70.000 người biểu tình chống chính phủ tại Hàn Quốc
70.000 người ngày 14.11 đổ xuống đường tại thành phố Seoul (Hàn Quốc) biểu tình chống chính sách thân doanh nghiệp của chính phủ Tổng thống Park Geun-hye và việc bắt buộc sử dụng sách giáo khoa do nhà nước ban hành.
Người biểu tình ở Seoul ngày 14.11 – Ảnh: Reuters
Đây được xem là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trong vòng 7 năm qua tại Seoul. Ước tính có 70.000 người từ các nhóm dân sự, các nghiệp đoàn công nhân, nông dân tham gia cuộc biểu tình này. Những người xuống đường mang theo biểu ngữ “bà Park Geun-hye hãy từ chức”, “không chấp nhận việc sa thải nhân công”…
Một số người biểu tình cố gắng dùng dây thừng buộc vào các xe buýt và kéo đi. Xô xát đã xảy ra và cảnh sát sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán những người này. 51 người bị bắt trong khi cảnh sát truy tìm một số người khác, theo AP ngày 15.11.
Người biểu tình phong tỏa một khu phố ở trung tâm Seoul – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Những người biểu tình phản đối chính phủ Tổng thống Park Geun-hye với chính sách thân doanh nghiệp và quy định mới buộc các trường học phải sử dụng sách giáo khoa do chính phủ ban hành. Hiện tại, sách giáo khoa lịch sử sẽ do các trường học tự chọn trong số 6 nhà xuất bản tư nhân; theo quy định mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2017, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hàn Quốc sẽ phải dùng sách do nhà nước biên soạn, theo hãng tin Fox News.
Dù sách giáo khoa mới bắt buộc vẫn chưa được viết, những người chỉ trích cho rằng sách giáo khoa do chính phủ tổ chức soạn thảo sẽ bị chính trị chi phối, và làm giảm nhẹ sự độc tài của chế độ cố Tổng thống Park Chung-hee, cha bà Park Geun-hye. Ông Park giữ chức tổng thống Hàn Quốc từ năm 1962 đến năm 1979 (ông bị ám sát trong năm này), di sản để lại của “triều đại” Park Chung-hee là thành tựu kinh tế vượt bậc và cả những cuộc đàn áp dã man.
Các giáo viên về hưu tại Hàn Quốc ngày 3.11 biểu tình phản đối sách giáo khoa lịch sử do nhà nước tổ chức soạn thảo – Ảnh: AFP
Trong khi đó, các nghiệp đoàn công nhân thì chỉ trích chính phủ đang cố thay đổi luật lao động và trao cho các doanh nghiệp nhiều tự do hơn trong việc sa thải nhân công, trong khi các nhà làm luật cho rằng việc này sẽ thúc đẩy thị trường việc làm đang ảm đạm đối với lực lượng lao động trẻ.
Người phát ngôn đảng đối lập Liên minh dân chủ mới Kim Sung-soo cáo buộc cảnh sát đã sử dụng “bạo lực quá tay” để dập tắt cuộc biểu tình và làm bị thương người biểu tình.
Hà Chi
Theo Thanhnien
Con trai nhà độc tài Marcos tranh cử tổng thống Philippines 2016
Con trai nhà độc tài Ferdinand Marcos tuyên bố sẽ tham gia tranh cử tổng thống Philippines vào năm 2016, một sự kiện gây ngạc nhiên cho người dân nước này, đặc biệt những nạn nhân của dòng họ Marcos.
Ferdinand Marcos "con" (bìa trái) cùng cựu đệ nhất phu nhân Imelda Marcos (bìa phải) trong lễ mừng thọ 85 tuổi của bà hồi năm 2014 - Ảnh: Reuters
Ông Ferdinand Marcos, 57 tuổi, cùng tên với cha mình, cho biết muốn có vị trí cao hơn trong chính trường Philippines và thực hiện mong ước của người mẹ là giành chiếc ghế tổng thống về cho dòng họ Marcos. Chính động lực này khiến ông tham gia tranh cử trong nhiệm kỳ tới.
"Tôi đã có nhiều cuộc trao đổi với đảng (của mình) và cả các đảng chính trị khác, xoay quanh việc tôi có vị trí cao hơn (trong chính trường)", ông Ferdinand Marcos "con" - người còn được gọi là "Bongbong" - phát biểu trên kênh truyền hình ABS-CBN.
Ông Marcos là nghị sĩ Philippines 2 nhiệm kỳ liên tiếp và đang muốn tranh cử để giành chiếc ghế tổng thống hoặc phó tổng thống, tờ Manila Times cho hay. Nghị sĩ Ferdinand Marcos thừa nhận việc này không hề dễ dàng đối với ông.
Cố tổng thống Ferdinand Marcos "cha" nắm quyền tại Philippines trong 2 thập niên cho đến năm 1986, khi hàng triệu người Philippines xuống đường làm một cuộc cách mạng "sức mạnh nhân dân" để lật đổ ông.
Cố Tổng thống Ferdinand Marcos (trái) bên cạnh cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan hồi năm 1982 - Ảnh: Reuters
Sau đó, gia đình Marcos phải trốn chạy sang Mỹ sống lưu vong. Ông Marcos "cha" chết tại Hawaii vào năm 1989. Đến năm 1991, gia đình Marcos do cựu đệ nhất phu nhân Imelda đứng đầu quay về Philippines và lập nghiệp, dù ở quê nhà nhiều người cáo buộc gia đình này lấy cắp ngân khố và bức hại người dân.
Trong chương trình tin tức buổi sáng của kênh truyền hình ABS-CBN, "Bongbong" lên tiếng xin lỗi những người là nạn nhân của cha mình trong thời gian ông này điều hành đất nước, tờ Inquirer cho hay ngày 26.8. Lời xin lỗi của ông như để mở đường cho mình trước khi chính thức tham gia tranh cử tổng thống năm 2016.
Một cuộc khảo sát ở Philippines cho thấy không có nhiều ủng hộ dành cho người của dòng họ Marcos muốn trở lại điều hành đất nước, theo tờ Japan Times.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Những điều "chớ dại" nghe theo lời đàn ông Nếu bạn không làm chủ mình những điều như: ăn mặc, tình dục, con cái,... thì bạn sẽ là người thiệt thòi và mất đi quyền tự trọng bản thân. 1. Quan hệ tình d ục Bạn nên nhớ rằng, những người đàn ông cố gắng gây áp lực cho bạn để được quan hệ tình d ục là loại đàn ông chỉ...