nếu có bất cứ sai sót gì có thể rất nguy hiểm. Bạn cần kiểm tra xem tường kính có chắc chắn không, kính có đạt chất lượng như chủ đầu tư cam kết ban đầu, các mối gắn kính có sai sót gì không, bàn lề và chốt cửa có chắc chắn không.
Bước 5: Kiểm tra khu vệ sinh và nhà bếp
Bạn cần để ý xem các thiết bị nếu có như bếp điện, bếp từ, thùng rác, … có vấn đề gì về kỹ thuật hay hỏng hóc gì không.Kiểm tra đường ống dẫn nước, chất lượng các thiết bị bàn giao và đường ống thoát nước.
Kiểm tra cẩn thận các ổ cắm điện xem chúng đã có nguồn điện chưa. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra số lượng các ổ cắm điện và có thể yêu cầu bố trí lại chúng hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Ảnh minh hoạ.
Kiểm tra hệ thống đèn trần, đèn nhà bếp, đèn ban công, đèn vệ sinh, xem tất cả chúng có hoạt động tốt hay có bị nứt vỡ không.
Ở khu vực nhà vệ sinh, bạn nên kiểm tra kỹ hệ thống thoát sàn, xem có đảm bảo nước được thoát đi tốt không, nắp thoát sàn có gặp vấn đề gì không, đồng thời bạn phải đảm bảo khi dội nước thì phải thoát khô sàn không đọng nước.
Kiểm tra các vòi hoa sen có bị rỉ nước không, nếu bị thì phải yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thay thế ngay.
Nếu căn hộ bạn được trang bị bình nóng lạnh thì phải kiểm tra ngay đường ống, và xem đường điện đã có dây mát chống giật chưa?
Bước 6: Kiểm tra khu vực ban công, loggia xem lan can có chắc chắn và đảm bảo an toàn, có thoát nước hay không
Kiểm tra lan can có đạt chiều cao tiêu chuẩn không. Độ rộng giữa nhưng thanh sắt của lan can có đạt chuẩn. Lan can có lắp đặt chắc chắn không.
Ảnh minh hoạ.
Bước 7: Kiểm tra hoạt động của các thiết bị điện, viễn thông
Kiểm tra có bị rò điện hay không, số lượng và khả năng hoạt động của Attomat. Kiểm tra ổ cắm và các công tắc cũng như thiết bị điện trong nhà.
Bước 8: Đừng quên kiểm tra khu vực sinh hoạt chung
Bạn cần kiểm tra các khu vực sinh hoạt chung như hành lang, cầu thang, thang máy, thiết bị báo cháy có đúng chất lượng và đảm bảo an toàn hay không.
Kiểm tra hộp phòng cháy chữa cháy:
Thử chuông báo cháy để xem có hoạt động không. Thử đầu phun nước khi có hỏa hoạn. Mở hộp cứu hỏa ở hành lang (vị trí gần căn hộ mình nhất) xem các thiết bị cơ bản như vòi nước, búa chữa cháy… đã có chưa?
Kiểm tra thang máy của tòa nhà:
Quá trình đóng mở cabin có bất thường không? Lúc bấm thang lên xuống có đúng tầng, đúng sảnh hay không.?
Lưu ý: Lúc này thang máy mới hoạt động cho nên trước khi bước vào thang máy, dù có vội vàng đến mấy cư dân cũng nên nhìn kỹ xem khi cửa cabin mở, nhưng thang đã lên đến nơi chưa. Điều này cực kỳ quan trọng và nên lưu ý để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Cuối cùng, ghi các thay đổi cần sửa chữa và gửi lại cho chủ đầu tư.
Nhà có đặc điểm này người giàu xếp hàng để mua, cẩn thận hối hận vì không biết sớm
Không dễ để tìm một dự án khu chung cư có vị trí thuận lợi với giá "mềm", bởi phân khúc căn hộ dưới 1 tỉ đồng thường nằm ở khá xa trung tâm thành phố.
1. Xác định vị trí chung cư
Căn hộ chung cư có vị trí tốt khi nó đảm bảo thuận tiện cho nhu cầu cơ bản của bạn và gia đình (đi lại, sinh hoạt, làm việc...). Không dễ để tìm một dự án khu chung cư có vị trí thuận lợi với giá "mềm", bởi phân khúc căn hộ dưới 1 tỉ đồng thường nằm ở khá xa trung tâm thành phố.
Vì vậy, bạn cần cân đối tài chính và nhu cầu để chọn mua căn hộ phù hợp. Nên xem xét vị trí gần các tiện ích như chợ, trường học, nơi làm việc... Lưu ý quan sát lượng giao thông quanh khu chung cư, nhất là vào các giờ cao điểm xem có xảy ra ách tắc không, tránh gặp phải phiền toái trong vấn đề di chuyển sau này.
2. Kiểm tra pháp lý
Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, bạn cần tìm hiểu rõ lai lịch của khu đất, xem dự án đó có đang thế chấp hay không. Nếu dự án đang thế chấp mà bạn quyết định ký kết hợp đồng mua bán thì phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ đã giải chấp đối với căn hộ của mình.
Ngoài hồ sơ pháp lý của dự án, người mua cần xem kỹ hợp đồng mua bán. Các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, dễ hiểu, có thỏa thuận về các phụ phí dịch vụ, tiến độ thanh toán, thẩm quyền của các bên...
3. Tìm hiểu cặn kẽ về chủ đầu tư
Đừng quá tin vào những lời mật ngọt mà môi giới rót vào tai bạn. Trước khi mua căn hộ chung cư, bạn phải tìm hiểu tên, năng lực của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư và xây dựng của dự án.
Nếu là người "ăn chắc mặc bền", bạn nên dành thời gian để đến quan sát tiến độ xây dựng (trường hợp mua căn hộ chung cư chưa hoàn thiện), thăm hỏi người dân đã và đang sống trong chung cư đó về mức độ hài lòng (trường hợp mua căn hộ chung cư có sẵn).
4. Đánh giá tiện ích nội, ngoại khu
Ưu thế khi sống trong chung cư là bạn sẽ được sử dụng rất nhiều tiện ích ngoại khu như công viên, trung tâm thương mại... Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của các dự án, không thiếu những khu chung cư chỉ đáp ứng được nhu cầu về nhà ở mà bỏ qua yếu tố này, thậm chí xây sát mặt đường và cắt hoàn toàn khu vui chơi cho trẻ...
Về tiện ích nội khu, người mua cần lưu ý các thông tin về số thang máy, thang thoát hiểm, mức độ hoạt động ổn định của các thang... bởi đó là những tiện ích thiết thân mà bạn sẽ sử dụng trong tương lai.
Mật độ căn hộ cũng là yếu tố cần lưu tâm khi bạn xem xét mua một căn hộ chung cư. Mật độ phù hợp và phổ biến hiện nay là 8 căn hộ/sàn. Nếu lớn hơn con số này tức là số lượng dân cư ở mức dày, dễ dẫn tới tình trạng xếp hàng chờ đợi khi sử dụng các tiện ích chung, gây quá tải cho việc vận hành các dịch vụ kỹ thuật.
An ninh là tiêu chí quan trọng
Bạn cần quan sát xem chung cư đó có được trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ chuẩn chỉnh không, cách quản lý việc ra vào chung cư ra sao, có hệ thống camera giám sát hay hệ thống báo động khi có tình huống khẩn cấp không... Tự mình đi khảo sát, trò chuyện, hỏi đáp những cư dân đang sống tại khu chung cư là cách tốt nhất để bạn có thể thu thập thông tin này.
Khu vực gửi xe
Theo quy định do Bộ Xây dựng ban hành từ năm 2013, cứ 100m diện tích sử dụng của căn hộ, chủ đầu tư phải dành 20m diện tích làm chỗ đậu xe, gồm cả lối đi. Song thực tế, nhiều chung cư lại thiết kế khu giữ xe quá nhỏ, không đáp ứng hết được nhu cầu của cư dân. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ xem khu vực gửi xe của chung cư có thuận tiện không? Có đảm bảo an toàn không? Có giới hạn số lượng xe hay mức phí thế nào?...
Thương lượng giá cả
Qua Internet hay các sàn giao dịch, không khó để bạn tìm hiểu mức giá chung của các dự án ở từng khu vực. Trong trường hợp người bán đưa ra mức giá cao hơn mức giá thật, những thông tin trên sẽ giúp bạn tự tin thương lượng.
Với những khách hàng chưa sẵn sàng về mặt ngân sách, có thể xem xét những chính sách hỗ trợ như trả góp hoặc trả theo đợt của chủ đầu tư.
Ngoài ra, số tiền ngân hàng cho vay tối đa khi mua căn hộ chung cư có thể lên đến 70-80% giá trị hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chi trả, bạn chỉ nên mua một căn hộ khi đã có trong tay ít nhất 50% giá trị căn nhà, 50% còn lại có thể vay ngân hàng. Nói cách khác, bạn nên chọn gói vay làm sao để chỉ phải trả lãi khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng.
Kinh nghiệm mua chung cư giá rẻ bạn nên biết càng sớm càng tốt Chung cư đã và đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay do những tiện ích mà nó mang lại. Hãy cùng bỏ túi một số kinh nghiệm mua chung cư sẽ giúp ích cho bạn. Với thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, như một thói quen, mọi người thường "search google" để khảo...