77 tuổi xây tượng đài tình yêu
Ông lão quyết định xây tượng đài tình yêu với số tiền khoảng 350 triệu.
Một người chồng đau buồn đang xây dựng tượng đài tình yêu vì người vợ quá cố. Công trình tưởng niệm tình yêu của ông lão 77 tuổi này được xem là một bản sao của đền thờ Taj Mahal, được dựng ở trong khu vườn phía sau nhà.
Ông lão 77 tuổi muốn xây một công trình tưởng niệm tình yêu theo thiết kế thu nhỏ…
… của đền thờ Taj Mahal
Ông Faizul Hasan Kadari, 77 tuổi, có thể nhìn thấy cấu trúc của công trình ghi dấu tình yêu này từ ngôi nhà khiêm tốn của mình trong làng Bulandshahr thuộc Uttar Pradesh ở Ấn Độ.
Ông lập bản kế hoạch để tái tạo lại một mảnh đất phía sau vườn thành một công trình thu nhỏ của đền thờ Taj Mahal nhằm biểu tượng cho tình yêu mà ông dành cho người vợ Tajammuli Begum sau cái chết của bà vào tháng 12/2011.
Faizul nói: “Tôi không có một người con nào và vợ tôi đã nói lại với tôi khi bà ấy nằm trên giường trước khi chết rằng chúng tôi không có một người nào để nối dõi, vì vậy chúng tôi sẽ bị lãng quên”.
“Ngày hôm đó tôi đã hứa với cô ấy rằng tôi sẽ làm cho bà ấy một ngôi mộ mang tên bà ấy để toàn bộ thế giới sẽ nhớ đến chúng tôi mãi mãi”.
Ông lão xây dựng công trình để muốn cả thế giới sẽ nhớ về tên tuổi của người vợ quá cố
Video đang HOT
Cho đến nay ông lão 77 tuổi này đã dành dụm được 10.500 , tương đương khoảng 350 triệu VND. Ông đã dành số tiền tích góp cả cuộc đời để xây dựng lại mảnh đất rộng 464,5 m2. Ông thậm chí còn bán cả đồ gia truyền của gia đình và lấy lương hưu của mình ra dồn vào việc xây dựng.
Nhưng công trình đã ngốn của ông quá nhiều tiền đến mức hiện tại ông không còn nhiều tiền. Người ta nói ông có thể sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được dự án tham vọng của mình.
Ông nói: “Tôi đã bắt đầu làm móng công trình vào tháng 2/2012. Tôi thường làm trong đó suốt 8 tiếng đồng hồ một ngày, bao gồm cả 1 giờ ăn trưa.”
Mỗi ngày ông đều cặm cụi làm những công việc xây dựng công trình tình yêu mà ông dành cho người vợ quá cố
“Tuy nhiên, tháng 9 năm ngoái, tôi đã phải dừng lại vì tôi không thể kiếm đủ tiền để trả tiền cho những người tôi thuê”.
“Điều tôi quan tâm nhất đời là hoàn thiện công trình này trước khi chết”.
Công trình tưởng niệm tình yêu của ông lão vẫn còn dang dở
Câu chuyện tình yêu của ông Faizul Hasan Kadari, 77 tuổi, khiến nhiều người cảm động
Theo 24h
Di dời tượng đài Bác Hồ trước trụ sở UBND TPHCM: Nên hay không?
Nhiều người đồng tình với việc nên có tượng đài Bác với quy mô hơn, xứng với thành phố mang tên Người, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng làm vậy là lãng phí.
Sáng qua 18/6, Ban Quản lý dự án (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM) đã tiến hành khảo sát, thăm dò địa chất khu vực tượng đài Bác Hồ trước trụ sở UBND TP.HCM để chuẩn bị cho việc cung thỉnh tượng Bác Hồ (cũ) về Nhà thiếu nhi TP, đồng thời thực hiện dự án xây dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được đúc bằng hợp kim đồng và các công trình phụ trợ
Các cán bộ Ban Quản lý dự án (Sở VHTT-DL) tiến hành đo đạc để thực hiện việc khảo sát, thăm dò địa chất tại khu vực Đài tưởng niệm Bác Hồ trước trụ sở UBND TP.HCM sáng ngày 18/6.
Ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở VHTT-DL cho biết, đây là chủ trương của TP và đã xin ý kiến Bộ Chính trị. Theo đó, trong quá trình triển khai thực hiện, sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của người dân.
Theo ông Rum, hiện có 3 việc đang triển khai thực hiện gồm: Bố trí lại tổng thể cảnh quan và kiến trúc không gian công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh như khu mặt tiền trụ sở UBND thành phố, hai bên vỉa hè và công trình kiến trúc toàn tuyến đường Nguyễn Huệ, hai ô phố của tòa nhà khách sạn Rex va trung tâm thương mại Vincom. Tiến hành cung thỉnh tượng Bác hiện hữu về Nhà thiếu nhi TP và tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo kế hoạch, tượng đài "Bác Hồ với thiếu nhi" hiện hữu sẽ được cung thỉnh về Nhà thiếu nhi TP.HCM.
Dự kiến tượng đài Bác Hồ mới đặt tại vị trí trước UBND thành phố sẽ có quy mô và bề thế hơn. Vị trí điều chỉnh cách xa mặt tiền trụ sở UBND và gần về trục chính đường Nguyễn Huệ. Sẽ có khoảng 100 cây dầu được trồng sau tượng đài và loại cây trồng phía trước 2 bên cánh mặt tiền trụ sở UBND TP có tán lá rộng trên cao, tạo điểm nhấn cho công trình.
Được biết tổng kinh phí cho toàn bộ công trình khoảng gần 30 tỉ đồng.
"TP.HCM là một thành phố lớn, được vinh dự mang tên Bác, vì thế phải có tượng đài mang nhiều ý nghĩa bao quát hơn", vị Giám đốc Sở VHTT-DL khẳng định.
Liên quan đến việc tiếp nhận và thực hiện việc đặt tượng "Bác Hồ với thiếu nhi" tại Nhà thiếu nhi TP, bà Hồ Thị Đan Thanh, Chánh văn phòng Thành đoàn TP.HCM (đơn vị chủ đầu tư) cho biết, hiện mọi việc liên quan đang được bàn thảo. Theo kế hoạch, công trình cải tạo khuôn viên Nhà thiếu nhi TP (169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3) sẽ tháo dỡ toàn bộ hàng rào và các công trình xung quanh tạo không gian mở. Để khi đặt tượng đài Bác, các em thiếu nhi và người dân thành phố có thể đến thăm viếng một cách thuận lợi.
Bác Nguyễn Trường Văn, một cán bộ hưu trí phường Bến Thành, quận 1 vui vẻ nói: "Nếu có tượng đài mới thì chắc chắn khu vực này sẽ càng đẹp và sang trọng thêm lên. Điều đó không chỉ riêng tôi mà người dân thành phố ai cũng mong muốn".
Nhiều ý kiến đồng thuận với việc, tại khu trung tâm thành phố lớn nhất nước và vinh dự được mang tên Bác, nên có tượng đài của Người có ý nghĩa bao quát và bề thế hơn.
Một số bạn là sinh viên Trường đại học Kiến trúc cũng cùng quan điểm: TP.HCM vốn là thành phố lớn nhất nước và vinh dự được mang tên Bác, vì vậy việc có một tượng đài của Người với vẻ bề thế hơn, ý nghĩa bao quát hơn. Còn hình ảnh Bác với thiếu nhi được đặt ở Nhà thiếu nhi TP là rất hợp lý.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, cũng có không ít ý kiến cho rằng đây là việc gây lãng phí trong khi tượng đài Bác Hồ hiện hữu vốn rất đẹp, rất trang trọng, gần gũi với người dân thành phố nói riêng, cả nước nói chung và bạn bè quốc tế từ hơn 23 năm qua.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng tượng đài Bác hiện hữu đã trở nên gần gũi, ăn sâu vào tâm thức của người dân cả nước và bạn bè quốc tế...
Bạn Trần Nguyệt Long chia sẻ: "Bức tượng "Bác Hồ với thiếu nhi" từ lâu trở thành biểu tượng của TP.HCM, không chỉ trong lòng người dân TP, mà trong lòng người dân cả nước. Bức tượng rất đẹp, phù hợp với cảnh quan xung quanh, toát lên thần thái ung dung, tình yêu thương vô bờ bến của Bác với thiếu nhi, cũng như kỳ vọng lớn lao của Bác với tương lai đất nước. Bức tượng gần như là di tích lịch sử trong quá trình phát triển của TP.HCM. Theo tôi, không nên thay đổi. Hãy dùng 30 tỉ đồng cho những công trình thiết thực khác thì tốt hơn!!!".
Các đôi uyên ương của một lễ cưới tập thể đến tượng đài dâng hoa tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu. (Ảnh: Lê Minh).
Du khách quốc tế thường xuyên thăm viếng, chụp ảnh kỉ niệm tại công viên tượng đài Bác Hồ trước UBND TP.HCM.
"Thành phố chúng ta đâu có thiếu chỗ trang trọng để đặt tượng Bác, vậy mà mỗi lần có tượng mới các cơ quan chức năng lại đề xuất dời đổi từ chỗ này sang chỗ khác gây lãng phí tiền tỷ. Tôi nghĩ hãy để dành số tiền đó vào việc khác như xây 1 ngôi trường cho trẻ em khuyết tật, thật sự có lợi ích hơn. Tượng Bác hiện đang đặt tại công viên trước trụ sở UBND trông rất là phù hợp cảnh quan vị trí. Nhìn tượng Người ngồi rất thư thái nhân ái, cho nên tôi nghĩ đặt tượng đứng sẽ không đẹp bằng bức tượng cũ", bạn Dương Hữu Thái, sinh viên trường Đại học Kinh tế góp ý.
Theo vietbao
Nga muốn đầu tư cung cấp hạ tầng 4G ở Việt Nam Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cùng người đồng cấp Oleg Proleskovsky trong buổi ký kết Hiệp định. Từ ngày 12/5 đến 17/5/2013 Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D.A. Medvedev...