8-3 này bạn sẽ làm gì cho mẹ?
Hãy dành vài phút ngắn ngủi giữa nhịp sống tất bật để tự hỏi: 8-3 này, mình làm gì cho mẹ?.
Cách đây ít năm, khi biết tin nhà hát Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu khánh thành, mẹ tôi hay nhắc đi nhắc lại dự định được tham quan, nghe cải lương ở đó. Cứ mỗi dịp lễ tôi được nghỉ dài ngày, mẹ lại hào hứng nhắc đến chuyến đi về Bạc Liêu.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, do ngại ngồi xe lâu nên tôi cứ lần lữa. Mẹ tôi thấy con trai bận nên sau mỗi lần hào hứng thì im lặng, chẳng nói gì. Mãi cho đến khi mẹ đột ngột qua đời trong bệnh viện trong lúc cả TP HCM đang phong tỏa vì dịch COVID-19, tôi mới bàng hoàng nhận ra bản thân chưa làm được điều gì cho người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời mình.
Năm ngoái, khi chị gái nhắc lại chuyện mẹ muốn đi thăm nhà hát, tôi bần thần. Thế là bất chấp công việc dang dở, tôi quyết định chọn 8-3 đi Bạc Liêu như một cách tạ lỗi với mẹ. Giữa ánh nắng chói chang của phương Nam, tôi đi loanh quanh khá lâu quanh khuôn viên nhà hát với suy tưởng mẹ đang đồng hành. Hôm ấy là thứ ba, tới nhà hát vào buổi chiều nên không gian khá vắng lặng, tôi ngồi ở tiền sảnh nghe bài “Dạ cổ hoài lang”, lòng nao nao buồn thương.
Video đang HOT
Trong dòng suy nghĩ miên man, tôi rơi nước mắt nhớ đến bóng dáng thân thuộc của mẹ bên chiếc radio cũ, loáng thoáng nghe mấy điệu nhạc quen thuộc: “Chàng là chàng có hay/ Đêm thiếp nằm luống những sầu tây/ Bao thuở đó đây sum vầy/Duyên sắc cầm đừng lợt í a…”. Lời bài hát nói thay bao lời tâm tình của mẹ tôi, khi mới hơn 30 tuổi đã trở thành góa phụ, bao năm lặng lẽ sống vì các con và gia đình vẫn không một câu oán than, trách cứ.
Thi thoảng, những dịp lễ như ngày 8-3, đứa con trai vô tâm là tôi mua vội lẵng hoa tươi đem về tặng vợ, chẳng quan tâm mấy đến người mẹ già quanh năm bận bịu với bếp núc, coi sóc cháu con. Mẹ tôi cũng chỉ mỉm cười góp chuyện cùng con dâu, không mấy buồn lòng. Lòng bao dung của mẹ khiến chúng tôi coi như là chuyện “đáng được hưởng” mà quên mất mẹ mình cũng là một người phụ nữ cần được nâng niu, sẻ chia và trân trọng.
Giống như tôi, chị bạn đồng nghiệp cũng có nhiều tiếc nuối tương tự. Chị kể lúc mẹ chị còn sống, bà vốn rất thích đi du lịch nhưng chị lại chẳng mấy hào hứng đi cùng. Do khoảng cách giữa hai thế hệ, chị không thích chia sẻ với mẹ bất cứ điều gì, ngay cả những ngày được thư giãn hiếm hoi. Còn người mẹ, mỗi lần thấy chị thu xếp quần áo chuẩn bị cho một chuyến đi mới lại lặng lẽ tới bên phụ giúp, có khi là gấp một chiếc áo ấm, có lúc lại bỏ thêm vài đôi tất mềm mại. Bao giờ khi chị rời khỏi nhà, quay đầu nhìn lại cũng thấy hình ảnh mẹ đứng tần ngần rất lâu.
Chị bạn tôi vốn quen được nhận tình cảm yêu thương nên cũng không mấy bận tâm. Cho đến khi mẹ chị đột ngột mắc bệnh ung thư máu cấp, qua đời chỉ sau hai tuần khi nhập viện, chị mới đau lòng nhận ra mọi việc đã quá muộn màng.
Càng đau lòng hơn, khi thu dọn các di vật, chị bần thần nhận ra tất cả món quà mình mua tặng mẹ từ xấp lụa mềm mại ở Hàng Châu đến chiếc khăn choàng ở Hàn Quốc đều còn mới tinh, xếp chỉn chu trong tủ quần áo. Không chỉ như thế, mẹ chị còn tự tay mua len đan rất nhiều đôi tất để dành cho những chuyến đi của chị. Quyển sổ mẹ hay dùng để ghi chép chi tiêu hằng ngày luôn có một mục rõ ràng: tiền cho bé Li (tên ở nhà của chị) đi du lịch. Số tiền xấp xỉ 20 triệu đồng.
Cũng như tất cả những người phụ nữ thương con, mẹ chị cả đời tằn tiện, không dám chi dùng bất cứ điều gì cho bản thân nhưng rất hào phóng khi chăm lo cho con cái. Chị nhìn tất cả di vật ấy của người mẹ yêu thương và nói với tôi trong ánh mắt ầng ậc nước rằng đã có những lúc ích kỷ, chị lạnh lùng khước từ sự quan tâm của mẹ. Chị nói chẳng phải mình bất hiếu, chỉ cứ nghĩ mẹ luôn ở cạnh mình nên vô tâm.
Ngày mai đã lại 8-3. Đây hẳn sẽ là một ngày thật nhiều niềm vui và ngập tràn hoa tươi, quà tặng dành cho những người phụ nữ thân yêu của chúng ta. Thế nhưng, giữa đâu đó thế giới phồn hoa vẫn còn những người phụ nữ âm thầm, lặng lẽ vì con cháu và gia đình, rất cần được yêu thương và trân trọng. Hãy dành vài phút ngắn ngủi giữa nhịp sống tất bật để tự hỏi: “8-3 này, mình làm gì cho mẹ?”.
Bạn trai rủ "có bầu" để bố mẹ hết phản đối
Cô năm nay 28 tuổi, đang làm nhân viên trong một spa. Bố mẹ cô có công việc không ổn định, lại thích chơi lô đề.
Em trai cô năm 15 tuổi bị tai nạn, để lại thương tật nặng, nên bây giờ hơn 20 tuổi nhưng không còn khả năng lao động. Hiện tại, cả nhà cô không có tài sản gì đáng giá.
Ảnh minh họa
Bố mẹ không lo lắng được cho 2 chị em cô. Hai người lúc trúng lô đề thì vui vẻ, khi hết tiền thì lôi hết ông bà, h.ọ h.àng nhau ra chửi. Sau khi học xong cấp 3, cô không thi đỗ đại học, đi học nghề và bắt đầu lao động kiếm tiền. Thương em trai ốm đau, cô cũng không muốn nó phải suy nghĩ nhiều, cố gắng chia sẻ và chăm sóc em nhưng khả năng của cô có hạn nên 2 chị em cô rất tủi thân.
Hơn 2 năm nay, cô có quen 1 anh chàng. Anh ấy làm ngân hàng. Trong một lần tình cờ tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo, cô và anh đã thích nhau từ cái nhìn đầu tiên. Thật khó tin vào "tình yêu sét đánh" nhưng với họ, có lẽ nó đã trở thành hiện thực. Thay vì chê bai hoàn cảnh gia đình cô, anh ấy lại thấu hiểu và yêu thương cô. Anh ấy nói, cô không phải là mối tình đầu nhưng sẽ là tình yêu cuối của cuộc đời mình. Cô đã tin vào điều ấy.
Quê của người yêu cô ở Nghệ An, còn anh ấy đang thuê nhà và sống, làm việc tại Hà Nội. Dù rất yêu anh nhưng cô biết, người yêu cô chưa sẵn sàng giới thiệu mình với gia đình. Mỗi dịp Tết, anh ấy về quê từ sớm, đến khi đi làm mới lên thành phố. Anh ấy không mời cô về nhà, cũng không có ý định vào nhà cô chúc Tết. Cô suy nghĩ lắm vì hai người cũng ở bên nhau một thời gian rồi, làm sao mãi giấu trong bóng tối được. Mấy tháng trước, hai người đang nấu ăn cùng nhau bên phòng trọ của anh ấy thì mẹ anh từ quê lên thăm. Khi gặp cô, mẹ anh rất vui và hỏi nhiều chuyện. Khi biết hoàn cảnh gia đình cô "không cơ bản", công việc lại không ổn định, mẹ anh đã thay đổi sắc mặt. Người yêu cô kể lại, sau hôm ấy, mẹ và gia đình anh phản đối kịch liệt chuyện yêu đương của hai người vì hai nhà không "môn đăng hộ đối". Gia đình anh ở quê gia giáo, bố mẹ đều là giáo viên về hưu, em gái anh học giỏi, đang đi du học. Cô cảm thấy rất tủi thân. Sau đó, chính cô là người nói lời chia tay, mặc dù vẫn còn rất yêu anh.
Gần đây, người yêu cô liên lạc lại với cô. Anh đã thử tìm hiểu những cô gái khác nhưng không thể quên cô. Dù hoàn cảnh gia đình cô thế nào anh vẫn mong muốn được chăm sóc, bảo vệ cô. Hẳn nhiên cô đồng ý quay lại. Người yêu đã hứa sẽ xử lý êm đẹp chuyện bố mẹ để cả 2 được lấy nhau. Tuần trước, anh rủ cô về quê chính thức ra mắt gia đình, mặc dù vẫn chưa được sự đồng ý của bố mẹ.
Thấy được bầu không khí trong gia đình người yêu, cô hiểu tại sao bố mẹ anh lại phản đối cô gay gắt như vậy. Có lẽ hai bác sợ cô phần nào giống bố mẹ. Cô lại còn em trai bị bệnh tật, cần phải quan tâm... Cả buổi, 2 bác coi cô là người vô hình, còn cô chỉ biết im lặng. Cô không biết nên bước tiếp ra sao. Cô hỏi Thanh Tâm có nên nghe lời người yêu "có bầu đi", bố mẹ khắc "giãn cơ mặt" và cho cưới, hay tiếp tục làm việc, nuôi em trai thôi?
Thanh Tâm khuyên cô không nên ép nhà trai kiểu đó mà dùng tình cảm và sự chân thành của mình bên cạnh việc khẳng định tình yêu của bạn trai. Thời gian sẽ giúp bố mẹ anh ấy bớt lo lắng và thành tâm chúc phúc cho 2 người. Việc có bầu sẽ khiến cô càng xấu đi trong mắt họ. Nếu hai người đã nỗ lực mà bố mẹ vẫn phản đối, thì hai người có thể tự quyết hạnh phúc của mình, hãy đi đăng ký kết hôn và có con.
Bố mẹ xây nhà nhưng không dành phòng riêng cho con gái, lý do khiến tôi nhói lòng Thì ra máu mủ ruột thịt cũng chẳng ý nghĩa gì khi tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tâm trí. Tôi vừa làm một việc liều lĩnh nhất cuộc đời mình. Mất 2 tuần suy nghĩ, 30 phút book vé máy bay và 2 tiếng dọn đồ đạc. Giờ tôi đã có mặt ở Sài Gòn, cách nơi từng...