75 người hàng xóm ‘hộ tống’ thanh niên da màu đi dạo
Shawn Dromgoole, thanh niên da màu 29 tuổi, được 75 người hàng xóm ở bang Tennessee, đi dạo cùng để giúp anh bớt sợ hãi.
Gia đình Dromgoole đã sống trong khu phố 12 South, thành phố Nashville, thủ phủ bang Tennessee, suốt 54 năm. Nhưng Dromgoole nói rằng từ khi còn là một đứa trẻ, anh đã cảm thấy không thoải mái khi nhận thấy rằng ít người ở đây có màu da giống anh.
Shawn Dromgoole hồi cuối tháng 5 đã chia sẻ trên Facebook và Nextdoor, một ứng dụng kết nối hàng xóm, về tâm trạng sợ hãi của mình khi ra khỏi nhà, đặc biệt sau khi anh nghe về cái chết của Ahmaud Arbery, người đàn ông da màu bị bắn chết ở Georgia và George Floyd, người bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis.
“Những gì xảy ra với những người đàn ông này cũng có thể dễ xảy đến với tôi. Tôi trở nên sợ hãi khi ra khỏi nhà mình. Hôm qua, tôi muốn đi dạo quanh khu phố nhưng nỗi sợ không được trở về với gia đình khiến tôi không dám rời khỏi hiên nhà”, anh viết.
Ngay sau những chia sẻ của anh trên Facebook và Nextdoor, những người hàng xóm cùng hỏi chuyện Dromgoole, đề nghị đi dạo cùng với anh. Hôm 28/5, Dromgoole thông báo sẽ ra ngoài đi dạo lúc 18h và bất cứ ai muốn tham gia cùng đều được chào đón. Tổng cộng 75 người đã có mặt tại điểm hẹn là một bãi đậu xe gần nhà để đi cùng Dromgoole. Nhóm hàng chục người đi dạo gần một giờ, Dromgoole đi đầu và những người hàng xóm theo sát anh phía sau.
Video đang HOT
Dromgoole (áo xanh) được 75 hàng xóm “hộ tống” đi bộ hôm 28/5. Ảnh: WP.
“Đó là cảm giác tuyệt vời. Mọi người đều đeo khẩu trang, bạn chỉ thấy rất nhiều người chứ không để ý màu da họ”, anh nói, thêm rằng anh bị “choáng ngợp” bởi cảm giác này.
“Tôi cảm thấy ấm lòng khi thấy Dromgoole được mọi người quan tâm”, bà Meitra Aycock, 54 tuổi, đứng đầu hiệp hội hàng xóm khu phố 12 South và tham gia “hộ tống” Dromgoole đi bộ, nói.
Carol Ashworth, 62 tuổi, một phụ nữ da trắng sống ở 12 South trong hơn 20 năm, cho rằng cảm giác sợ hãi của Dromgoole không phải không có cơ sở. “Tôi thấy vui vì anh ấy đã bày tỏ cảm xúc của mình. Tôi muốn làm bất cứ điều gì có thể để xua tan nỗi sợ hãi của anh ấy”, bà nói.
Nhóm của Dromgoole dự định tiếp tục tổ chức cùng đi bộ vào ngày 4/6. Dromgoole nói anh mong muốn đưa phong trào này lan rộng ra cả nước và hy vọng câu chuyện của anh sẽ truyền cảm hứng, cổ vũ mọi người đi bộ cùng nhau trong tình đoàn kết và sức mạnh.
“Khi bạn đi dạo cùng với những người hàng xóm, bạn sẽ thực sự thấy thế giới trở nên tốt đẹp hơn”, Dromgoole nói.
Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình bạo lực sau khi cảnh sát Derek Chauvin hôm 25/5 ghì đầu gối lên gáy George Floyd, người đàn ông 46 tuổi, gần 9 phút trong vụ bắt người liên quan cáo buộc sử dụng tiền giả tại Minneapolis, bang Minnesota, trong khi ba cảnh sát còn lại hỗ trợ. Floyd chết chỉ ít phút sau khi được đưa tới bệnh viện.
Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy Floyd chết vì “ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy”, thêm rằng cái chết là “một vụ giết người”. Cái chết của Floyd đã làm dấy lên các cuộc biểu tình, bạo loạn, tại ít nhất 140 thành phố của Mỹ, đòi công lý và bình đẳng cho người da màu.
Giáo hoàng nói 'không dung thứ' cho phân biệt chủng tộc
Giáo hoàng Francis tuyên bố không thể dung thứ cho nạn phân biệt chủng tộc nhưng cũng lên án bạo lực trong cuộc biểu tình liên quan tới George Floyd.
"Chúng ta không thể tha thứ hoặc nhắm mắt làm ngơ trước nạn phân biệt chủng tộc", Giáo hoàng Francis hôm nay phát biểu từ Vatican, đề cập đến vụ người đàn ông da màu Floyd bị một cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, tuần trước.
Ông cho biết đang cầu nguyện cho Floyd và "tất cả những người đã thiệt mạng vì nạn phân biệt chủng tộc". Tuy nhiên, ông cũng lên án các hành vi bạo lực trong biểu tình ở Mỹ, gọi đó là "tự hủy diệt và tự thất bại".
"Không có gì đạt được bằng bạo lực và rất nhiều thứ mất mát", ông nói.
Giáo hoàng Francis tại Nhà thờ St.Peters ở Vatican ngày 9/4. Ảnh: Reuters.
Floyd, 46 tuổi, tử vong hôm 25/5 tại bệnh viện, sau khi bị cảnh sát ghì gáy suốt gần 9 phút vì cáo buộc sử dụng tờ 20 USD giả để mua hàng. Các cuộc biểu tình kêu gọi công lý cho người đàn ông này khởi phát ở Minneapolis, sau đó lan tới ít nhất 140 thành phố của Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, một số phần tử quá khích và cơ hội đã lợi dụng biểu tình để cướp bóc, đập phá các cửa hàng, đốt xe và các tòa nhà. Hàng chục địa phương phải áp đặt lệnh giới nghiêm, trong đó có thủ đô Washington. Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai để hỗ trợ đảm bảo an ninh. Ít nhất 4.400 người đã bị bắt vì phá lệnh giới nghiêm, gây rối, cướp bóc và hôi của.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố huy động hàng nghìn binh sĩ quân đội được trang bị hạng nặng để ngăn tình trạng bạo loạn, hôi của trong biểu tình. Ông cũng thông báo kích hoạt một đạo luật năm 1807, quy định quyền hạn của Tổng thống Mỹ trong việc sử dụng quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ Mỹ.
Biểu tình 'Tôi không thể thở' lan rộng khắp thế giới 95 Bạo loạn đã ăn sâu bén rễ trong biểu tình Mỹ 18 Minneapolis - Điểm nóng phân biệt chủng tộc ở Mỹ 14 Chính quyền Trump bối rối về cách ứng phó biểu tình
Vệ binh Quốc gia quỳ gối cùng người biểu tình Mỹ Lính Vệ binh Quốc gia tại một số thành phố ở Mỹ quỳ gối theo lời kêu gọi của người biểu tình và chia sẻ sự đau buồn với họ. Hàng trăm người biểu tình tuần hành tới trụ sở cơ quan lập pháp bang Minnesota vào chiều 2/6 dưới sự hộ tống của cảnh sát thành phố St. Paul. Một sĩ quan...