8 bộ phim điệp viên hài hước, thú vị không thể bỏ lỡ
Trước khi hai nữ điệp viên tay mơ trong “ Bạn trai cũ tôi là điệp viên” tung hoành trên màn ảnh, khán giả đã nhiều lần được cười sảng khoái với các bộ phim điệp viên hài hước.
Get Smart ( Điệp viên 86 – 2008): Bộ phimđược làm lại dựa trên series truyền hình trinh thám hài Mỹ cùng tên từng đoạt nhiều giải Emmy vào thập niên 1960. Phim chủ yếu là các phân cảnh hành động pha hài hước. Get Smart đem đến cho khán giả chuỗi cười liên tiếp với sự ngờ nghệch của chàng điệp viên Max và những tình huống trớ trêu mà anh và nữ điệp viên số hiệu 99 (Anne Hathaway) gặp phải. Dù là phim hài nhưng Get Smart cũng không kém phần hồi hộp, gay cấn.
Johnny English Reborn ( Điệp viên không không thấy tái xuất – 2011): Bộ phim hài hành động của điện ảnh Anh quốc lần đầu ra mắt khán giả trong bộ phim cùng tên năm 2003 đạt doanh thu 160 triệu USD toàn cầu. Johnny English (do danh hài Rowan Atkinson đóng) là hình ảnh giễu nhại điệp viên James Bond do Rowan Atkinson thể hiện. Phần ba của series – Johnny English Strikes Again sắp sửa ra mắt vào năm 2019.
The Heat ( C uộc chiến nảy lửa - 2013): Bom tấn hài hành động đưa người xem đến với câu chuyện hài hước của nữ đặc vụ FBI Sarah Ashburn (Sandra Bullock) và nữ cảnh sát Shannon Mullins (Melissa McCarth). Hai người có tính cách trái ngược, một người thông minh, sắc sảo, thận trọng còn người kia lại bốc đồng hay giận dỗi. Ban đầu họ không ưa gì nhau nhưng sau đó trở thành cặp đôi ăn ý khi có điểm chung là sự tận tâm trong công việc. Phim được đánh giá cao về yếu tố tâm lý, tiếng cười của bộ phim có thêm sự châm biếm, sâu sắc hơn chứ không đơn thuần là giải trí.
The Man from U.N.C.L.E ( Tổ chức bóng đêm U.N.C.L.E – 2015): Phim khắc họa thế giới điệp viên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh theo góc nhìn quyến rũ, thời trang và hài hước. Đạo diễn Guy Ritchie lấy bối cảnh những năm 1960 kể lại sự ra đời của U.N.C.L.E. với hai thành viên đặc biệt là Napoleon Solo (Henry Cavill) và Illya Kuryakin (Armie Hammer). Cuộc hợp tác bất đắc dĩ giữa CIA và KGB khiến hai chàng điệp viên phải phối hợp với cô nàng thợ máy Gaby Teller (Alicia Vikander) để đập tan một âm mưu buôn bán vũ khí hạt nhân do nữ tội phạm Victoria (Elizabeth Debicki) giật dây. Bên cạnh màn trình diễn thời trang đẳng cấp, bộ phim còn mang phong cách hóm hỉnh, duyên dáng và “tưng tửng” trong các tình huống và câu thoại giữa các nhân vật.
Spy ( Quý bà điệp viên – 2015): Bộ phim đến từ đạo diễn Paul Feig một trong những tác phẩm điệp viên độc đáo nhất trong nhiều năm qua. Chất hài duyên dáng của Spy đã thổi luồng gió mới cho thể loại phim điệp viên vốn bị thống trị bởi những mỹ nam lịch lãm và quyến rũ. Đạo diễn Paul Feig tiếp tục đem cái duyên hài từ những Bridesmaids (2011), The Heat (2013) đến Spy. Nữ diễn viên “bé bự” Melissa McCarthy sắm vai một chuyên gia phân tích của CIA, mang tình cảm thầm kín với chàng điệp viên điển trai Bradley Fine (Jude Law). Song, nhiều uẩn khúc đưa cô tới nhiệm vụ nguy hiểm và nhận ra giá trị thực sự của bản thân.
Central Intelligence ( Điệp viên không hoàn hảo – 2016): Đây là màn kết hợp thú vị trên màn ảnh rộng giữa siêu sao cơ bắp The Rock và nam diễn viên da màu Kevin Hart. Phim xoay quanh cuộc phiêu lưu liều mạng của hai anh chàng Robbie Weirdicht (Dwayne Johnson) và Calvin Joyner (Kevin Hart)khi họ sống lại tuổi nổi loạn thời trung học thông qua việc tìm ra thủ phạm gây ra vụ bê bối mà Robbie đang bị cáo buộc. Cặp bài trùng hài hước không chỉ mang lại doanh thu phòng vé ấn tượng và còn dành được điểm A từ khán giả trên trang bình chọn CinemaScore.
Video đang HOT
T he Hitman’s Bodyguard ( Vệ sĩ sát thủ – 2017): Tác phẩm hành động hài hước này không quá mới lạ, nhưng vẫn lôi cuốn khán giả nhờ tài năng của hai ngôi sao Samuel L. Jackson và Ryan Reynolds. Phim là chuyến hành trình của gã nhân viên bảo vệ luôn tự cho mình “thuộc hạng AAA” Michael Bryce (Ryan Reynolds). Anh bất đắc dĩ phải dấn thân bảo vệ gã sát thủ khét tiếng Darius Kincaid (Samuel L. Jackson) sau một biến cố. Những tình huống hài hước của phim chủ yếu đến từ hàng loạt cuộc tranh cãi nảy lửa giữa bộ đôi nhân vật chính, đặc biệt là khi cả hai rất “lầy lội” và luôn muốn giành phần thắng.
The Spy Who Dumped Me (Bạn trai cũ tôi là điệp viên - 2018 ): Phim là tác phẩm hài hước mang đậm tính giải trí, tràn ngập tiếng cười và tính nữ. Chuyện phim The Spy Who Dumped Me xoay quanh hai cô bạn thân Audrey (Mila Kunis) và Morgan (Kate McKinnon). Bộ đôi vô tình vướng vào vụ truy sát của tổ chức tội phạm quốc tế sau khi phát hiện ra rằng bạn trai cũ của Audrey – mật vụ CIA Drew Thayer (Justin Theroux). Yếu tố hài hước đến từ sự ngây ngô của bộ đôi “gà mờ” trong lần đầu tiên bộ đôi trở thành điệp viên. Đây không chỉ là bộ phim điệp viên hài hước mà được dán nhãn 18 với hàng loạt câu thoại khá nhạy cảm. Hiện tại, bộ phim đang được công chiếu từ ngày 25/7.
Hoàng Linh
Theo Zing
Xin giới thiệu đôi bạn "The Spy Who Dumped Me" và cẩm nang vào ngành điệp viên "max lầy" của 2 ả!
Những ai còn nuôi mộng trở thành điệp viên "gà mờ" thì nhất định phải thuộc nằm lòng cẩm nang hành động liều lĩnh và cũng không kém phần lầy lội trong "The Spy Who Dumped Me".
The Spy Who Dumped Me (tựa Việt: Bạn Trai Cũ Tôi Là Điệp Viên) là tác phẩm hài - hành động của đạo diễn Susanna Fogel xoay quanh cuộc phiêu lưu của hai cô nàng người Mỹ tới châu Âu để ngăn chặn âm mưu khủng bố. Tác phẩm có sự tham gia của dàn sao khả ái Mila Kunis, Kate McKinnon, Justin Theroux và Sam Heughan. Hài hước và gay cấn, The Spy Who Dumped Me còn là cẩm nang "vào nghề" cho các cô nàng muốn thử sức với sự nghiệp điệp viên. Không tin ư? Hãy thuộc lòng bộ bí kíp sau đây để tự tin nộp đơn ứng tuyển thôi nào!
1. Có một cô bạn thân để cùng chơi trò điệp viên với nhau
Bạn thân là gì nếu không phải là chỗ dựa tinh thần và thể xác mỗi khi biến cố ập tới? Nàng Audrey (Mila Kunis) còn chưa kịp buồn bã vì bị bồ đá thì đã được cô bạn Morgan (Kate McKinnon) "quấy" cho đến bật cười vì những trò hề như hát karaoke ông ổng, thậm chí là xúi đốt đồ của bạn trai cũ trong ngày sinh nhật:
Morgan: Chúng ta đang làm gì vậy? Định ngồi cả tối trong góc nhà hả má? Thôi nào, hôm nay là sinh nhật của bồ đó!
Audrey: Tớ 30 rồi. Tớ đang mặc một cái áo Hawaii và bạn trai thì chia tay tớ bằng tin nhắn.
Morgan: Thế thì đi đốt đồ của nó đi.
Khi bị cuốn vào cuộc truy đuổi với tội phạm, chính Morgan là người chủ động đề nghị sếp của MI6 cho hai nàng trở thành điệp viên. Bạn tốt là phải biết nhìn ra cơ hội nghề nghiệp để cùng nhau tiến thân phải không? Khi đã thành điệp viên rồi, cũng chính Morgan là người đã nhiều lần cứu bạn khỏi những vụ tán tỉnh xin số. Cô ấy là người luôn đưa ra những ý tưởng điên rồ (đốt đồ của bồ cũ) cũng như quyết định táo bạo trong trường hợp khẩn cấp. Bạn trai là phù du, còn con bạn thân điên khùng mới là vĩnh cửu nha thưa các chị em.
2. Quần áo nào thì cũng đều có thể trở thành trang phục điệp viên cả!
Dù bạn có mặc một cái áo "chim cò" Hawaii, một chiếc áo măng tô che kín mặt hay một bộ đầm dự tiệc lấp lánh thì quan trọng nhất vẫn là "thần thái" điệp viên. Luôn cảnh giác và sẵn sàng với mọi tình huống, bởi nguy hiểm có thể đến ngay khi bạn mặc áo Hawaii cơ mà? Đừng nghĩ rằng điệp viên thì cứ phải ăn mặc đẹp mà hãy luôn tâm niệm thứ mình mặc trên người đã là trang phục điệp viên rồi nhé.
3. Điệp viên thì có quyền được bắt cóc ngài đại sứ
Điều này thì hên xui nha, nhưng nếu bạn đang phải đối mặt với một âm mưu khủng bố toàn cầu và không còn cách nào khác phải giả dạng ngài đại sứ thì khá chắc ăn là bên MI6 hoặc CIA sẽ có lời giải thích thỏa đáng cho chính phủ Canada thôi mà. Có lẽ sau vụ này, bên phía Canada sẽ học được một bài học từ các điệp viên là nên kiểm tra kỹ hơn những người tiếp đón mình ở sân bay, và không phải ai cầm súng dọa nạt mình cũng là người xấu, nhỉ.
4. Chủ nghĩa nữ quyền cho những điệp viên siêu hạng
Trong The Spy Who Dumped Me, hơn một nửa những câu đùa cợt của cô bạn trời đánh Morgan là về nữ quyền. Đức tính này không chỉ được thể hiện trong những quyết định dứt khoát lúc nước sôi lửa bỏng, mà còn là sự mạnh mẽ dám sống với những ước mơ điên rồ nhất của bản thân. Chính Morgan đã dành ra những phút trốn chạy chỉ để nói với bạn rằng: "Nàng à, cậu thật tuyệt vời. Mình muốn cậu nhớ đến điều này".
Có bạn thân theo chủ nghĩa nữ quyền để luôn nhắc nhở bạn về sức mạnh của bản thân và bạn tuyệt vời làm sao, điều đó thật đáng trân trọng. Đây là thứ mà bạn sẽ học hỏi được thêm trong quá trình phát triển sự nghiệp điệp viên của mình, rằng không phải cứ xông pha thì mới được coi là biểu tượng nữ quyền. Cứ nhìn vào lãnh đạo của MI6 mà xem, bà ấy " không phải hy sinh một lạng nữ quyền nào" mà vẫn ngồi mát ăn bát vàng, cử "đệ" đi dẹp loạn đó thôi.
5. Muốn trở thành điệp viên thì phải biết... chơi game giỏi
Không biết là đào tạo kiểu gì mà các anh trai đẹp trong phim rất khỏe. Anh người yêu cũ Drew vừa chạy bở hơi tai ở Đông Âu, phút sau đã thấy ló mặt ở Mỹ để đấu súng tiếp. Bom nổ trên đầu, nắm đấm tung vào mặt, đạn bắn vào cổ nhưng anh cũng không hề hấn gì. "Đồng nghiệp" của Drew là Sebastian thì bị hẳn một viên đạn xuyên qua tay đáng lẽ phải vài tuần mới khỏi nhưng thần kỳ sao đó mà vài ngày sau đã vung vẩy tay chân như không.
Hóa ra để trở thành điệp viên, không những bạn phải lanh lẹ mà còn cần có tố chất "liền cơ địa" thật nhanh. Hai người chị Audrey và Morgan bị kẻ thù đấm đá túi bụi vào mặt, chảy cả máu mũi máu mồm nhưng ngay cảnh sau đã cười nói như không, đã thế còn né đạn một cách thần kỳ, phải chăng đây chính là bí kíp cho một điệp viên lành nghề? Thêm vào đó, chắc chắn bạn sẽ cần phải bổ túc vài khoá học chơi game giống Audrey để còn biết đường xoay xở trong những tình huống ngặt nghèo.
6. Thông minh là quan trọng, nhưng phải biết tùy cơ ứng biến và không ngại "nhục"
Bị kẻ thù bắt khai ư? Hãy... kể xấu bạn thân đi đừng ngại. Từ tật táy máy mấy thứ biến thái trên mạng, xỉa răng bằng tóc hay có ý đồ đen tối với một con Minion, hãy bóc mẽ bạn thân của bạn để tùy cơ mà thoát. Đỉnh cao của nghệ thuật điệp viên đây rồi. Đừng ngại nhục khi tính mạng của bạn gặp nguy hiểm nhé!
7. Ác nhân quái dị thì ta xài chiêu "quái quỷ"
Đôi khi những kẻ xấu nhất lại ẩn chứa trái tim mềm yếu. Một điệp viên giỏi thì cần phải biết khai thác điểm yếu của đối phương, như Audrey và Morgan đã khéo léo đánh vào sự thiếu thốn tình bạn của nữ sát thủ Nadedja. Đúng rồi, làm gì có mấy người có được con bạn thân đến cả nửa đời người như thế, còn sẵn sàng lôi nhau ra "bóc phốt" tuốt tuồn tuột như đi guốc trong bụng nhau nữa chứ.
8. Điệp viên là phải "quan hệ rộng"
Hãy như Morgan, tận dụng mọi mối quan hệ mình có trong tay thậm chí là... anh chàng đang cảm nắng mình để có thể hoàn thành công việc được giao. Ngay cả khi đó là... Edward Snowden, thì bạn vẫn cứ phải thử thôi. Bố mẹ của Morgan cũng là những đối tượng được cô nàng nhờ cậy trong cuộc trốn chạy tại châu Âu, bởi tố chất của một điệp viên giỏi là phải có trong tay những người được việc khi hỏi tới. Về điểm này chắc chắn Audrey cần phải học hỏi bạn thân nhiều hơn.
The Spy Who Dumped Me (Bạn Trai Cũ Tôi Là Điệp Viên) hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Trí Thức Trẻ
Bắt lỗi phi lý trong phim 'Bạn trai cũ tôi là điệp viên' Tràn ngập tiếng cười duyên dáng với một câu chuyện đậm giải trí và đầy tính nữ, "Bạn trai cũ tôi là điệp viên" vẫn vướng phải không ít tình tiết phi lý. Trailer bộ phim 'Bạn trai cũ tôi là điệp viên' Bộ phim hài - hành động có sự tham gia của Mila Kunis và Kate McKinnon. *Bài viết tiết lộ...