8 bí quyết mẹ cần biết để tránh bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh
Đôi mắt của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, các mẹ luôn cần phải chú ý chăm sóc đôi mắt của bé thật tốt để mắt bé luôn sáng và khỏe mạnh.
1. Tránh để bé gần những hóa chất mạnh và môi trường ô nhiễm
Trẻ sơ sinh có đôi mắt với tầm nhìn rất hạn chế, không tiếp xúc được với ánh sáng quá xa. Vì vậy, các điều kiện ngoài môi trường có thể tác động làm cản trở sự phát triển về thị lực của trẻ cũng như các sự cố về mắt.
Bố mẹ nên tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói bụi, nơi ô nhiễm môi trường, nơi chứa nhiều hóa chất độc hại.
2. Giữ đôi mắt bé luôn sạch sẽ
Trong những tháng đầu tiên, các mẹ có thể nhận thấy một màu vàng nhẹ tiết ra từ khóe mắt của trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ hãy làm sạch mắt cho bé bằng bông gạc nhúng nước ấm. Không được chà vào mắt bé bằng khăn giấy hoặc khăn ẩm.
Mẹ nên dùng bông gạc nhúng nước ấm để lau mắt cho trẻ (Ảnh minh họa)
3. Hãy thận trọng với những vật bạn trao cho trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường chưa giữ được các vật dụng chặt trong tay và chưa ý thức được những nguy hại từ những đồ dùng đang nắm. Vì vậy hãy để bé tránh xa các vật dụng như bút mực, bút chì, dao, dĩa…
4. Kiểm tra mắt cho trẻ
Nếu bạn cảm thấy con nheo nhắt quá nhiều lần trong những tháng đầu đời thì hãy đưa con đến bác sĩ khám mắt, nhằm phát hiện những bệnh về mắt sớm để chữa trị kịp thời.
Video đang HOT
5. Tránh để những loại mỹ phẩm trước mắt trẻ
Có nhiều bà mẹ sơ ý để mỹ phẩm gần chỗ con đang chơi. Điều này khiến bé vô tình cầm phải đưa lên miệng cắn hoặc dùng tay bôi mỹ phẩm lên mắt. Điều này vô cùng nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý.
Tránh để cho trẻ chơi mỹ phẩm rồi bôi lên mắt (Ảnh minh họa)
6. Kích thích thị giác cho trẻ
Khi mắt các bé bắt đầu biết thu thập dữ liệu, hãy sử dụng những màu sắc sặc sỡ của đồ chơi để thu hút sự chú ý của các bé. Điều này không những kích thích thị giác mà còn giúp bé linh hoạt hơn trong việc phối hợp giữa tay và mắt.
7. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh
Để trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh, các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa các loại vitamin A, C và E cũng như khoáng chất cần thiết. Cũng giống như da, mắt có thể bị hủy hoại nếu thiếu vitamin. Các loại vitamin thường được tìm thấy trong những thực phẩm như cà rốt, khoai lang, cá hồi, rau bina, bông cải xanh, hạnh nhân, sữa chua, trứng…
Cà rốt là một trong những thực phẩm tốt cho mắt (Ảnh minh họa)
8. Bé sinh ra sớm cũng có nguy cơ cao về các bệnh về mắt
Nếu bé của bạn được sinh ra sớm hơn hoặc sinh non thì nguy cơ bị các bệnh về mắt cũng cao hơn. Vì vậy, cần kiểm tra mắt lúc bé mới được 1 tháng tuổi để xem bé có vấn đề về võng mạc hay không?
Sau đó đến tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 8 hãy kiểm tra xem mắt bé có vấn đề gì hay không? Ngoài ra theo tiến sĩ Chahhablani cho biết: “Những chấn thương mạnh ở vùng bụng của mẹ trong giai đoạn phôi thai cũng có thể dẫn đến suy giảm thị lực của trẻ lúc sinh ra”.
Thu Trang (Theo Giadinhonline.vn)
Nguy hại khôn lường khi cho trẻ dùng gối quá sớm
Cho trẻ dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng hệ xương của trẻ.
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, bất cứ người mẹ nào cũng mong mỏi được gặp con hơn bát kỳ ai hết. Để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho cả mẹ lẫn con, nhiều mẹ đã không ngừng đọc tài liệu, thu thập các lời khuyên và mọi thứ liên quan đến việc chăm sóc trẻ nhỏ. Trong vô vàn kiến thức đó, hẳn các mẹ không thể bỏ quên thông tin đề cập đến giấc ngủ của trẻ như có nên cho trẻ ngủ chung, có nên dùng gối cho trẻ sơ sinh, dấu hiệu khi ngủ của trẻ...Một trong số đó, có lẽ đau đầu nhất vẫn là vấn đề có nên cho trẻ dùng gối ngay khi trẻ mới sinh ra hay không?
Nhiều mẹ nghĩ rằng người lớn sẽ có một giấc ngủ ngon nếu được kê đầu trên một chiếc gối mềm thì đương nhiên trẻ em cũng như vậy. Trên thực tế, trẻ sơ sinh không cần đến gối và họ vẫn có một giấc ngon hơn mẹ tưởng. Theo các bác sĩ chuyên gia, các mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng gối vì một vài lí do sau đây:
1. Dễ bị đột tử
SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Điều kỳ lạ là trước cái chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Tai nạn khiến bé bị tử vong trong khi ngủ vẫn được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đột tử ở trẻ từ một tháng đến một năm tuổi.
Cho trẻ sơ sinh dùng gối quá mềm cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử khi ngủ của trẻ (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh khi ngủ rất hay cựa mình và các bé không thể kiểm soát được mọi vật xung quanh. Do đó, khi cho bé nằm gối quá mềm, quá cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ gạt thở. Nếu bố mẹ không thường xuyên để mắt đến bé sẽ dẫn đến tình trạng đáng tiếc. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ chi nên cho bé gối trên một chiếc khăn mỏng và hạn chế có quá nhiều đồ vật xung quanh nôi của bé.
2. Gây dị ứng cho trẻ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gối dành cho trẻ em với đa dạng các chủng loại, chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. Tuy nhiên, nếu các mẹ chọn lựa không cẩn thận rất dễ gây ảnh hưởng đến da của trẻ. Ai cũng biết da trẻ em vốn rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận bé có thể vị dị ứng, nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với chất liệu vỏ hoặc ruột gối không đảm bảo. Mẹ không nên chọn các loại gối có quá nhiều màu sắc, vì thường những loại này đều được nhuộm bằng các phẩm màu hóa học không tốt cho da trẻ nhỏ.
3. Ảnh hưởng đến hệ xương
Theo các chuyên gia, trẻ dưới 2 tuổi, xương đầu của trẻ vẫn còn rất mềm nên rất dễ bị biến dạng như bị chứng bẹp đầu, xương đầu bị méo khi bé nằm gối ngủ quá lâu với một tư thế nhất định. Vì xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống ở trẻ là rất cao.
Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn này xương cổ và sụn còn rất mềm vì thế bé không có khả năng tự nhấc cổ, do đó khi gối đầu bé không hợp lý, cổ bé sẽ bị gập lại và vùng hầu họng sẽ bị chẹn khiến cho bé dễ bị sặc, dẫn đến ngạt thở.
Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo chỉ nên cho trẻ dùng gối khi được 2 tuổi, nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn cho trẻ dùng gối trước độ tuổi này thì cần phải chú ý một số điều sau đây:
1. Chỉ cho trẻ dung gối vào ban ngày khi có sự quan sátcủa người lớn. Ban đêm chỉ nên dùng một chiếc khăn hoặc gối mỏng cao 1mm cho bé.
Khi mẹ dùng gối cho trẻ sơ sinh, mẹ nên thường xuyên để mắt đến bé
2. Chọn cho bé một chiếc gối có kích thước vừa đủ đầu bé để tránh bé bị gạt thở. Với chiều rộng, chỉ cần bằng hoặc lớn hơn một chút so với độ dài vai bé là thích hợp nhất.
3. Không cho bé sử dụng bất kỳ chiếc gối nào được bao bọc bên ngoài bởi các chuỗi hạt, có nhiều tua...
4. Lựa chọn cho trẻ loại gối không có chất liệu gây dị ứng cho trẻ. Tốt nhất mẹ nên tránh loại gối làm từ vải Polyester (một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ), đây là loại vải có thể gây kích ứng mạnh, khiến trẻ ra nhiều mồ hôi. Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho bé, mẹ chỉ nên chọn gối được làm từ vải cotton.
5. Không bao giờ cho bé ăn khi con đang nằm trên gối, hãy chọn 1 vị trí an toàn để bé ăn ngon miệng
6. Mẹ đảm bảo thường xuyên giặt vỏ gối và phơi ruột gối bởi trẻ nhỏ thường hay khóc, nhỏ dãi, ngủ ra nhiều mồ hôi... tất cả sẽ bám lại vào gối, vì vậy, nếu việc vệ sinh không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.
7. Tuyệt đối không nên cho trẻ nằm gối của người lớn vì dễ ngây ngạt thở và lún đầu khi ngủ và không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở.
Theo Khampha
Bắt bệnh cho con qua tiếng khóc cực chuẩn Mỗi kiểu khóc của trẻ sơ sinh có nhiều ý nghĩa khác nhau. Hiểu được tiếng khóc của con, mẹ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé. Với những ông bố bà mẹ "mới toanh", họ không khỏi lo lắng khi thấy con yêu khóc quấy. Tuy nhiên, đôi khi đó cũng chính là những "thông điệp" mà bé muốn...