8 bài thuốc dân gian chữa liệt dương
Tình trạng liệt dương của đàn ông có thể hoàn toàn được cải thiện khi áp dụng một vài bài thuốc dân gian đơn giản.
Ảnh minh họa: Internet
Tùy với thể trạng của từng người mà tình trạng liệt dương cũng khác nhau. Liệt dương là tình trạng dương vật không cương cứng được khi sinh hoạt tình dục. Khi xảy ra tình trạng này cần đến khám và nhận được sự tư vấn từ các bác sỹ chuyên khoa.
Ngoài ra, những bài thuốc dân gian dưới đây theo thông tin trên Sức khỏe& Đời sống, có thể giúp cánh đàn ông lấy lại phong độ của mình trước mặt đối phương:
Bài 1: Hành tươi 3 củ, dương khởi thạch, mẫu lệ, nhục thung dung và dâm dương hoắc mỗi thứ 50g, hạt hẹ 15g. Tất cả đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Dương khởi thạch 15g tán nhỏ rồi đem ngâm với 1.500ml rượu trắng, sau 7 ngày là dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Bài 3: Dâm dương hoắc tươi 200g, thái nhỏ, sấy khô, sắc hoặc hãm lấy nước uống, chia 3 lần trong ngày.
Bài 4: Cá ngựa (hải mã) lượng vừa đủ sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 3g với rượu nhạt.
Bài 5: Thận hải cẩu 3 bộ, nhục thung dung và sơn thù mỗi thứ 50g, ba kích 40g, rượu trắng 1.000ml. Các vị thuốc thái vụn rồi đem ngâm với rượu trắng, sau chừng nửa tháng là dùng được, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5 -10ml.
Bài 6: Tinh hoàn hươu 1 cái, lộc nhung 30g, tắc kè 1 đôi, rượu trắng 1.000ml. Các vị thuốc đem ngâm rượu, sau 7 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
Bài 7: Thận hải cẩu 2 bộ, nhân sâm, hoàng kỳ, ngọc trúc, bạch truật và bạch linh mỗi thứ 9g, trần bì 6g, trầm hương 3g. Các vị thuốc sấy khô, tán bột, trộn đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 – 12g với nước ấm hoặc rượu trắng.
Bài 8: Tinh hoàn chó 3 bộ, sấy khô, tán bột, mỗi ngày 5g với rượu nhạt.
Theo SKGĐ
Video đang HOT
Những bài thuốc dân gian từ mít
Với mùi vị thơm ngọt, mít không những rất giàu chất dinh dưỡng mà còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp giải rượu, trị cao huyết áp, chữa mụn nhọt.
Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ mít:
1. Bài thuốc giải bia rượu
Nguyên liệu:
Mít chín: 30 múi, chọn mít dai, múi to thịt dày, màu vàng tươi
Đường trắng: 300 gram
Chanh tươi: 1 quả
Cách làm:
Loại bỏ hạt mít rồi thái miếng vuông. Sau đó cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Giữ nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được.
Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh. Bài thuốc này có tác dụng giải bia rượu rất hiệu quả.
2. Bài thuốc tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh
Bài 1:
Nguyên liệu:
Lá mít non: 200 gram
Muối trắng tinh: 3 thìa cà phê
Cách làm:
Lá mít đem rửa sạch, rồi ngâm qua nước muối, sau đó rửa sạch cho vào 1,5 lít nước đun sôi lên. Để nguội uống hàng ngày có tác dụng tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh.
Bài 2:
Nguyên liệu:
Quả mít non (dân gian còn gọi là dái mít)
Thịt lợn nạc
Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu.
Cách làm:
Mít non đem gọt vỏ gai, thái lát, cho vào xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Món này, theo Đông y có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
3. Bài thuốc an thần, trị cao huyết áp
Nguyên liệu:
Lá mít tươi: 30 gram
Vỏ mít: 30 gram
Nước lọc: 300ml
Cách làm:
Rửa sạch lá và vỏ mít, cho vào nấu với 300 ml nước, đun sôi chỉ còn 100ml. Để nguội uống làm 2 lần trong ngày. Mỗi đợt dùng từ 5-7 ngày.
4. Bài thuốc chữa mụn nhọt
Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
5. Bài thuốc trị tưa lưỡi ở trẻ
Nguyên liệu:
Lá mít vàng: 30 gram
Mật ong: lượng vừa đủ, khoảng 2-3 thìa cà phê
Cách làm:
Lá mít vàng đem rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 lần trong ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này chữa tưa lưỡi ở trẻ rất hiệu quả.
Theo VietQ
6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp. Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương....