8 bệnh mùa hè, bạn chớ nên coi thường!
Mùa hè là mùa nóng, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều và buộc phải ’sống chung’ với cái nóng.
Ngộ độc thực phẩm, cơ thể mất nước, sốc nhiệt, ban nhiệt, vàng da, bỏng nắng, bệnh thủy đậu, nhiễm trùng chân… là những bệnh mà bạn cần chú ý đề phòng trong mùa hè nhé! – Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là những bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan đến cái nóng mùa hè mà bạn cần đề phòng, theo đài NDTV.
1. Ngộ độc thực phẩm
Dùng thức ăn hoặc nước bị nhiễm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Cần tránh ăn thịt sống, uống nước bị ô nhiễm và hạn chế sử dụng thực phẩm đường phố mà bạn không chắc về an toàn thực phẩm, vào mùa hè. Đây là những “thứ” mang vi khuẩn gây bệnh phổ biến.
2. Cơ thể mất nước
Tình trạng cơ thể mất nước xảy ra khi lượng chất lỏng thoát ra khỏi cơ thể nhiều hơn lượng hấp thu vào. Cơ thể mất nước là căn bệnh phổ biến nhất trong mùa hè do chúng ta vô tình đánh mất nhiều nước từ cơ thể do đổ mồ hôi quá nhiều hoặc do tiểu tiện.
Triệu chứng chủ yếu của tình trạng cơ thể mất nước là khát nước, có thể lên đến mức không thể chịu đựng được. Cơ thể mất nước nghiêm trọng cũng có thể gây đau đầu, nôn mửa, mệt mỏi kéo dài, thậm chí co giật và tiêu chảy, theo đài NDTV.
3. Ban nhiệt
Tình trạng này xảy do đổ mồ hôi quá nhiều và tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Ban nhiệt phổ biến ở những người đổ mồ hôi nhiều và ở trẻ em có tuyến mồ hôi chưa phát triển phù hợp. Ban nhiệt có thể cản trở cơ chế điều chỉnh nhiệt của cơ thể và gây kiệt sức nghiêm trọng.
4. Sốc nhiệt
Video đang HOT
Các triệu chứng của sốc nhiệt bao gồm cảm thấy yếu sức, chóng mặt, nhức đầu, khô da, chuột rút, thở nông và tăng nhịp tim. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến hôn mê. Để ngăn ngừa sốc nhiệt, hãy hạn chế ra ngoài trong giờ nhiệt lên cao trào là từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều, theo đài NDTV.
5. Bỏng nắng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trong một thời gian dài có thể làm cho da bị đỏ, khô, ngứa và các vết nứt có thể phát triển. Luôn sử dụng kem chống nắng với mức SPF 30 hoặc cao hơn trong mùa hè.
Ngoài ra, hãy chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa để duy trì độ ẩm của da, theo trang tin The Health Site.
6. Bệnh thủy đậu
Virus Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu lây lan qua các giọt nước bắn do người nhiễm bệnh tạo ra trong khi hắt hơi hoặc ho. Những người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc phải bệnh này. Bệnh thủy đậu còn có tên khác là bệnh trái rạ, theo đài NDTV.
7. Vàng da
Đây là một bệnh truyền qua nước phổ biến và chủ yếu gây ra do dùng thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và gây ra tình trạng sản xuất mật quá mức.
8. Nhiễm trùng chân
Nấm chân là một bệnh phổ biến khác ảnh hưởng đến mọi người trong mùa hè. Tình trạng này xảy ra do mồ hôi hoặc vi khuẩn tích tụ ở bàn chân, đặc biệt là gần móng chân, trong thời tiết nóng.
Nấm chân không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây nhiễm trùng nếu không được chữa trị. Nấm chân cũng có thể tác động từ móng chân này sang móng chân khác, do đó cần phải được điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, theo đài NDTV.
Quyên Quân
Cách bổ sung nước có lợi cho sức đề kháng phòng chống virus corona trong ngày đông lạnh
Vào mùa đông cơ thể chỉ cần mất đi 5% nước mà không được bổ sung kịp thời thì da sẽ bị nhăn nheo, cơ bắp cũng mềm yếu, trao đổi chất bị ngưng trệ, con người có cảm giác mệt mỏi... thậm chí còn phát sinh rất nhiều bệnh tật nghiêm trọng khác.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng mùa đông lạnh khiến cơ thể không bị mất nước, ra mồ hôi nhiều như mùa hè. Tuy nhiên, trên thực tế con người vẫn bị mất nước trong khoảng thời gian này.
Theo các chuyên gia y tế, một người khoẻ mạnh có lượng nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể. Vào mùa đông tuy cơ thể ít ra mồ hôi nhưng ở một người trưởng thành vẫn có khoảng 600 ml nước mất đi qua da. Theo lý giải của chuyên gia này, trong quá trình hô hấp, hai lá phổi thu nạp khí ôxy, thải ra CO2 phải giữ cho bề mặt ẩm ướt, mỗi ngày chỉ riêng việc này cũng làm cho cơ thể mất đi khoảng 500 ml nước.
Nên uống nước ấm khoảng 25-30 độ C để tốt cho sức khỏe
Bên cạnh đó, việc tiêu hao nước hàng ngày còn qua đường tiểu tiện. Trung bình mỗi ngày lượng nước cơ thể đào thải khoảng 2500 ml, trong khi đó chỉ có khoảng 1000 ml nước được bù đắp từ các thực phẩm ăn vào, 300 ml nước có được thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, khoảng 1200 ml nước còn lại bắt buộc phải nhờ vào việc ăn uống.
Bác sĩ khuyến cáo, vào mùa đông cơ thể chỉ cần mất đi 5% nước mà không được bổ sung kịp thời thì da sẽ bị nhăn nheo, cơ bắp cũng mềm yếu, trao đổi chất bị ngưng trệ, con người có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, váng đầu, thậm chí còn phát sinh rất nhiều bệnh tật nghiêm trọng khác.
Bổ sung nước đúng cách trong mùa đông lạnh
Vào mùa lạnh, tốt nhất bạn nên uống nước ấm khoảng 25-30 độ C. Nước ấm rất có lợi cho cơ thể. Nó giúp tăng quá trình trao đổi chất, nhờ đó mà hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, uống nước ấm còn có thể ngăn ngừa lão hóa và làm lành các tế bào đang tổn thương.
Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Không nên uống quá nhiều trong một thời điểm mà chia ra nhiều lần nhỏ trong ngày để uống:
Thức dậy vào buổi sáng
Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng trong y học hiện đại, việc uống một cốc nước lọc vào buổi sáng ngay khi vừa thức dậy có thể ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Trải qua giấc ngủ sau 1 đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước nhất định. Do vậy việc cung cấp nước cho cơ thể ngay khi thức giấc sẽ giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời giúp bài tiết, thải độc và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
Từ 9 giờ - 11 giờ sáng
Trong thời gian làm việc, đừng quên uống nước. Trong thời gian này, hoạt động thể chất của chúng ta sẽ tăng đáng kể, nhu cầu được cung cấp nước cũng tăng lên. Nhiều người muốn giảm nhu cầu đi vệ sinh nên đã lựa chọn uống ít nước và điều này thật sự không tốt cho sức khỏe.
Khoảng một giờ sau bữa ăn
Sau khi ăn, bổ sung nước đúng cách có thể giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, độ nhớt của máu sau mỗi bữa ăn sẽ tăng lên rất cao. Vì vậy, hãy căn thời điểm 1 giờ sau khi ăn để uống 1 cốc nước vừa giúp ích cho đường ruột lại làm giảm độ nhớt của máu, rất có lợi cho sức khỏe.
Uống trước khi ngủ
Uống nước trước khi đi ngủ có tốt không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Đa số mọi người lo uống nước trước khi đi ngủ sẽ khiến ngủ không ngon giấc do phải đi vào nhà vệ sinh lúc nửa đêm.
Song, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi đi ngủ uống một cốc nước hoặc lượng vừa đủ có thể giúp cơ thể ngậm nước, đốt cháy calo, loại bỏ độc tố và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ảnh: Ecomedic
M.H (th)
Theo giadinh.net
Mùa hè có thực sự là cứu tinh của nhân loại trong cuộc chiến với Covid-19? Một số loại virus trở nên yếu hơn khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào những tháng mùa hè. Không ít nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, virus SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà khả năng lây lan của một số loại virus trở nên yếu hơn khi nhiệt độ và độ...