8 bài học dành cho hội chị em mới bắt đầu đi leo núi
Nếu muốn đi được xa, bạn hãy đi từng bước nhỏ. Những đoạn dốc rất dễ mỏi cơ, bạn nên đi ziczac để chắc chân và đỡ mệt hơn.
Có kinh nghiệm nhiều năm leo núi và dẫn du khách đi các cung đường từ Bắc đến Nam, anh Lâm Hoàng Tiến đã có những chia sẻ về bài học dành cho phái nữ khi mới tham gia leo núi.
Cung đường leo qua sống lưng khủng long đỉnh Tà Xùa ( Yên Bái). Ảnh: Nguyễn Thu Hương.
1. Đừng mang nhiều đồ. Việc mang theo nhiều đồ khi đi leo núi sẽ khiến bạn bị đeo nặng và làm mệt bản thân nhanh chóng.
“Lên rừng điều kiện vệ sinh khá khó và mồ hôi chảy tong tong, cho nên chỉ cần sạch sẽ, bôi kem chống nắng thêm tí son là đủ xinh và nó đỡ nhớp nhớp”, anh Tiến nói.
Theo anh Tiến, tùy thời tiết nơi đến mà bạn xem xét nên mang đồ mỏng (kiểu áo gió) hay có lớp nỉ cách nhiệt. Thường đồ mặc leo núi thì một ngày một bộ, đồ ngủ thì 2 ngày/bộ.
2. Muốn đi được xa hãy đi từng bước nhỏ, tập trung và nhịp thở tối đa có thể. Đừng hỏi nhiều câu “sắp đến chưa anh/em” vì câu trả lời đa số là “5 phút nữa em/chị”, “sắp đến rồi em/chị”. Vì thường là “toàn lừa người thôi”, sắp đến có khi là cả một quãng đường dài 2 dãy núi.
Những đoạn dốc, đi thẳng rất mệt và mỏi cơ, vì vậy bạn nên đi ziczac sẽ chắc và đỡ mệt hơn. Bạn cũng có thể bám vào đá, vào cành cây hay tay anh em porter/guider để tiết kiệm sức.
Video đang HOT
Những năm gần đây, không chỉ nam giới mà số lượng nữ giới đam mê chinh phục các đỉnh núi ngày càng tăng. Bởi những cung đường đi gian khó là để mỗi người thử thách bản thân và khám phá vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên. Ảnh: trekking rừng Samu – Vua Ăn Mày.
3. Cắt ngắn móng tay và chân trước khi bạn bắt đầu một hành trình leo núi. Móng chân dài sẽ khiến bạn bị đau trong quá trình vượt núi, lội suối… thậm chí thối luôn ngón. Móng tay dài thì bám đường/cây toàn đất với cát.
Một kinh nghiệm anh Tiến chia sẻ rất bổ ích là lúc xuống dốc, mũi chân bạn nên đi nghiêng về trái hoặc phải để giảm đau ngón chân.
4. Một số vật dụng nhỏ nhưng thiết yếu khi đi: Găng tay hở tầm một đốt ngón tay, một đôi dép xốp nhẹ, xịt và thuốc bôi côn trùng cắn, một bịch khăn giấy để đi vệ sinh…
5. Về thời gian leo núi, bạn nên hạn chế đi mùa mưa, đường núi sẽ có nhiều vắt và rắn. Nhìn chung, thời điểm lý tưởng nhất để leo núi chính là mùa thu và đông, thời tiết khô ráo, nắng nhẹ ở cả 3 miền hoặc vào đông thì khí hậu lạnh khô ở miền Bắc.
Nhóm bạn của Nguyễn Thu Hương (Hà Nội) chinh phục đỉnh Tả Liên Sơn vào tháng 11, khi những chiếc lá phong đã chuyển sang màu vàng, đỏ. Ảnh: Nguyễn Thu Hương.
6. Lưu ý khi ăn uống. Bạn chỉ nên ăn đồ mình mang theo và đồ ăn do do tour guide nấu cho đoàn khi đừng chân ở các lán trại. Không nên tò mò thử ăn hoa trái trong rừng.
7. Không xả rác. Con người cần thiên nhiên, và chúng ta nên cộng sinh cùng phát triển. Việc xả rác bừa bãi sẽ rất ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật cũng như hệ sinh thái nơi mỗi bước chân bạn đi qua.
8. Bạn không nên ham rẻ vài trăm khi chọn đơn vị dẫn tour, họ sẽ cắt phế rất nhiều mục và porter/guide đi theo đoàn. Tính mạng, sự an toàn quan trọng nhất vì vậy bạn cần cân nhắc và kỉem tra kỹ lịch trình của mình.
Giải leo núi 'Bước chân trên mây' quảng bá du lịch Trạm Tấu, Yên Bái
Giải leo núi 'Bước chân trên mây' lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2024 được huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái kỳ vọng góp phần quảng bá điểm đến và thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là du lịch mạo hiểm cho địa phương.
Được tổ chức từ ngày 11 - 14/10/2024, giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) năm 2024 có 100 vận động viên tham gia. Các vận động viên tham dự giải sẽ được Ban Tổ chức hỗ trợ toàn bộ chi phí đi lại, ăn, ở trong thời gian tham dự giải. Đây là giải leo núi quy tụ hàng trăm nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước góp mặt, do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt tổ chức.
Công bố giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa
Ông Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu (Yên Bái) cho biết sau lần tổ chức đầu tiên năm 2023, giải leo núi "Bước chân trên mây" đã tạo hiệu ứng lan tỏa, góp phần giới thiệu rộng rãi hình ảnh vùng đất, con người, văn hóa, các mặt hàng nông sản... của huyện.
"Khoảng 1 tháng sau mùa giải đầu tiên, chúng tôi ghi nhận nhiều tờ báo, mạng xã hội ngập tràn tin tức về du lịch Trạm Tấu. Sự ùn ứ khách du lịch lần đầu tiên đã xảy ra tại Trạm Tấu, khi du khách đổ về nghỉ dưỡng, leo núi, tắm khoáng nóng... Du khách cũng tiêu thụ, mua về rất nhiều sản vật, nông sản địa phương. Mọi người dành tình cảm ưu ái hơn cho Trạm Tấu và Yên Bái, qua đó cơ bản định vị thương hiệu du lịch Trạm Tấu trong lòng du khách" - ông Khang A Chua cho biết.
Giải leo núi "Bước chân trên mây" được kỳ vọng góp phần thúc đẩy du lịch Trạm Tấu. Ảnh: Vũ Mạnh Cường
Theo TS Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, giải leo núi không chỉ là hoạt động thể thao, mà còn là hoạt động giao lưu văn hóa, thúc đẩy du lịch. Đây là cơ hội để những người tham gia được giao lưu cùng người dân địa phương, trải nghiệm ẩm thực địa phương và khám phá nét văn hóa đồng bào các dân tộc.
"Giải leo núi đã góp phần cùng địa phương quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái nói chung và Trạm Tấu nói riêng. Chính quyền, người dân huyện Trạm Tấu và doanh nghiệp lữ hành đã ghi nhận hiệu ứng lâu dài sau giải chạy và sự đóng góp cho kinh tế địa phương. Năm nay là năm thứ 2, giải leo núi sẽ được tổ chức bài bản, thành công hơn, kỳ vọng sẽ trở thành hoạt động thường niên", ông Vũ Hoài Nam nhấn mạnh.
Các đỉnh núi cao tuyệt đẹp ở Trạm Tấu là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khám phá. Ảnh: Đinh Tuấn/VOV-Tây Bắc
Núi Tà Xùa thuộc phía Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, nằm giáp ranh giữa hai huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La. Tham gia giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa, các vận động viên sẽ phải vượt qua cung đường với cự ly khoảng 12 km đường đồi núi. Điểm xuất phát từ chân núi (thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu) đích đến là đỉnh Tà Xùa, ở độ cao 2.865m so với mực nước biển.
Ông Nguyễn Việt Hưng - đại diện Công ty du lịch Hưng Việt Travel cho biết rút kinh nghiệm qua lần tổ chức đầu tiên, từ nhiều tháng nay Ban Tổ chức đã tiến hành khảo sát cung đường leo núi nhiều lần, xây dựng sơ đồ, bổ sung biển báo và hệ thống chỉ dẫn, bố trí lực lượng hỗ trợ vận động viên, đồng thời gia cố một số địa điểm nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho vận động viên, đại biểu và du khách tham gia.
Khu suối khoáng nóng Trạm Tấu. Ảnh: Vũ Mạnh Cường
Không chỉ tham gia tranh tài, các vận động viên còn được hòa mình vào không gian của Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra cùng thời gian này. Ngày hội gồm chuỗi các hoạt động đặc sắc như: Trình diễn trang phục dân tộc; gian hàng sản phẩm nông sản địa phương của 12 xã; trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống; trình diễn nghệ thuật làm khèn Mông; thi đấu và giao lưu các môn thể thao dân tộc truyền thống... Ngoài ra các vận động viên và du khách có cơ hội khám phá bản Cu Vai thanh bình và nên thơ, hoặc trải nghiệm nghỉ dưỡng tại Khu suối khoáng nóng Trạm Tấu...
Đặc biệt, Ban Tổ chức giải leo núi "Bước chân trên mây" sẽ triển khai các gian hàng "0 đồng" với hàng nghìn các sản phẩm như: quần áo, chăn ấm và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để người dân đến tham gia ngày hội được trải nghiệm, mua sắm hàng hóa với giá "0 đồng". Đây là hoạt động thiết thực và nhiều ý nghĩa, hứa hẹn trở thành một trong những điểm nhấn của chương trình.
Leo núi cao 4.506m, khách Việt thở 3 bình oxy vẫn chóng mặt khó thở vì sốc Bị say độ cao do thiếu oxy dẫn tới chóng mặt và khó thở, anh Trường phải uống thuốc chống nôn và thở 3 bình oxy để chinh phục núi tuyết Ngọc Long cao 4.506m ở Trung Quốc. Núi tuyết Ngọc Long từ lâu đã trở thành điểm đến hùng vĩ tại thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Dãy núi...