8 bước cần nhớ để sắp xếp phòng ngủ gọn gàng theo phong cách tối giản
Muốn có phòng ngủ tối giản, gọn gàng bạn hãy nghe theo những lời khuyên dưới đây.
1. Giữ cho đầu giường sạch sẽ và gọn gàng
Bạn muốn đặt nhiều thứ trên bàn cạnh giường ngủ hoặc xung quanh khu vực đầu giường vì chúng gần giường nhất để không phải đứng dậy để lấy những thứ mình cần. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa: khu vực đầu giường lộn xộn sẽ không giúp bạn có phòng ngủ tối giản như mong muốn.
Bạn nên giữ cho đầu giường sạch sẽ và gọn gàng bằng cách chỉ để những thứ cần thiết tối thiểu ở đó như đèn ngủ, sách và kem dưỡng da tay. Bạn cũng có thể thêm một số đồ trang trí như một chiếc đĩa để đặt các phụ kiện hoặc một chậu cây nhỏ.
2. Sử dụng khung tranh làm đồ trang trí, tạo điểm nhấn
Thay vì những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc, hãy chọn những bức tranh đen trắng đơn giản hoặc những bức tranh có màu sắc trung tính làm đồ trang trí. Đặt tranh trong khung màu trắng hoặc gỗ sẽ phù hợp với bất kỳ phòng ngủ tối giản nào.
Khung cũng không phải lúc nào cũng phải treo ở trên tường. Để khung tựa vào tường trên bàn hoặc trên mặt đất gần giường ngủ cũng đủ làm đồ trang trí đầy tinh tế.
3. Sử dụng màu trắng nhưng thêm màu khác để tạo điểm nhấn
Hầu hết các phòng ngủ tối giản đều sử dụng màu trắng như ở trên tường, ga trải giường và đồ nội thất màu trắng. Đó là bởi vì màu trắng có khả năng làm cho phòng ngủ rộng rãi hơn và là một màu dễ dàng để kết hợp.
Bạn có thể sơn phòng ngủ màu trắng nhưng thêm các màu tạo điểm nhấn như màu trung tính: màu be, màu ngà, màu nâu và xám.
4. Chọn đồ nội thất bằng gỗ
Một trong những cách đơn giản nhất để mang gỗ vào phòng ngủ là chọn đồ nội thất làm bằng gỗ. Có thể chọn khung giường, bàn và đồ trang trí. Gỗ sáng màu tạo thêm màu sắc nổi bật cho phòng ngủ tối giản.
5. Chọn ga trải giường màu trung tính
Muốn có phòng ngủ tối giản, bạn hãy chọn ga trải giường màu trung tính như trắng, be hoặc xám hoặc thử các màu sáng như pastel!
6. Để ánh sáng tự nhiên vào phòng
Ánh sáng là điều vô cùng quan trọng với phòng ngủ tối giản. Căn phòng được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên trông sáng sủa, cởi mở và hiện đại.
Tránh sử dụng rèm có màu mờ đục vì ánh sáng không thể lọt qua được. Thay vào đó, hãy sử dụng rèm cửa trong suốt để ánh sáng tự nhiên vào phòng mà không quá gay gắt.
Video đang HOT
7. Cho thêm cây xanh
Một cách dễ dàng khác để trang trí phòng ngủ tối giản là thêm cây xanh! Bạn có thể chọn các loại cây dễ chăm sóc như cây kim tiền, cây lưỡi hổ.
8. Chọn thảm, chăn và đệm có màu trung tính
Bạn nên trải thảm, chăn và đệm có màu trung tính. Đệm lông kết hợp với ga trải giường bằng vải cotton rất dễ phối với nhau!
Kinh nghiệm hữu ích tạo phòng ngủ tối giản dành cho bé sơ sinh của bà mẹ Hà Thành
Theo quan điểm của chị Mai, phòng ngủ tối giản sẽ tạo sự thuận lợi cho sự phát triển vận động - trí não, mang lại không gian thoáng đãng phù hợp cho trẻ sơ sinh.
Vốn là một người yêu thích phong cách tối giản vì hiểu được khá nhiều lợi ích mà phong cách này mang lại. Khi chuẩn bị sinh con, là một người mẹ, chị Mai mong muốn tạo một không gian thuận lợi giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Người mẹ trẻ cho rằng: "Chuẩn bị phòng ngủ cho em bé sơ sinh là một bước cụ thể hóa sự có mặt của em bé nhà bạn trước khi ra đời. Một em bé sơ sinh sẽ mang tới cho gia đình rất nhiều niềm vui, sự xáo trộn, các vấn đề mới và đi kèm theo là rất nhiều đồ dùng chỉ dành riêng cho em bé".
Khi em bé mới ăn một loại thực phẩm duy nhất là sữa, đã có rất nhiều phụ kiện đi theo việc ăn uống tưởng như đơn giản này. Có thể kể đến như bình sữa, bộ cọ rửa bình sữa, nước rửa bình sữa, máy tiệt trùng bình sữa, máy hâm sữa, máy hút sữa, túi trữ sữa, tủ đông trữ sữa, đá khô bảo quản sữa...
Đó là tính riêng việc ăn uống, chưa kể đến các đồ dùng khác liên quan đến việc ngủ, vệ sinh, sức khỏe, vận động, giải trí, giáo dục... Đồ đạc nhiều đồng nghĩa với việc quản lý sắp xếp chúng nhiều hơn. Công việc đó lấy đi nhiều thời gian và năng lượng vốn đã ít ỏi khi nhà có em bé.
Chính vì những lý do khá thực tế ấy, chị Mai đã tạo một không gian tối giản dành cho con ngay từ khi bé chưa chào đời.
Chị Mai chọn phong cách tối giản giúp con phát triển tối đa về vận động và trí não trong những năm tháng đầu đời.
Decor phòng ngủ khi bé được 3 tháng.
Căn phòng gọn gàng, ngăn nắp.
Dọn đồ đạc trong phòng trước khi mua thêm bất cứ món đồ sơ sinh nào
Theo chị Mai, dọn sạch ở đây không chỉ là lau chùi cọ rửa, bỏ bớt các đồ dùng không cần thiết mà chị đã dọn đi sạch sẽ toàn bộ nội thất đồ đạc trong căn phòng này.
Chị Mai thanh lý toàn bộ giường ngủ, bàn làm việc, tab đầu giường, giá sách của người lớn, để lại cho em bé một căn phòng hoàn toàn trống không. Mục đích của việc cải tạo căn phòng chính là biến nó trở thành một không gian "say yes".
Chị Mai không thích việc phải đi theo con và nói "không". Con không được làm cái này, con không được sờ vào chỗ kia, con không bò qua đây, con không được làm điều gì đó vì bố mẹ nghĩ không tốt và nguy hiểm. Việc chăm trẻ vì thế cũng trở nên mệt mỏi hơn nếu bố mẹ liên tục phải nói "không". Nói quá nhiều từ ngữ mang hàm ý tiêu cực khiến người nói sẽ trở nên tiêu cực trước tiên. Kéo theo đó là một em bé luôn cáu kỉnh và khó chịu vì không được làm điều mình muốn.
Hiểu được bản năng của con trẻ là tò mò nên chị Mai và chồng đều thống nhất sẽ gìn giữ và nuôi dưỡng sự tò mò trong con. Trẻ sẽ khám phá thế giới này thế nào nếu xung quanh toàn là các giới hạn. Vì vậy, căn phòng cho em bé chính là "lãnh thổ" đầu tiên con làm chủ khi đến thế giới này, phải là một nơi thoải mái tập lẫy, trườn bò mà không gặp nguy hiểm.
Nhờ nguyên tắc đầu tiên này, trong suốt thời gian con từ 3 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi, chị Mai trông con khá nhàn vì không phải luôn tay luôn chân ngăn cản con làm một điều gì đó. Con chơi tự lập tốt, chỉ cần một vài món đồ chơi yêu thích và được trườn đi khám phá khắp phòng từ góc này sang góc kia là đã đủ hạnh phúc với bé rồi.
Giỏ đựng đồ chơi của bé.
Ngăn kéo chưa có ý định lấp đầy.
Không sử dụng quây
Mọi người thường cảm thấy em bé chiếm quá nhiều diện tích trong căn nhà vì ba món đồ cơ bản sau đây: cũi ngủ, tủ đồ và các loại quây. Theo chị Mai, em bé không thực sự cần 3 món đồ này.
Sau khi dọn sạch nội thất trong căn phòng cho em bé và sửa lại một số vị trí có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bản thân căn phòng đã trở thành một chiếc quây lớn. Chính vì thế, chị có thể yên tâm thả con trong phòng để đi giặt đồ, tranh thủ làm mọt vài việc cá nhân mà chỉ cần đảm bảo con vẫn ở trong tầm mắt bằng cách xem camera hoặc quan sát từ xa.
Kệ tủ để đồ và cũng là chỗ để bé vịn tập đi. Chị Mai đã lắp thêm cánh gương cho tủ để bé tập tummy time và giúp mở rộng tầm nhìn của bé.
Lắp thêm kệ đựng đồ phía trong tủ quần áo.
Cho con ngủ trên mặt đất
Chị Mai đặc biệt thích ý tưởng về chiếc giường sàn (floor bed) trong căn phòng của một em bé Montessori. Nơi trẻ có thể đi ngủ khi nào mình muốn và tự bò đi chơi khi nào mình thích. Nơi em bé chưa biết nói không cần phải khóc để ra hiệu hay đưa trẻ vào và bỏ trẻ ra như khi ngủ trong một chiếc cũi. Chị nghĩ điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện một em bé tự chủ. Tự chủ bắt đầu từ việc tự quyết định xem lúc nào bò vào giường đi ngủ, lúc nào bò dậy đi chơi.
Chị Mai cho rằng, chi nằm trong cũi, tất cả những gì em bé thấy chỉ là một khoảng tường đơn điệu trên trần nhà cùng một vài món đồ chơi con sẽ chán rất nhanh. Nhưng giường sàn thì không. Khi thức giấc trên một chiếc giường sàn, trẻ dược nhìn thấy toàn bộ căn phòng mà không có vật cản nào giới hạn tầm mắt.
Giường sàn và tủ quần áo âm tường.
Những bức tranh treo tường, vài món đồ chơi bên đối diện, chiếc gương lấp lóa ánh sáng ở phía xa mời gọi trẻ về một thế giới xinh đẹp, an toàn. Một thế giới mới mà mọi em bé đều khao khát được chạm vào, được ăn thử, được ném đi, được nhặt lại và trải nghiệm.
Khi trẻ ngủ trên floor bed, bố mẹ cũng không phải lo lắng con có mải mê tập lẫy trong lúc ngủ mà rơi xuống đất không. Và bởi ngủ trên floor bed, nên bố mẹ không cần mua cũi, cũng không cần mua quây giường, mà mọi sự an toàn của con và tính thẩm mỹ của căn phòng vẫn đều được đảm bảo.
Một tip trong cuốn sách mà chị Mai đọc trước khi sinh đã nói rằng, hãy thử nằm trên chính nơi bố mẹ định bố trí làm chỗ ngủ cho con để cảm nhận xem những gì con sẽ cảm nhận khi nằm ở đây. Chị đã thực sự làm như thế và cảm thấy floor bed thật tuyệt vời. Khi đi ngủ, tất cả những gì trẻ cần chỉ là một mặt phẳng để nằm mà thôi. Vì vậy, thay vì mua cũi cho con, chị đơn giản chỉ đặt một tấm đệm cho con ngủ trên sàn nhà trực tiếp.
Ánh sáng ngập tràn trong phòng.
Đừng để những chiếc tủ đựng đồ xinh đẹp cám dỗ bạn
Chị Mai cho rằng: "Việc mua thêm một cái tủ chỉ để đựng đồ cho em bé thực sự là một gánh nặng lên không gian trong nhà. Nhìn hình ảnh những chiếc tủ có ngăn kéo thiết kế xinh xắn, ai mà không nghĩ "A đây rồi, đây sẽ là nơi quy hoạch toàn bộ đồ dùng của con để khi cần là thấy, nhà mình sẽ gọn gàng và xinh đẹp biết bao".
Nhưng không, trong mọi đồ dùng thì tủ đồ là thứ đồ chiếm dụng nhiều không gian nhất và bỏ đi cũng khó khăn nhất. Bạn vẫn cần một chỗ để tập hợp tất cả đồ dùng, quần áo của con, nhưng không cần phải mua thêm một chiếc tủ commost nào".
Nhà chị Mai đã dọn dẹp lại tủ quần áo của người lớn, lắp thêm các kệ chia ngăn không cần bắt vít để tận dụng không gian chứa đồ cho con. Trong đó chia ra các ngăn để quần áo, các loại khăn sữa, khăn mặt, khăn tắm, ngăn để đồ chơi, ngăn đồ y tế - sức khỏe... Chị để cả thế giới của con trong đó, không cần thêm một chiếc tủ nào nhưng vẫn thoải mái và còn thừa rất nhiều chỗ trống.
Quần áo của con chị Mai xếp lại trong giỏ để dễ lấy và dễ biết trong giỏ có những món đồ nào.
Suy nghĩ kỹ trước khi mua nôi điện, nôi đa năng, ghế rung, quây màn, ghế tập ngồi, xe tập đi
Theo kinh nghiệm và quan sát của chị Mai, đa phần những món đồ này có thời gian sử dụng rất ngắn. Chị không cần nôi điện, nôi đa năng vì con ngủ trên floor bed và con cũng được thiết lập trình tự sinh hoạt để không cần "rung lắc" khi đi ngủ.
Ghế rung chỉ có giá trị đến trước khi con biết lẫy, nghĩa là khoảng 2 - 3 tháng đầu đời. Sau khi biết lẫy rồi con sẽ không muốn nằm im nhìn bố mẹ ngoan ngoãn như một cô búp bê trên chiếc ghế rung đâu.
Quây màn chống muỗi không có ý nghĩa lắm vì trẻ em ngủ thường lăn lộn khắp nơi. Ghế tập ngồi hoàn toàn không cần tới, vì đến thời điểm của con thì con sẽ biết ngồi. Xe tập đi cũng cần cân nhắc rất kỹ vì không phải xe tập đi nào cũng tốt cho trẻ. Nhiều loại xe tập đi đã được cảnh báo khuyến cáo khi dùng.
Chị Mai đã không mua bất kỳ món đồ nào trong số trên và đến giờ vẫn cảm thấy rất hài lòng vì đã không lãng phí tiền và không gian cho chúng.
Ngăn kéo đựng một số đồ cơ bản của con.
Kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ và ti trực tiếp
Nhờ sự kiên trì này giúp chị không sử dụng các đồ đạc lỉnh kỉnh như máy hâm sữa, máy hút sữa, túi trữ sữa, tủ đông trữ sữa, máy pha sữa...
Sữa trực tiếp từ cơ thể mẹ đủ nóng ấm và đủ dinh dưỡng để con ti trực tiếp, đồng thời gắn kết tình cảm mẹ con, giúp con cảm nhận được sự yêu thương và an toàn. Chị Mai đã từng cho con ti bình gần như hoàn toàn, nuôi con sữa mẹ bằng việc hút sữa bằng máy.
Sau sinh 3 tháng là 3 lần sốt 40 độ vì tắc sữa, rất nhiều lần nhẹ thì tự chữa, nặng thì đến bệnh viện để điều trị. Từng bỏ ra nhiều thời gian để hút sữa, cọ rửa bình sữa, trữ lạnh sữa rồi khổ sở, buồn bã vì con bỏ ti mẹ. Vì vậy, nếu có cơ duyên mang thai lần hai, chị sẽ kiên trì cho con ti trực tiếp.
Từng góc nhỏ tiết kiệm diện tích tối đa bằng cách lựa chọn đồ đạc và màu sắc không gian.
Những trải nghiệm của chị Mai giúp con được phát triển toàn diện khi chuẩn bị khá tươm tắt và hợp lý căn phòng cho bé.
Nguồn ảnh: NVCC
Đừng quên làm mới phần quan trọng này trong phòng ngủ để có được một không gian nghỉ ngơi "chuẩn chỉnh" Phần đầu giường được coi là tác động chính giúp thiết lập phong cách, chủ đề và đôi khi là cả màu sắc của phòng ngủ. Chính vì thế, đừng bỏ qua nó. Có một vài trang trí trong phòng ngủ tạo ra tác động mạnh tới thị giác. Nó sẽ là nhân vật chính và mọi thứ của căn phòng chỉ xoay...