8 bom tấn lỗ nặng năm 2016
Mặc dù có diễn viên nổi tiếng, được đầu tư ‘đến nơi đến chốn’, những bộ phim này vẫn thua lỗ vì nhiều lý do khác nhau.
Đối với các bom tấn điện ảnh, việc thu hồi vốn hoặc chỉ có doanh thu nhỉnh hơn một chút so với kinh phí đầu tư đã được gọi là thất bại. Thế nhưng 8 bộ phim này còn khiến hãng sản xuất thua lỗ nặng. Mỗi tác phẩm lại có một lý do riêng dẫn đến tình trạng ế ẩm phòng vé.
1. Snowden – Thua lỗ 8 triệu USD
Điều bất ngờ là chất lượng của Snowden không hề tệ. Thậm chí bộ phim còn nhận được nhiều lời khen ngợi của các chuyên gia, nhà bình luận điện ảnh. Sai lầm của bộ phim là đề cập đến vấn đề nhạy cảm, lại ra mắt vào đúng thời điểm phức tạp là vận động bầu cử Mỹ. Vụ việc dựa trên sự kiện có thật của nhân vật chính Snowden cũng cần có hiểu biết nhất định mới có thể hiểu nên phim có đối tượng khán giả thu hẹp.
2. Pride and Prejudice and Zombies – Thua lỗ 8 triệu USD
Diễn viên đẹp, hóa trang tốt, đề tài đan xen tình cảm lẫn hành động, Pride and Prejudice and Zombies tưởng như nắm nhiều lợi thế ở phòng vé. Tuy nhiên bộ phim thất bại vì nội dung khá nhàm chán, thiếu điểm nhấn đáng nhớ. Diễn viên tuy sáng sân khấu nhưng lại chưa có tiếng tăm lớn.
3. Max Steel – Thua lỗ 14 triệu USD
Đầu tư hơn 20 triệu USD nhưng chỉ thu về vỏn vẹn 6,3 triệu USD trên toàn cầu, Max Steel chắc chắn là một trong những “hố đen phòng vé” kinh khủng nhất 2016. Nguyên nhân thất bại của bộ phim đã được dự đoán từ trước vì chất lượng tệ hại, bị giới chuyên môn “ném đá” không thương tiếc. Ekip sản xuất đã phải trả giá cho sự cẩu thả, hời hợt của mình với con số doanh thu này.
4. Jane Got a Gun – Thua lỗ 22 triệu USD
Jane Got a Gun hẳn là dự án phim đen đủi nhất năm. Nữ minh tinh xinh đẹp Natalie Portman cũng không thể cứu vãn sự thua lỗ khủng khiếp của phim. Trong quá trình sản xuất, Jane Got a Gun liên tục gặp mâu thuẫn ekip khiến lịch quay bị hoãn, công tác hậu kỳ bị gián đoạn, đạo diễn bỏ phim trường ngay ngày đầu tiên khai máy,… Lục đục nội bộ khiến con đường ra rạp của phim trở nên vô cùng chật vật, hãng sản xuất thậm chí còn không buồn quảng bá đúng mực. Dễ hiểu vì sao Jane Got a Gun chỉ thu được 3 triệu USD toàn cầu.
5. Bad Santa 2 – Thua lỗ 4 triệu USD
Video đang HOT
Phần 1 của bộ phim ra mắt năm 2003 từng tạo nên cơn sốt và nhanh chóng “cá kiếm” 60 triệu USD doanh thu. Tuy nhiên phần 2 này đã hoàn toàn thất bại khi yếu tố hài hước và câu chuyện hấp dẫn của phần 1 không được tiếp nối thành công. Kịch bản yếu kém nên ekip sản xuất Bad Santa 2 cũng không thể trách ai khi phim thua lỗ.
6. Ben-Hur – Thua lỗ 6 triệu USD
Ben-Hur là một thất bại vô cùng “chua xót” của MGM vì gần như không có bom tấn 100 triệu USD nào lại có thể lỗ vốn. Nguyên nhân chính dẫn đến kết cục “bi thảm” này là bởi phiên bản 2016 không thể so sánh với bản cũ kinh điển từng phá kỷ lục Oscar. Con số kinh phí quá lớn 100 triệu USD cũng là lý do khiến bộ phim khó lòng hồi vốn.
7. Deepwater Horizon – Thua lỗ 4 triệu USD
Có lẽ khán giả đã quá chán những bộ phim thảm họa với nhân vật chính là anh hùng kiểu Mỹ “một tay cứu cả vũ trụ”. Nhà làm phim Deepwater Horizon lại không nhìn ra được sự thật này. Bằng chứng là bộ phim đã bị lạnh nhạt tại các phòng chiếu và không bán đủ vé để hòa vốn.
8. Free State of Jones – Thua lỗ 24 triệu USD
Bộ phim lấy đề tại nội chiến này là một trường hợp khá đặc biệt. Free State of Jones đạt nhiều kỳ vọng khi được các chuyên trang điện ảnh khen ngợi, xuất hiện trong các lễ trao giải uy tín. Tuy nhiên bộ phim hoàn toàn không thể chinh phục khán giả vì đề tài khô khan, cách kể chuyện dài dòng, nhiều chi tiết vô nghĩa gây nhàm chán.
Theo VNE
12 bộ phim 2016 chỉ cần xem quần áo cũng đủ thỏa mãn
Đây là những bộ phim có phần thiết kế trang phục xuất sắc, hứa hẹn sẽ khiến hội đồng Oscar đau đầu để chọn lựa.
1. La La Land
La La Land tuy lấy bối cảnh hiện đại nhưng không khí phim được sắp đặt theo cảm hứng thập niên 70. Những bộ trang phục của Emma Stones mang đậm dấu ấn hoài cổ. Các mẫu váy chữ A, váy suông, váy body ôm hở lưng màu sắc ngọt ngào đã góp phần tái hiện Los Angeles hào nhoáng mà không kém phần cổ điển.
2. Jackie
Natalie Portman tái hiện hình ảnh quý phái, thanh lịch của Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy qua những bộ suit đơn sắc của Chanel và mái tóc uốn vểnh đặc trưng. Gu thời trang tinh tế, sang trọng của Đệ nhất phu nhân là yếu tố tạo nên phần hình ảnh đậm chất duy mỹ cho bộ phim.
3. Allied
Bỏ qua những ồn ào xung quanh scandal hôn nhân của Brad Pitt, Allied xứng đáng được tán dương nhờ phần tạo hình không chê vào đâu được. Âm hưởng thập niên 40 được thể hiện trong những chiếc váy midi xòe duyên dáng, chất liệu satin mềm rủ và các tông màu nhã nhặn.
4. Love and Friendship
Trang phục lộng lẫy của giới quý tộc châu Âu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà làm phim. Love and Friendship đã đưa đến những khung hình xa hoa của tầng lớp thượng lưu cuối thế kỷ 18. Váy áo tầng tầng lớp lớp trong phim có thể chinh phục mọi cô gái yêu thời trang.
5. Nocturnal Animals
Được chỉ đạo bởi nhà thiết kế nổi tiếng Tom Ford, không ngạc nhiên khi Nocturnal Animals được đứng trong danh sách những bộ phim có trang phục đẹp nhất 2016. Vai Susan Morrow của Amy Adams gây ấn tượng với style thời thượng, sang chảnh. Những set đồ tối giản kết hợp nữ trang xa xỉ tạo nên hình ảnh quyền lực, sành điệu cho Susan.
6. Cafe Society
Hollywood những năm 30 hào nhoáng, phù phiếm hiện ra trong những bữa tiệc của các mỹ nữ tóc vàng óng, mái uốn điệu đà. Phim chọn 2 hình ảnh đối lập về thời trang trong thập niên này là sang trọng và tươi trẻ. Item tiêu biểu là váy suông satin đối lập với chân váy ngắn, sơ mi buộc vạt.
7. The Neon Demon
The Neon Demon mở cánh cửa đến thế giới sặc sỡ mà cũng u tối của ngành công nghiệp thời trang. Chất liệu da bóng cùng các tông màu neon nổi bật được sử dụng như công cụ hiệu quả để khắc họa rõ nét không gian trong phim.
8. Hidden Figures
Vẫn là cảm hứng retro trong thiết kế phục trang, Hidden Figures tạo điểm riêng bằng cách nhấn mạnh sự phóng khoáng của những phụ nữ da màu độc lập, mạnh mẽ. Style của các nhân vật được kết hợp giữa các họa tiết kinh điển như hoa nhí, caro, kẻ sọc cùng bảng màu trầm vintage như vàng, nâu đất, xanh than, đỏ nâu.
9. Absolutely Fabulous: The Movie
Tính từ thích hợp nhất để miêu tả về phong cách thời trang trong Absolutely Fabulous: The Movie là ngồn ngộn. Tuy nhiên chính sự lạm dụng phụ kiện, họa tiết, cách phối layer của stylist mà các nhân vật trong phim đã tạo nên được phong cách riêng vô cùng thời thượng. Phong cách ăn mặc này nhằm dựng lên cuộc sống thượng hạng của các "bà cô nổi loạn" với tiệc tùng triền miên, hàng hiệu bất tận.
10. Fantastic Beasts and Where to Find Them
Phần phim ngoại truyện Harry Potter đã thành công trong việc xây dựng những phù thủy quyền năng mà cũng rất lôi cuốn. Góp phần quan trọng trong thành công này là style thời trang cổ điển, duyên dáng. Áo măng tô dáng dài, khăn choàng, mũ nồi là những item vintage được sử dụng nhiều trong phim.
11. Captain Fantastic
Nếu những bộ phim khác để lại dấu ấn vì trang phục hoành tráng hoặc thanh lịch thì Captain Fantastic lại sở hữu style độc đáo khó quên. Cha con "trên rừng xuống" nhà Ben Cash thường diện các bộ cánh màu sắc sặc sỡ, kết hợp với phụ kiện kỳ quặc như mặt nạ phòng độc, băng đô giấy báo. Những bộ đồ tưởng như thảm họa thời trang lại trở nên đáng yêu lạ kỳ khi xuất hiện trên phim.
12. Florence Foster Jenkins
Nữ thừa kế Florence rất yêu thích thời trang, bà thường diện các bộ cánh cầu kỳ nhiều chi tiết điệu đà như diềm đăng ten, đính hoa, bèo nhún. Cách phối đồ khéo léo đưa đến cho bà Florence diện mạo rất trẻ trung và yêu kiều. Không chỉ có style của bà Florence, cả bộ phim đều được tạo hình chi tiết để mang đến không khí đầu thập niên 20 hoa lệ.
Theo VNE
7 cặp đôi nổi tiếng nhất màn ảnh 2016 Harley Quinn và Joker (Suicide Squad) vượt mặt nhóm siêu anh hùng để trở thành những nhân vật đình đám nhất 2016. 1. Harley Quinn và Joker (Suicide Squad) Bộ đôi phản diện tai tiếng nhà DC trở thành những nhân vật đình đám nhất 2016. Tuy fan nguyên tác "ném đá" Suicide Squad vì biến Hoàng tử hề trở thành "hoàng từ...