75 năm Quốc hội Việt Nam: Quốc hội của dân, do dân và vì nhân dân mà hoạt động
Từ nhân dân mà có và vì nhân dân mà hoạt động, đó là bản chất nhưng đồng thời cũng là tôn chỉ hoạt động của cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
Gần 75 năm trước, ngày 6/1/1946, trong khói lửa chiến tranh, giữa lúc lâm nguy nhất của đất nước đang thù trong, giặc ngoài, nhân dân ta, những người lần đầu là chủ nhân của một nước độc lập nô nức và hãnh diện cầm lá phiếu bầu đại biểu đại diện cho mình vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trong bối cảnh khó khăn ấy, Quốc hội vẫn là nơi hội tụ đầy đủ đại diện của các đảng phái, thành phần, tầng lớp trong xã hội. Và đặc biệt, Quốc hội luôn đồng hành với nhân dân trong từng bước đi gian khó của một Nhà nước dân chủ mới được thành lập.
Quốc hội của dân, vì nhân dân mà hoạt động là bản chất xuyên suốt ngay từ những ngày đầu thành lập và cần được gìn giữ, phát huy trong thời điểm hiện nay, nhất là khi Quốc hội sắp bước sang một nhiệm kỳ mới để hoạt động của Quốc hội đáp ứng tốt hơn mong mỏi, tâm nguyện của cử tri và nhân dân .
'Thu phí theo khối lượng sẽ thúc đẩy phân loại rác'
Cơ chế tính giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ "góp phần thúc đẩy người dân phân loại tại nguồn", theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Chiều qua 17/11, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) với tỉ lệ 91,91%. VnExpress phỏng vấn ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, về một số vấn đề liên quan đến đạo luật này.
- Đâu là những điểm mới của Luật Bảo vệ Môi trường vừa được Quốc hội thông qua, thưa ông?
- Luật Bảo vệ Môi trường 2020 là một đạo luật lớn, khó, nhiều cải cách đột phá và gần như thay thế toàn diện và cơ bản so với Luật Bảo vệ môi trường 2014. Luật lần này đã xác định song song với nhiệm vụ cải thiện, khắc phục ô nhiễm môi trường thì phòng ngừa, kiểm soát là nhiệm vụ ưu tiên; không cho các dự án đầu tư mới làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường.
Để làm được như vậy, vấn đề môi trường được xem xét ngay từ khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển với quy định về đánh giá môi trường chiến lược; từ khâu lập dự án đầu tư với quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường, rồi đến đánh giá chính thức, cấp giấy phép và trong suốt cả quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau này như vấn đề quan trắc, xử lý chất thải.
Video đang HOT
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về những điểm mới của luật. Ảnh: Gia Chính
Luật hướng đến chất lượng môi trường tốt nhất cho người dân. Luật hóa quyền của người dân đã được hiến định là đảm bảo quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành, người dân được tiếp cận thông tin về môi trường. Cộng đồng dân cư, người dân có thể tham gia giám sát, phản biện, góp ý về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Luật lần này đề cao vai trò, trách nhiệm của người dân như là một chủ thể quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Người dân được tham gia từ các hoạt động giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, đánh giá tác động, phòng ngừa, ứng phó sự cố cho đến các hoạt động cụ thể như phân loại rác tại nguồn đều có sự tham gia của người dân.
- Một số đô thị đã yêu cầu người dân phân loại rác tại nguồn song không thành công, vậy Luật quy định về sự tham gia của người dân như thế nào?
- Hiện nay tỉ lệ chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt còn cao dẫn đến nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỉ lệ chôn lấp rác thải sinh hoạt cao là do chúng ta không thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Luật đã quy định rác thải rắn sinh hoạt được phân làm ba loại, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý tương ứng đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại.
Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng, thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay. Cơ chế tính giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt lần này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phân loại tại nguồn, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn và nếu không thực hiện việc này thì chi phí xử lý rác thải phải nộp sẽ cao.
Phân loại rác thải giúp tạo nguồn cung quan trọng cho ngành công nghiệp tái chế và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Kinh nghiệm của các nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy việc tính giá này có thể dựa trên bán bao bì đựng rác. Nghĩa là chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý đã được tính trong giá bán bao bì đựng rác do chính quyền địa phương quyết định.
Riêng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn sau khi phân loại được khuyến khích tận dụng tối đa làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ để phù hợp với điều kiện nông thôn nước ta.
- Quy định mới về phân loại, thu gom rác sẽ được thực hiện cụ thể ra sao?
- Đây là một quy định mới và để đảm bảo tính khả thi, Luật đã giao cho các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định thời điểm thực hiện phân loại tại nguồn đối với chất thải rắn sinh hoạt, thời hạn thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024.
Tại các điểm tập kết rác thải nếu phát hiện rác không phân loại thì đơn vị thu gom có quyền từ chối thu gom, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, dự kiến cấp xử lý sẽ là chính quyền cấp xã; giám sát thực hiện việc phân loại tác sẽ do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện.
Ngoài ra, chúng ta đang hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn, do vậy, từ khâu thiết kế, quy hoạch, ngay trong từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì đã phải tính toán đến việc chất thải của lĩnh vực, quy trình sản xuất này là đầu vào của lĩnh vực, quy trình sản xuất khác và cho đến cuối cùng là hướng đến không có chất thải.
Nhà sản xuất cũng có trách nhiệm tái chế một số sản phẩm, bao bì nhất định sau khi hết sử dụng theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc, hoặc phải có trách nhiệm xử lý chất thải đối với các sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó tái chế hoặc khó thu gom, xử lý. Như vậy, trách nhiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ này không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, người dân mà nay đã có phần trách nhiệm của nhà sản xuất
- Nhiều đại biểu, chuyên gia lo lắng về quy định công khai đánh giá tác động môi trường, cấp phép trong luật mới, cho rằng là "bước thụt lùi". Ông trả lời vấn đề này như thế nào?
- Luật lần này gắn trách nhiệm chủ thể là các doanh nghiệm, cơ quan nhà nước đóng vai trò đưa ra các chuẩn mực yêu cầu đối dự án. Nên từ khi bắt đầu có dự án đầu tư, từ khâu xin chủ trương, chuẩn bị cho đánh giá tiền khả thi cho đến khi bắt đầu có thiết kế kỹ thuật thì doanh nghiệp đồng thời phải làm các đánh giá tác động môi trường.
Khi chủ đầu tư làm xong và cho rằng đã đúng với hướng dẫn của cơ quan chức năng sẽ trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền là Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các địa phương. Bản thân doanh nghiệp phải công khai bản đó trên cổng thông tin điện tử của họ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khi tiếp nhận văn bản sẽ tiến hành công khai để tham vấn ý kiến trên cổng thông tin điện tử của mình, và khi thẩm định xong sẽ công khai thành viên hội động, kết quả thẩm định của hội đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đối những vấn đề Bộ thấy cần thiết, để tham vấn các chuyên gia. Trình tự chi tiết cụ thể của việc này sẽ do Chính phủ quy định.
Đánh giá để cấp phép các dự án đầu tư sẽ dựa trên ba tiêu chí môi trường là chất thải phát sinh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tác động đến môi trường tự nhiên, trong đó đặc biệt là khu dân cư, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển.
Nếu dự án đã đánh giá tác động rồi thì việc cấp phép sẽ đơn giản hơn. Trước đây người ta tính có bảy loại giấy phép, ví dụ như giấy phép xả thải vào nguồn nước thì có luật tài nguyên nước quyết định, luật bảo vệ môi trường cũng quy định, luật thủy lợi cũng quy định thì hiện nay. Từ nay trở đi cơ quan đánh giá tác động môi trường đến cơ quan cấp phép là một, giấy phép sẽ gồm tất cả các nội dung.
Luật đã tích hợp 7 giấy phép thành một giấy phép môi trường. Lần này, chúng ta đã thay đổi tư duy quản lý môi trường, tức là sẽ quản lý những gì cần quản, tập trung quản lý ở những lĩnh vực hoặc đối tượng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; đồng thời tạo thông thoáng cho các đối tượng thân thiện môi trường, cho những công nghệ thân thiện, hiện đại và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
Luật cũng lần đầu quy định, luật hóa nhiều nội dung, công cụ quản lý mới như kỹ thuật tốt nhất, kiểm toán môi trường, chi trả dịch vụ hệ sinh thái, tín dụng xanh, mua sắm xanh.
- Luật Bảo vệ Môi trường sẽ được đưa vào cuộc sống như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
- V iệc triển khai thực hiện sẽ khó khăn cộng với phạm vi khối lượng nội dung rất lớn, nhiều chính sách mới nên Quốc hội đã quyết định thời điểm Luật có hiệu lực là 1/1/2022 thay vì có hiệu lực 1/7/2021 so với dự kiến ban đầu. Như vậy chúng ta có khoảng một năm để Chính phủ, bộ, ngành và địa phương thực hiện chi tiết và cụ thể hóa những quy định mà Luật giao.
Chúng tôi sẽ không ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết mà sẽ cố gắng quy định chi tiết tất cả các nội dung của Luật giao trong một vài văn bản để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và để mỗi người dân, doanh nghiệp hiểu và không khó khăn trong áp dụng.
Đồng thời, chúng tôi sẽ đánh giá lại khả năng, năng lực thực thi của tổ chức bộ máy và nhân sự hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Luật phân cấp nhiều hơn cho địa phương. Đây là việc cần thiết để kiến nghị cấp có thẩm quyền tăng cường năng lực, nguồn lực nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ quan tâm và ưu tiên để bố trí kinh phí cho thực hiện Luật, cần phải có các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể để triển khai Luật một cách đồng bộ, hiệu quả. Tôi cho rằng sắp tới Chính phủ, bộ, ngành và địa phương còn rất nhiều việc phải làm để đưa Luật vào cuộc sống.
Theo một số chuyên gia, Luật Bảo vệ Môi trường lần này giao doanh nghiệp, chủ đầu tư công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), mà không quy định cơ quan thẩm định phải công khai, nội dung công khai, thời gian công khai thể hiện sự không có tiến bộ so với Luật năm 2014. Điều này có thể dẫn đến hạn chế quyền tiếp cận thông tin về ĐTM của người dân.
Trả lời vấn đề này bên hành lang Quốc hội chiều 17/11, Bộ trường Trần Hồng Hà nêu quan điểm doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về bản công khai đó.
Cơ quan quản lý công khai kết quả thẩm định báo cáo, kèm theo báo cáo mà doanhh nghiệp gửi. "Doanh nghiệp không thể che giấu vì cơ quan nhà nước sẽ công bố toàn bộ kết quả thẩm định, gồm cả hội đồng", ông Hà nói.
Việt Nam có thể cử bộ binh tham gia lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc như bộ binh, kiểm soát quân sự, giám sát bầu cử, cảnh sát, quân cảnh và cam kết tham gia lâu dài. Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, cho biết như trên trong cuộc trả lời phỏng vấn của VnExpress...