8 bệnh nan y đã bị khống chế
Bệnh dại, uốn ván, ho gà, sốt vàng da, bại liệt, sởi… là những căn bệnh đã bị khống chế trên phạm vi toàn cầu, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mother Natural Network thống kê vào đầu thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của con người chỉ dưới 40, đến nay con số này là 70. Sở dĩ có sự nhảy vọt về tuổi thọ trung bình trên phạm vi toàn cầu là nhờ những tiến bộ của ngành y tế đã giúp kiểm soát nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong đó, phải kể đến vai trò của văcxin, thuốc kháng sinh và những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, con người vẫn đang chạy đua trong cuộc đấu tranh chống lại nhiều căn bệnh nan y, nhưng đây là thời kỳ đầu tiên trong lịch sử nhân loại, loài người có quyền nghĩ đến một ngày không xa có thể chiến thắng tất cả bệnh dịch. Sự phát triển trong ngành y tế đã giúp tìm ra các phương pháp điều trị cho nhiều căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử, và một số đã bị loại trừ. Theo báo cáo, có 8 bệnh nan y đã được khống chế nhờ khoa học hiện đại như:
1. Uốn ván
Mặc dù căn bệnh này liên quan nhiều đến gỉ sắt và nhiễm trùng do đinh gỉ, nhưng thực sự uốn ván không phải do gỉ sắt. Bệnh này là do vi khuẩn Clostridium tetani, những bào tử thường được tìm thấy trên bề mặt gỉ sắt. Đặc trưng của căn bệnh này là đau co thắt cơ, thường ở hàm (thuật ngữ trong Y văn gọi là “chứng khít hàm”).
Uốn ván có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng thường xuyên. Căn bệnh này gần như đã bị xóa sổ. Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ), chỉ có 233 trường hợp bị uốn ván tại Mỹ từ năm 2001 đến 2008, nguyên nhân chủ yếu là người chủ quan không tiêm phòng và khi nhiễm thì chậm trễ trong việc điều trị.
Một đứa trẻ được tiêm phòng uốn ván ở Lobaye, Nước Cộng hòa Trung Phi. Ảnh: mnn.
2. Bệnh dại
Bệnh dại là mối đe dọa cho hầu hết động vật có vú. Đặc trưng của nó là bị kích thích, hoang tưởng, lo lắng, bối rối và thậm chí là sợ nước. Chứng “ứa nước bọt” cũng là triệu chứng phổ biến, làm cho bất kỳ động vật nào cũng bị sùi bọt mép ở miệng một cách kinh khủng. Bệnh này lây nhiễm qua lại giữa các loài vật, thường do bị cắn.
Bệnh dại được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng, có hiệu quả với cả trường hợp mới bị lây nhiễm. Mặc dù bệnh dại rất khó kiểm soát trong thế giới hoang dã, những nó đã bị triệt tiêu trên các loài chó ở Mỹ.
3. Bại liệt
Chiến thắng bệnh bại liệt là một trong những câu chuyện ly kỳ nhất của khoa học y tế hiện đại. Đây là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất ở trẻ em, hiện nay người ta đã loại trừ hầu hết ở các nước phát triển. Mặc dù nó vẫn xuất hiện ở những nước đang phát triển, nhưng chiến dịch tiêu diệt căn bệnh này trên phạm vi toàn cầu vẫn đang được tiến hành. Một thế giới không có bệnh bại liệt có thể sẽ trở thành hiện thực trong một vài năm tới.
Một trong những người nổi tiếng nhất bị mắc bệnh bại liệt là Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, bị chẩn đoán mắc bệnh này khi ông 39 tuổi. Bức ảnh này được chụp tại Hội nghị Yalta vào năm 1945 với Thủ tướng Anh Winston Churchill (trái) và Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Ảnh: mnn.
4. Sốt vàng da
Video đang HOT
Sốt vàng da lây truyền qua muỗi, tên của căn bệnh này có từ triệu chứng vàng da và vàng mắt (hoặc vàng da), đây cũng được xem là một triệu chứng nhiễm trùng. Vàng da là một dấu hiệu của tổn thương gan, có thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù chưa có phương pháp điều trị nào cho căn bệnh này một khi bị nhiễm, những nó có thể được ngăn chặn hoàn toàn nhờ tiêm phòng. Ngày nay bệnh đã bị xóa sổ hoàn toàn ở Mỹ, song vẫn xảy ra ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và châu Phi. Do đó khách du lịch đến các khu vực này thường được yêu cầu tiêm phòng.
Bệnh sốt vàng da về cơ bản đã được khống chế. Ảnh: mnn.
5. Bệnh dịch trâu bò
Bệnh dịch trâu bò chủ yếu là ở gia súc bị nhiễm virus sởi. Mặc dù nó không phải là mối nguy hiểm đối với con người (chỉ lây trên gia súc và một số loài nhai lại, như trâu và hươu), virus này vẫn là mối đe dọa lớn cho nhân loại vì con người rất cần đến những loài gia súc này.
Sau khi văcxin tiêm chủng được phát minh, Tổ chức Thú y Thế giới năm 1994 đã nhắm đến việc xóa sổ căn bệnh này ở phạm vi toàn cầu. Trường hợp cuối cùng bị mắc căn bệnh này là năm 2001. Đến năm 2011 các nhà khoa học tuyên bố dịch trâu bò đã chính thức bị loại trừ.
6. Ho gà
“Bệnh ho gà” được phát hiện sau khi nó gây ra triệu chứng ho không thể kiểm soát. Nguyên nhân là một loại vi khuẩn ho gà “Bordetella” rất dễ lây. Cơn ho thường có thể kéo dài dai dằng hàng tuần.
Mặc dù bệnh này có thể ngăn ngừa hoàn toàn qua tiêm chủng, nhưng nó đã quay trở lại trong những năm gần đây. Do đó văcxin vẫn được khuyên sử dụng cho những nhóm người có nguy cơ.
Bệnh ho gà từng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ảnh: mnn.
7. Sởi
Đặc trưng phổ biến nhất của bệnh sởi là phát ban, ban đầu các nốt ban xuất hiện trên mặt sau đó lan rộng khắp cơ thể. Bệnh này có thể dẫn đến nhiễm trùng não và tử vong. Mặc dù đây là bệnh đã tàn phá nặng nề trong lịch sử nhân loại, song nó đã được ngăn chặn dần dần kể từ đầu những năm 1960, sau khi các nhà khoa học tìm ra văcxin ngăn ngừa sởi. Ngày nay, hầu hết trẻ em ở Mỹ được tiêm chủng sởi MMR.
Năm 2011, ở Mỹ có 222 trường hợp bị sởi, mức cao nhất trong 15 năm qua. Trước đó, chỉ có khoảng 50 trường hợp bị sởi theo báo cáo hàng năm của quốc gia này.
8. Bệnh đậu mùa
Đậu mùa là nguyên nhân gây ra cái chết của khoảng 500 triệu người trong thế kỷ 20. Bệnh này được xem là một trong những tai họa khủng khiếp nhất của loài người. Virus đậu mùa chủ yếu tấn công các tế bào da, gây ra những vết ban đặc trưng, nổi trên toàn bộ cơ thể (bệnh đậu mùa không phải là bệnh thủy đậu).
Văcxin ngừa bệnh đầu mùa lần đầu tiên được khám phá bởi Edward Jenner vào năm 1796, ông phát hiện những người bị nhiễm virus đậu bò sau đã khỏi thì dường như miễn dịch với virus đậu mùa. Chiến dịch tiêu diệt bệnh đầu mùa trên toàn thế giới vào thế kỷ 20 cuối cũng cũng đẩy lùi được căn bệnh này. Cho đến nay, nó vẫn được xem là virus tai hại nhất với loài người và được loại trừ 100%. Trường hợp cuối cùng được ghi nhận mắc bệnh này là ở Somalia năm 1977.
Theo VNE
Cây nấm "thần kỳ" khắc bệnh nan y
Trong thời gian chờ "thi hành án tử", anh nghe một cụ già ở quê nói đến loại nấm mọc trên cây thiết lim có thể chữa được bệnh gan...
Năm 35 tuổi, anh bất ngờ phát hiện đang mắc bệnh xơ gan cổ trướng. Căn bệnh diễn biến quá nhanh. Mọi phương pháp chữa trị tại bệnh viện đều bế tắc.
Bụng anh trướng to như cái trống, da vàng nghệ, ăn uống trở thành nỗi ám ảnh mỗi ngày. Anh về quê với tâm lý chờ chết thì may mắn gặp một cơ duyên. Ai cũng bảo, anh được... trời thương.
Anh Hoa hướng dẫn quy trình sơ chế nấm.
Người đàn ông mà chúng tôi đang nhắc đến chính là anh Nguyễn Đình Hoa (SN 1974, ngụ xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, Quảng Nam). Anh là người đầu tiên "liều mạng" uống thử nước sắc nấm lim xanh để chữa bệnh xơ gan cổ trướng.
Cây nấm cứu sinh
Anh Hoa kể, đầu năm 2008, anh phát hiện sức khỏe có dấu hiệu bất thường. Cơ thể đang khỏe mạnh bỗng suy yếu hẳn, sút cân nhanh và da chuyển màu vàng nghệ. Đi kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, anh được biết mình bị viêm gan B, xơ gan cổ trướng.
Hoảng hốt, anh đến các bệnh viện lớn tại Đà Nẵng, Huế để tìm cách chữa trị. Lần lượt heo, bò, rồi rừng keo anh trồng... đều "đội nón" ra đi. Đổi lại chỉ là cái bụng ngày càng phình to như cái trống. Hết tiền, bệnh thì đến giai đoạn Tây y vô phương cứu chữa, anh tuyệt vọng bỏ về quê.
Trong thời gian chờ "thi hành án tử", anh nghe một cụ già ở quê nói đến loại nấm mọc trên cây thiết lim có thể chữa được bệnh gan. Từng nhiều năm đi rẫy, anh loáng thoáng nhớ khu vực rừng Suối Bùn (cách thị trấn Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước 12km) có nhiều gốc cây gỗ này đã bị lâm tặc đốn hạ.
Anh tức tốc đi tìm và hái được kha khá nấm mang về nhà nấu và uống thử. Chừng hơn 1 tháng sau, màu da anh từ vàng nghệ dần trở lại bình thường. Cái bụng trướng cũng xẹp đi tí chút. Quá bất ngờ trước công dụng của loại nấm "thần kỳ", anh tiếp tục tìm về uống với hy vọng chữa khỏi bệnh.
Thời điểm đó, khá nhiều người địa phương cũng mắc căn bệnh tương tự, trong đó có một số cán bộ đang công tác tại UBND xã Tiên Hiệp. Nghe được thông tin quý giá từ anh Hoa, họ tìm đến hỏi thăm. Chính anh Hoa cũng không ngờ, những người này sau đó đều dần hồi phục.
Tiếng lành đồn xa, các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp cận anh Hoa để tìm hiểu sự thật. Nhằm tránh việc người dân dùng nấm vô tội vạ gây hậu quả đáng tiếc, anh Hoa đã hiến 3kg nấm lim xanh tìm được từ rừng Suối Bùn cho đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. Số lượng nấm này sau đó được đưa ra Viện Dược liệu (Bộ Y tế) để kiểm nghiệm.
Công dụng diệu kỳ với ung thư
Ngày 10.1.2011, Viện Dược liệu đã có công văn phúc đáp số 08/VDL - QLKHĐT gửi đến Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. Theo hồ sơ, nấm lim xanh lấy mẫu từ rừng Suối Bùn (Quảng Nam) là loại nấm linh chi mọc tự nhiên, có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt., thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae).
Sau khi được các nhà khoa học đầu ngành như GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt (khoa Công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội) và GS.TS Bae Ki-hwan (khoa Dược - Đại học Changnam Hàn Quốc) nghiên cứu, thử nghiệm, Viện Dược liệu khuyến nghị người dân được phép sử dụng loại nấm này trị bệnh theo các tài liệu y học chính thống.
Trong đó, 2 cuốn sách cần tham khảo là Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS.TS Đỗ Tất Lợi) và Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (Tập thể Viện Dược liệu).
Ban đầu, khi chưa hiểu rõ về dược tính của loại nấm mọc trên cây thiết lim này, anh Hoa còn e ngại khi người bệnh khắp nơi nghe "tiếng lành" tìm đến. Nhận văn bản phúc đáp của Viện Dược liệu từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, anh mừng như bắt được vàng: "Thế là từ nay tôi có thể yên tâm chia sẻ may mắn của mình cho nhiều người khác".
Lần theo địa chỉ của những người được công bố trên website, chúng tôi tìm đến khu vực huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nơi đã và đang có rất nhiều người sử dụng nấm lim xanh chữa khỏi bệnh.
Thời điểm cách đây gần một năm, trong quá trình tìm kiếm những bài thuốc có thể ức chế, điều trị căn bệnh ung thư trong dân gian, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ba (ấp Chợ, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng). Lúc ấy, bà đang trong giai đoạn đầu quá trình hồi phục căn bệnh ung thư thận nhờ uống nấm.
Con trai bà Ba nói: "Khi bệnh viện cho về vì không cứu được nữa, mẹ tôi gầy trơ xương, chỉ còn 26kg. Sau khi sắc nước nấm uống ròng rã 3 tháng, mẹ tôi lên được trên 30kg. Không có cây nấm mua từ Quảng Nam này, tôi đã mất mẹ".
Bà Ba, ông Nhanh sắc diện hồng hào, khỏe mạnh nhờ nấm lim xanh.
Bà Ba đã khiến chúng tôi kinh ngạc trong lần quay lại thăm vào đầu tháng 3 năm nay. Sắc diện của bà hồng hào đến khó tin. Bà tủm tỉm: "Tôi đã có da, có thịt như hồi xưa, bữa nay được 42kg, chống gậy đi loanh quanh được rồi".
Cách đó không xa là nhà ông Lâm Thanh Nhanh. Được biết, ông cũng từng là một bệnh nhân suýt chết vì căn bệnh viêm gan. Ông đã trải qua hành trình đi chữa bệnh ở 4 nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng "gia sản tiêu tan mà bệnh thì... còn nguyên".
Trong "nửa tháng cuối cùng của đời mình" như lời bác sĩ phán, ông Nhanh tìm đủ mọi cách để mong kéo dài thêm sự sống. Lúc ấy, có một người phụ nữ hàng xóm tên là Hứa Hồng Hát vừa "hồi sinh" từ căn bệnh u nang buồng trứng nhờ một loại nấm "lạ" có xuất xứ ở Tiên Phước (Quảng Nam).
Thấy căn bệnh của bà Hát với mình không liên quan với nhau, ông Nhanh đã định thôi. Nhưng khát vọng sống lúc ấy mạnh quá, ông liền mua vé máy bay tìm đến địa chỉ mà bà Hát mách để gặp anh Hoa. Từ đó, ông sắc nấm uống liên tục hơn 3 tháng.
Nghe trong người khỏe ra, nhưng chưa tin lắm, ông đi Viện Pasteur (TP.HCM) xét nghiệm. Kết quả thật không tin nổi. Các số liệu đã từ "cận tử" trở về mức an toàn. Các chỉ số đều cho thấy căn bệnh của ông Nhanh đã được khống chế và tiêu diệt hoàn toàn.
Thời gian qua, người dân ở khu vực các tỉnh thành quanh Bình Dương như Đồng Nai, TP.HCM, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu... có nhu cầu tìm hiểu về loại nấm này đều hỏi đường tìm gặp những nhân vật mà chúng tôi vừa kể trên. Không ít người trong số họ có cơ địa hợp với nấm lim xanh nên bước đầu đã khoanh vùng, ngăn chặn được tế bào ung thư trong cơ thể, có hy vọng kéo dài sự sống. Có trường hợp còn may mắn khỏi hẳn bệnh.
Theo Dòng đời
Phòng bệnh nhờ máy đo phóng xạ Ung thư được xem là một trong những căn bệnh nan y gây tử vong hàng đầu hiện nay trên thế giới. Với tỷ lệ điều trị thành công bệnh ung thư hiện nay còn rất thấp, nhiều người tự hỏi liệu có cách nào có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư? Trong cuộc sống tất bật với nhiều nỗi lo...