728 người Iran tử vong vì uống cồn công nghiệp chữa Covid-19: Vì sao methanol cực độc?
Việc nhầm methanol là thuốc chữa Covid-19 và uống đã khiến 728 người ở Iran tử vong và hơn 5.000 người ngộ độc. Các chuyên gia cho rằng methanol là chất cực độc không thể làm thuốc.
Theo thông tin tại Iran, đã có 728 người tử vong sau khi uống cồn công nghiệp methanol vì nhầm tưởng đây là phương thuốc chữa Covid-19. Ngoài ra, Iran cũng ghi nhận 5.011 người khác bị ngộ độc rượu và 90 người bị mất thị lực hoặc tổn thương mắt sau khi sử dụng đồ uống chứa methanol độc hại này.
Theo PGS Trần Hồng Côn – giảng viên khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, methanol là hoá chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học và CO2. Được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu hoá học và ứng dụng làm năng lượng sạch cho môi trường.
Methanol là dạng rượu cồn đơn giản nhất, là chất lỏng nhẹ, bay hơi, không màu, dễ cháy với mùi vị đặc trưng rất giống với Ethanol – là loại rượu thực phẩm để uống.
Methanol là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất rượu và chất lỏng đầu tiên ngưng tự khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống. Tuy nhiên, methanol là có độc tính cao và không thích hợp để uống.
PGS Côn cho biết khi uống Methanol vào cơ thể sẽ trở thành Formandehyd và tiếp đến là axit formic tấn công vào não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận bằng mô mềm khác như thận và gan. 10 ml trộn vào đồ uống là đủ gây ra mù vĩnh viên, 30 ml bằng 1 ngụm có thể gây chết người.
Nguy hiểm của Methanol là chuyển hoá sang Axit formic đây là độc tố cho thần kinh và võng mạc. Mức độ axit forrmic cao có thể gây suy đa tạng, toan chuyển hoá nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Methanol gây ngộ độc nặng
PGS Côn cho biết, các triệu chứng ngộ độc Methanol đó là nôn oẹ, tiêu chảy hoặc đau bụng. Người bệnh có cảm giác đau đầu, huyết áp thấp, chóng mặt hoặc mất phương hướng, niêm mạc môi, móng tay tím tái.
Ngoài ra, người ngộ độc có hành vi kích động, mắt nhìn mờ, nhìn không rõ, khó thở, co giật, hôn mê và tử vong.
Video đang HOT
Khi bị ngộ độc methanol, người bệnh có dấu hiệu buồn ngủ, bất tỉnh, cần tiến hành bảo vệ đường hô hấp bằng ống thở nếu có. Nếu không thể, cần cho bệnh nhân uống ethanol bằng đường uống một cách an toàn nhất có thể.
Nếu bệnh nhân hôn mê bất tỉnh hãy để bệnh nhân ở tình trạng hôn mê sâu và thu xếp chuyển ngay bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, methanol thường gây ngộ độc khi bệnh nhân uống nhầm rượu có chứa methanol.
Methanol là một chất cực độc, không phải thuốc chữa bất cứ bệnh gì, thậm chí nó không có tác dụng sát khuẩn thông thường.
Methanol uống vào nếu không tử vong cũng gây ra viêm gan nhiễm độc, suy thận cấp, viêm thị giác dẫn đến mù.
Nhiều trường hợp nghiện rượu, với nồng độ rượu bình thường uống vào không khiến họ cảm thấy “phê” mà phải pha thêm cồn vào uống mới đã. Nếu là cồn ethanol thì sẽ gây ngộ độc rượu (say) rồi lại tỉnh nhưng nếu là cồn methanol thì say là chết.
Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người.
Đầu năm 2020, bệnh nhân ngộ độc, tai nạn vì rượu bia tăng
Khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực, số ca cấp cứu tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia có dấu hiệu giảm nhưng chưa nhiều.
Sáng 3/1, ghi nhận của Zing.vn tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội, số ca cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc rượu... không giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, số bệnh nhân tai nạn giao thông phần lớn liên quan đến sử dụng rượu bia.
Tai nạn do rượu bia không giảm nhiều
Từ ngày 1/1, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực. Một trong những quy định tại luật này là nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Sau khi quy định này có hiệu lực, số ca cấp cứu ngộ độc rượu, tai nạn giao thông có sử dụng rượu bia tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội vẫn ghi nhận ở mức cao.
ThS.BS Nguyễn Đăng Đức - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết những ngày đầu năm, trung tâm tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu tăng hơn so với ngày thường.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bác sĩ của trung tâm đã tiếp nhận hai bệnh nhân trẻ, trong đó có một người 16 tuổi, nhập viện trong tình trạng ý thức chậm chạp, sau một cuộc nhậu.
"Các xét nghiệm và khám lâm sàng cho thấy thấy bệnh nhân bất tỉnh do ngộ độc rượu. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân đã tỉnh. Đặc biệt, hai bệnh nhân ngộ độc ethanol - loại rượu thông thường, chứ không phải ngộ độc methanol - cồn công nghiệp", bác sĩ Đức cho hay.
Bệnh nhân ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Trang.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho hay tại trung tâm, lượng bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính tăng lên không chỉ Tết, Noel mà cả mùa đông. Đây là thời điểm người dân uống rượu nhiều.
BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết trong hai ngày đầu năm, đơn vị này không tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu. Tuy nhiên, khoa đang điều trị cho hai trường hợp đa chấn thương do tai nạn giao thông vì sử dụng rượu bia.
Theo bác sĩ Hồ Văn Hân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), những ngày qua, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông tại đơn vị này có giảm nhưng đa phần đều có liên quan đến rượu bia. Bệnh nhân nhập viện khi cơ thể vẫn còn mùi rượu.
Một ca mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ tim tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: BVCC.
Trong khi đó, thống kê từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho thấy số bệnh nhân cấp cứu do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia tăng.
Bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết ngày 31/12, đơn vị này tiếp nhận 15 ca cấp cứu tai nạn giao thông.
Trong ngày hai ngày 1-2/2019, đơn vị này tiếp nhận 19 ca cấp cứu do tai nạn giao thông. Cùng kỳ năm nay, bệnh viện tiếp nhận đến 26 trường hợp. Hầu hết bệnh nhân bị tai nạn đều có sử dụng nhiều rượu bia.
Vì sao không được uống rượu bia khi lái xe?
TS.BS Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết rượu bia tác động đến hệ thần kinh, làm chậm phản xạ, khiến người uống không kiểm soát được hành vi.
Khi lái xe, con người cần có chức năng não ổn định để kiểm soát nhận thức, phản ứng nhanh và đưa ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, việc uống nhiều rượu bia khiến các kỹ năng phối hợp vận động giữa bộ não, tay chân và mắt đều bị ảnh hưởng. Khả năng tập trung, tầm nhìn và phán đoán từ đó cũng suy giảm.
Đội CSGT số 6 Công an Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. Ảnh: Việt Hùng.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đối tượng ngộ độc rượu nhập viện bao gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, kể cả người trẻ như sinh viên, học sinh. Tuy nhiên, đa phần là thanh niên ở độ tuổi lao động.
"Tình trạng bệnh nhân khác nhau, có người mức độ nhẹ như nôn mửa nhưng có những người bị nặng, hôn mê, tụt huyết áp, đến viện muộn với các tổn thương não nặng nề do hạ đường máu, tụt huyết áp, suy hô hấp kéo dài với nhiều chấn thương trên người", bác sĩ Nguyên thông tin.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tham gia giao thông, rượu còn là chất độc đối với cơ thể. Chúng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bệnh tật, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với các cơ quan như thần kinh, tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hóa... Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân, đặc biệt là thanh niên, cần hạn chế rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Theo Zing
Thanh Hóa: Bệnh nhân nhập viện do ngộ độc Methanol tăng Sau thời gian giảm mạnh thì khoảng hơn một tuần trở lại đây, tình trạng bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol ở Thanh Hóa đã gia tăng trở lại. Bệnh nhân bị ngộ độc methanol đã được cấp cứu kịp thời. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, trong hơn một tuần qua, bệnh viện đã tiếp...