8 bài tập tại nhà giúp ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
Cục máu đông là có thể gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ.
Tập thể dục là một trong những cách có thể phòng ngừa tình trạng này.
Ảnh minh họa
Thông thường, cục máu đông có tác dụng bảo vệ bạn khỏi bị chảy máu quá nhiều nếu bạn bị thương hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể bị cục máu đông vì những lý do khác, chẳng hạn như mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định. Khi điều đó xảy ra, cục máu đông có thể gây ra các triệu chứng và có thể đe dọa tính mạng như đau tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi.
Để ngăn ngừa cục máu đông, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý và vận động thường xuyên. Dưới đây là các bài tập tại nhà có thể ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông. Hầu hết các bài tập này đều đơn giản và dễ dàng thực hiện.
1. Bài tập vận động
Các cục máu đông xảy ra thường xuyên hơn ở những người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Ví dụ, cục máu đông có thể ảnh hưởng đến những người đang hồi phục sau phẫu thuật và phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp.
Duy trì hoạt động và duy trì cân nặng vừa phải là một số cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cục máu đông. Các bài tập vận động có thể là một lựa chọn tốt cho những người có khả năng vận động ở mọi cấp độ.
- Bài tập 1: Xoay vòng mắt cá chân
Xoay vòng mắt cá chân có thể giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến bàn chân và mắt cá chân. Để thực hiện bài tập này:
Nâng một chân lên khỏi mặt đất một chút.
Xoay mắt cá chân ngược chiều kim đồng hồ trong 15 giây, sau đó theo chiều kim đồng hồ.
Lặp lại nhiều lần như mong muốn.
Bài tập này rất đơn giản, bạn có thể thực hiện hầu hết được ở mọi lúc, mọi nơi. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Bài tập 2: Nâng đầu gối
Nâng đầu gối giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn chặn tình trạng tĩnh mạch phình to, giảm áp lực lên tĩnh mạch. Để thực hiện động tác nâng đầu gối, bạn có thể tập theo các bước sau:
Ngồi xuống một chiếc ghế
Nâng chân lên một góc 90 độ
Giữ 2-3 giây rồi đưa chân trở lại vị trí bắt đầu.
Lặp lại với chân còn lại.
Cố gắng thực hiện 20 đến 30 lần lặp lại cho mỗi chân.
- Bài tập 3: Xoay vai
Xoay vai có thể làm tăng lưu thông máu khắp cơ thể. Cách thực hiện bài tập này:
Nâng vai lên phía tai một cách nhẹ nhàng.
Nhẹ nhàng di chuyển vai về phía sau, xuống và về phía trước để tạo chuyển động tròn.
Tiếp tục chuyển động tròn này trong 30 giây.
Lặp lại theo hướng khác nếu muốn.
Video đang HOT
Hãy chú ý giữ lưng thẳng và không căng cơ cổ hay cơ lưng quá mức.
Bài tập xoay vai (Ảnh: ST)
- Bài tập 4: Nâng ngón chân
Nâng ngón chân có thể làm giảm nguy cơ đông máu bằng cách giúp lưu thông máu ở bắp chân. Cách thực hiện:
Giữ gót chân tiếp đất trên sàn.
Nâng các ngón chân theo hướng hướng lên trên.
Đưa các ngón chân trở lại vị trí ban đầu trên sàn.
Lặp lại như mong muốn.
Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, bài tập này rất hữu ích cho những người ngồi nhiều, chẳng hạn như dân văn phòng.
- Bài tập 5: Cơ bắp tay trước
Bài tập cơ bắp tay trước có thể giúp cơ bắp co bóp đều đặn, từ đó làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Sự cải thiện lưu thông máu này giúp ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông bằng cách ngăn chặn máu đọng lại trong tĩnh mạch. Đối với bài tập này bạn có thể thực hiện theo cách:
Bắt đầu với cánh tay ở phía trước thân một góc 90 độ.
Nâng một tay về phía ngực.
Quay trở lại vị trí bắt đầu.
Đổi tay và lặp lại.
Tiếp tục trong 30 giây.
Bạn cũng có thể sử dụng một quả tạ nhỏ để giúp quá trình tập luyện hiệu quả hơn.
Bài tập cơ bắp tay trước (Ảnh: ST)
2. Bài tập giãn cơ
Bài tập giãn cơ có thể giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách cải thiện lưu thông máu và tăng cường tính linh hoạt của cơ thể. Khi bạn thực hiện các động tác giãn cơ, các cơ được kéo căng và thả lỏng, điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn qua các mạch máu.
- Bài tập 1: Giãn cơ gân kheo
Các cơ gân kheo nằm ở phần sau của chân, phía trên đầu gối. Để giãn cơ gân kheo khi ngồi, bạn có thể thực hiện theo cách:
Ngồi ở nửa phía trước của ghế.
Giữ một chân trên sàn với đầu gối cong.
Duỗi thẳng chân còn lại về phía mặt đất, giữ gót chân trên sàn và các ngón chân hướng lên trên.
Từ từ uốn cong về phía trước từ thắt lưng, giữ thẳng lưng. Chạm đến điểm nào đó dọc theo chân mà bạn cảm thấy căng nhưng không đau.
Giữ trong 30 giây.
Đổi chân.
Lặp lại 3 lần trên mỗi chân.
Đảm bảo hít thở đều và sâu trong quá trình giãn cơ.
- Bài tập 2: Kéo đầu gối về phía ngực
Kéo đầu gối về phía ngực giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là ở chân và vùng thấp của cơ thể, nơi máu có thể bị ứ đọng dễ dàng hơn do ít vận động. Khi bạn thực hiện động tác này, việc co và giãn cơ thể sẽ hỗ trợ quá trình bơm máu trở lại tim, giảm thiểu nguy cơ máu đông lại trong các tĩnh mạch, đặc biệt là tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Để tập bài kéo đầu gối về phía ngực, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Nằm ngửa trên sàn hoặc trên một tấm thảm tập.
Co đầu gối của một chân lên và dùng tay ôm lấy đầu gối.
Nhẹ nhàng kéo đầu gối này về phía ngực của bạn, giữ lưng và hông tiếp xúc với mặt sàn.
Giữ tư thế này trong khoảng 20-30 giây, cảm nhận việc căng nhẹ ở phần hông và lưng dưới.
Thả lỏng chân và lặp lại với chân còn lại.
Đảm bảo hít thở đều và không gây áp lực quá mạnh lên phần lưng hoặc hông.
Bài tập kéo đầu gối về phía ngực (Ảnh: ST)
- Bài tập 3: Giãn cơ cổ
Bài tập giãn cơ cổ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng trong các cơ cổ, từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn tới não và trở lại tim và phòng ngừa cục máu đông. Ngoài ra, việc giữ cho cơ cổ linh hoạt và mạch máu không bị chèn ép cũng có thể hỗ trợ việc phòng tránh tình trạng máu đông.
Để thực hiện bài tập này, bạn có thể làm theo các bước sau:
Ngồi hoặc đứng thẳng với tư thế thoải mái và giữ lưng thẳng.
Hạ vai xuống và giữ chúng thoải mái, không căng cứng.
Nghiêng đầu về một bên, cố gắng đưa tai về phía vai mà không nhấc vai lên. Giữ tư thế này trong khoảng 20-30 giây.
Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác với phía ngược lại.
Đưa đầu về phía trước, cố gắng chạm cằm vào ngực. Giữ tư thế này trong khoảng 20-30 giây.
Nâng đầu lên và ngả nhẹ về phía sau, nhìn lên trần nhà. Giữ tư thế này trong khoảng 20-30 giây.
Quay đầu nhìn qua vai trái, giữ tư thế khoảng 20-30 giây, sau đó quay đầu nhìn qua vai phải và giữ tương tự.
Nhớ hít thở đều đặn và không tạo áp lực quá mạnh cho cổ.
3. Một số phương pháp khác ngăn ngừa cục máu đông
Ngoài việc thực hiện các bài tập trên, bạn có thể ngăn ngừa cục máu đông bằng một số thay đổi trong chế độ ăn và lối sống:
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải vì thừa cân, béo phì có liên quan đến sự hình thành cục máu đông
- Tập thể dục ở mức độ vừa phải, bạn có thể kết hợp đi bộ, chạy bộ, đạp xe với các bài tập trên
- Uống đủ nước. Mất nước được cho là làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông.
- Bỏ thói quen ngồi lâu. Bạn nên duỗi người (bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân) và di chuyển xung quanh cứ sau 2 đến 3 giờ nếu có thể.
- Giảm bớt muối trong chế độ ăn
- Tránh mặc quần áo quá bó sát vào cơ thể
Hai tình huống nếu có cục máu đông sau tiêm vaccine Covid-19
Thừa nhận mới nhất của AstraZeneca khiến nhiều người hoang mang, đi làm xét nghiệm đông máu, tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này là không cần thiết.
D-dimer là một xét nghiệm sinh hóa, được dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu. Ảnh: Shutterstock.
AstraZeneca mới đây đã thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây ra các cục máu đông. Đây là nguyên nhân gây tắc mạch máu, dẫn đến suy giảm trí nhớ, đau đầu, đau tim, thậm chí đột quỵ.
Tại Việt Nam, AstraZeneca là vaccine phòng Covid-19 được tiêm đầu tiên và nhiều nhất. Thừa nhận gần đây của hãng dược phẩm này khiến không ít người hoang mang vì đã tiêm từng tới 2 mũi vaccine AstraZeneca.
Thậm chí, trên mạng xã hội, một số ý kiến còn cho rằng những ai từng tiêm vaccine này nên đi xét nghiệm D-dimer hoặc các xét nghiệm đông máu khác để yên tâm.
D-dimer là một xét nghiệm sinh hóa, được dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu.
Suy nghĩ sai lầm
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, việc làm này là không cần thiết, hoàn toàn sai lầm, không có cơ sở khoa học, tốn thời gian và tốn tiền.
"Người nào đưa ra cảnh báo rằng nên đi xét nghiệm D-dimer để xem chức năng đông máu có bị ảnh hưởng bới việc tiêm vaccine AstraZeneca là người suy đoán vô căn cứ", bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.
Bác sĩ cho hay tác dụng phụ gây đông máu và giảm tiểu cầu ở vaccine Covid-19 của AstraZeneca chỉ xảy ra với xác suất rất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ người bị tác dụng phụ khi tiêm vaccine hãng này là rất hiếm.
Bên cạnh đó, D-dimer sinh ra trong quá trình cục máu đông trong cơ thể phân hủy và tan rã. Quá trình tạo và tan cục máu đông diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ.
Hai tình huống nếu có huyết khối sau tiêm vaccine
Bác sĩ Hoàng cũng phân tích 2 tình huống nếu một người gặp tác dụng phụ gây đông máu sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Trường hợp đầu tiên là cục máu đông lớn, gây biến cố như tắc mạch chi, tắc mạch phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Lúc này, người bệnh có thể biết ngay mình cótác dụng phụ của vaccine AstraZeneca.
Trường hợp 2 là cục máu đông nhỏ. Lúc này, cục máu đông sẽ tan dần, thường sau tối đa 4 tuần là không còn nữa. Khi cục máu đông phân hủy, nó sẽ sinh ra D-dimer trong máu.
"Đa số mọi người tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca gần nhất cũng cách đây 2 năm rồi. Nếu không xuất hiện biến cố về cục máu đông ngay lúc đó, thì dù bạn có cục máu đông hay không, cho đến nay sẽ không còn bất cứ dấu hiệu nào nữa", bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.
Do đó, việc xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Việc xét nghiệm có thể có ý nghĩa nếu mọi người làm xét nghiệm trong vòng 6-8 tuần sau khi tiêm.
Ngoài ra, xét nghiệm D-dimer chỉ có chỉ số cao đối với các bệnh nhân tắc tĩnh mạch chi, tắc mạch phổi, đông máu rải rác động mạch hoặc đột quỵ.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, cũng nhấn mạnh người dân đã tiêm vaccine cách đây 2 năm không cần quan tâm về tác dụng phụ này nữa, bởi chúng chỉ xảy ra trong vòng 90 ngày sau tiêm.
Ông cũng cho hay một người bình thường vẫn có hiện tượng tăng đông, ví dụ khi bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, cũng gây tiểu cầu thấp. Người dân không nên khi gặp trường hợp này lại "đổ thừa" cho việc từng tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
"Nếu quá lo sợ, bạn có thể đi tầm soát bệnh đột quỵ để theo dõi các chỉ số mỡ máu, huyết áp. Khi có hiện tượng tắc mạch, người dân phải khám chuyên sâu hơn", bác sĩ Khanh chia sẻ.
Loại gia vị số 1 giúp giảm mỡ máu cao Không chỉ là loại gia vị bổ dưỡng, có thể thêm vào nhiều món ăn, quế còn giúp giảm mỡ máu cao, được các chuyên gia chuyên dinh dưỡng khuyên dùng. Gia vị ẩm thực giúp nâng cao hương vị của thực phẩm và tăng cường thành phần dinh dưỡng cho món ăn của bạn. Sử dụng gia vị để tạo hương vị...