8 bộ phận vô dụng đến ‘thừa thãi’ trên cơ thể chúng ta
Con người không ngừng ngừng phát triển, thay đổi và tiến hóa cơ thể để trở nên hoàn hảo. Dù vậy, thật trớ trêu khi cơ thể của chúng ta vẫn tồn tại nhiều bộ phận vô dụng và thừa thãi.
1. Cơ gan bàn tay: Hãy thử nắm ngửa tay ra và kéo căng phần cổ tay. Nếu bạn thấy có một chiếc gân nổi lên, thì bạn nằm trong số 10% dân số thế giới “may mắn” được sở hữu cơ gan bàn tay. Bộ phận vô dụng này được gọi là “long palmar muscle” – cơ gan tay, và nó… hoàn toàn vô dụng.
2. Ruột thừa: Đúng như cái tên mà loài người đặt cho nó, đây là một bộ phận cơ thể thừa thãi, lại dễ gây viêm nhiễm. Những người làm phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa xong đều chẳng cảm thấy gì khác, vẫn tiếp tục cuộc sống như bình thường.
3. Xương cụt: Đây là khúc xương ở phía cuối xương sống và nó là minh chứng cho thấy tổ tiên của chúng ta từng… có đuôi. Ở các loài động vật, đuôi là bộ phận giúp chúng ta duy trì thăng bằng và khả năng di chuyển tốt. Nhưng khi con người học được cách đi bằng 2 chân, việc tồn tại một cái đuôi bỗng trở nên vô nghĩa. Vậy là qua thời gian, nó tiêu biến đi, chỉ còn lại khúc xương cụt.
4. Răng khôn: Chắc hẳn nhiều người từng phải đau khổ vì chiếc răng này. Nhẹ thì ê ẩm, nặng thì đau nhức đến mức không ăn được gì và phải tới nhờ các nha sĩ giải quyết. Tuy nhiên, những chiếc răng này lại đóng một vai trò vô cùng to lớn đối với tổ tiên của chúng ta: giúp nghiền nát thức ăn. Ngày nay, răng khôn trở nên thừa thãi và nhiều khi phải đi nhổ bỏ.
5. Đôi tai Darwin (Darwin’s tubercle) hay còn gọi là “sụn tai Darwin”. Dấu hiệu nhận biết một người sở hữu đôi tai này, đó là có một phần sụn nhỏ lồi lên phía vành tai. Lý do có cái tên như vậy là vì Darwin chính là người đầu tiên đề cập đến nó. Đôi tai này khá vô dụng, chỉ là một phần còn sót lại của quá trình tiến hóa thôi.
6. Đôi tai biết động đậy: Một số người có khả năng cử động được tai, số khác thì không. Và để làm được điều đó, đôi tai của bạn cần một nhóm cơ đặc biệt. Các cơ trong tai vốn tồn tại từ thời xa xưa, nhằm giúp tổ tiên hướng tai về phía có tiếng động, qua đó tăng khả năng sinh tồn. Còn giờ thì tai con người đã bé hơn trước nên nhóm cơ này chẳng còn tác dụng gì nữa.
7. Plica semilunaris (màng mắt): Plica semilunaris là một nếp gấp mô siêu nhỏ nằm ở góc trong của mắt. Mọi người thường nhầm lẫn nó với tuyến lệ, vậy nhưng Plica semilunaris hoàn toàn là một bộ phận riêng biệt. Tuy nhiên, trên thực tế lớp mí mắt này gần như không có tác dụng gì. Các nhà khoa học cho biết đây là sản phẩm còn sót lại của quá trình tiến hóa.
8. Cơ da cổ – Platysma muscle: Phần cơ này trải dài từ phần cổ trước tới tận ngực. Tác dụng lớn nhất của phần cơ này là vì mục đích thẩm mỹ, cho phép con người thực hiện một số biểu cảm rõ hơn trên khuôn mặt, đặc biệt là ở vùng miệng. Có điều theo các nhà khoa học, đây cũng là một bộ phận còn sót lại từ quá trình tiến hóa. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video “Dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?”. Nguồn: VTC.
6 bộ phận trên cơ thể "có như không"
Từ thời tiền sử, cơ thể đã không ngừng phát triển, thay đổi và thích nghi. Qua thời gian, một số bộ phận trên cơ thể không còn hữu ích với cuộc sống hiện đại nữa.
Cơ gan tay
Hãy thử nắm ngửa tay ra và kéo căng phần cổ tay, nếu bạn thấy có một chiếc gân nổi lên, thì bạn nằm trong số top 10% số người sở hữu nó.
Có lẽ bạn đang tự hỏi nó được sử dụng để làm gì. Thật ra, nó hoàn toàn vô dụng. Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra thực tế rằng đó chỉ là thứ mà chúng ta đã thừa hưởng từ tổ tiên của mình. Thời xưa, con người rất cần đến nhóm cơ này để leo trèo bằng chi trước. Nó giúp tăng lực nắm, qua đó giúp người xưa bám vào vật thể một cách dễ dàng hơn.
Ảnh minh họa.
Ruột thừa
Hầu hết chúng ta chỉ nhận ra sự tồn tại của ruột thừa khi nó sưng lên và dẫn đến chứng viêm ruột thừa. Sau khi loại bỏ nó, mọi người cứ tiếp tục cuộc sống của mình như thể không có gì xảy ra, nó được cho là đã trở nên vô dụng. Nhưng trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ruột thừa bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách lưu trữ các vi khuẩn lành mạnh điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột của bạn.
Ảnh minh họa.
Xương cụt
Xương cụt là khúc xương ở cuối xương sống và nó chứng minh tổ tiên chúng ta từng có một cái đuôi. Nó từng thực hiện chức năng quan trọng là giúp giữ thăng bằng và khả năng vận động. Nhưng khi loài người học cách đi thẳng, nó đã mất đi mục đích và giờ chỉ còn chức năng thứ yếu là hoạt động như một liên kết giữa các cơ, gân và dây chằng.
Ảnh minh họa.
Răng khôn
Chắc hẳn không ít người bị răng khôn làm phiền đến mức phải nhổ bỏ đi. Mặc dù chúng gây rắc rối cho chúng ta nhưng lại từng rất quan trọng với tổ tiên.
Trên thực tế, một số nghiên cứu cho rằng hộp sọ của tổ tiên có hàm lớn hơn và nhiều răng hơn. Khi thói quen ăn uống của con người thay đổi, hàm của chúng ta phát triển để trở nên nhỏ hơn, không còn chỗ cho răng khôn nữa nhưng chúng cứ tiếp tục phát triển mà không có chức năng gì. Thật khó chịu!
Ảnh minh họa.
Sụn tai
Hay còn được gọi là "sụn tai Darwin", vì tên gọi này do nhà khoa học Charles Darwin là người đầu tiên đề cập đến nó trong một ấn phẩm. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra nó khi thấy một phần sụn nhỏ lồi lên phía vành tai.
Ảnh minh họa.
Đôi tai biết động đậy
Một số loài khỉ có cơ trong tai để chúng có thể di chuyển xung quanh và nhận biết bất kỳ âm thanh nào có thể tiết lộ mối đe dọa gần đó. Tuy nhiên, các loài động vật như đười ươi lại có cơ tai kém phát triển đến mức các cơ này không hoạt động và không có lý do sinh học để làm như vậy.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những người có khả năng cử động đôi tai của họ một cách dễ dàng. Mặc dù đây là một điều đáng kinh ngạc nhưng ngoài thể hiện sự "ngầu" ra thì chẳng có tác dụng nào nữa.
"Bóng ma" 560 triệu tuổi dưới đáy biển là... tổ tiên chúng ta Các nhà khoa học đã tìm ra thế giới nơi thủy tổ của muôn loài, bao gồm chúng ta, từng trú ngụ. Không có hài cốt hóa thạch, chỉ có những bóng ma trên đá, vì một nguyên nhân đặc biệt. Khoảng thời gian giữa 2 sự kiện bùng nổ sinh học lớn của Trái Đất là "Vụ nổ" kỷ Cambri và Sự...