70.000 công chức “cắp ô” sắp bị giảm biên chế?
Trong quý III/2014, Bộ Nội vụ sẽ phải trình Thủ tướng dự thảo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế. Với tỷ lệ 30% công chức “cắp ô” tức tương ứng với khoảng 70.000 người, nếu giảm được thì sẽ tiết kiệm 17.000 tỷ đồng cho ngân sách.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12/2013, kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2013, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng và Quốc hội, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân từng thành viên Chính phủ trước Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân.
Những kết quả đạt được về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại năm 2013 là sự cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có vai trò chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận, công tác chỉ đạo, điều hành còn có mặt hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục trong thời gian tới, nhất là trong công tác xây dựng thể chế và thực hiện chương trình công tác.
Các hạn chế cũng tồn tại ở tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, công vụ, công chức, cải cách hành chính; kỷ cương, kỷ luật hành chính gắn với thanh tra, kiểm tra; thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ và việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách.
Tinh giảm công chức “cắp ô”
Trong cuộc họp vừa rồi, Chính phủ đã thống nhất về việc sắp xếp biên chế cán bộ hiện có theo vị trí việc làm và phương án xử lý cán bộ, công chức, viên chức dôi dư.
Video đang HOT
Đây là nội dung đã được thảo luận và tranh luận khá sôi nổi trong thời gian vừa qua cũng như tại hai ngày họp giữa Chính phủ và các địa phương cuối tháng 12. Nếu như theo phản ánh của dư luận thì có tới 30% công chức “cắp ô” (chỉ đến cơ quan rồi về, làm việc ít thậm chí không làm việc) thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình ngày 20/11 cho biết, tỷ lệ này chỉ 1%.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, với tỷ lệ 30% công chức “cắp ô” tức tương ứng với khoảng 70.000 người, và nếu giảm được số lượng công chức, viên chức không làm được việc thì sẽ tiết kiệm được 17.000 tỷ đồng cho ngân sách.
Tại cuộc họp Chính phủ và các địa phương vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải nhanh chóng làm rõ và khắc phục tình trạng gây bức xúc này. Đồng thời yêu cầu phải ban hành bộ tiêu chí để đánh giá các công chức hoàn thành nhiệm vụ. Nếu nhiệm vụ không rõ, chức danh, vị trí việc làm không rõ thì không đánh giá được.
Theo Nghị quyết Chính phủ, Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ và ý kiến tại phiên họp Chính phủ với các địa phương, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế, trình Thủ tướng trong quý III/2014.
Trước đó, tại Kết luận Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), về nội dung xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, Bộ Chính trị đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quy hoạch; về số lượng cho mỗi chức danh; về cơ cấu độ tuổi, giới tính, thành phần xuất thân và phương án nhân sự cụ thể đưa vào quy hoạch, sau đó giao cho Bộ Chính trị căn cứ ý kiến của Trung ương cân nhắc, quyết định chính thức.
Bộ Nội vụ cũng sẽ cùng với Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan ban hành báo cáo về công tác cải cách hành chính năm 2013, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2013. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính, công tác thanh tra, giải quyết khiến nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong năm 2014.
Theo VNE
Bộ trưởng GTVT: Chưa nhiều cán bộ, thanh tra "vi hành" xe buýt
"Năm 2013, có các đoàn do các Thứ trưởng dẫn đầu đi kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải, qua đó đã thấy được những tồn tại, bất cập để có chấn chỉnh. Còn việc cử cán bộ, công chức thanh tra trực tiếp đi trên xe buýt cũng có, nhưng chưa được nhiều"...
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trao đổi trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 29/12 đối với thắc mắc của độc giả về việc lãnh đạo ngành sao vẫn chưa "vi hành" xem xét hoạt động của xe buýt hàng ngày, mua vé tàu xe dịp lễ, Tết.
Nhìn lại kết quả 1 năm hoạt động, Bộ trưởng Đinh La Thăng khái quát, Năm 2013, cả nước thực hiện Chỉ thị 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, TNGT đã giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong năm 2013 xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. So với năm 2012, số vụ giảm 5,2%, số người chết giảm 0,6% và số người bị thương giảm 9,4%.
Ông Thăng khẳng định, đây là kết quả đáng khích lệ. So với năm 2012, tính trung bình, mỗi ngày vẫn có khoảng 100 vụ tai nạn giao thông, làm chết 26 người, làm bị thương hàng trăm người khác thì trong năm 2013 chỉ còn khoảng 80 vụ giao thông với 25 người chết/ngày.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng là người "chốt" chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời của năm 2013.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng GTVT, có thể thấy số vụ, số người chết, số người bị thương vẫn ở mức cao. Có thể nói tai nạn vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người dân khi đi ra đường.
Ông Thăng cũng nêu thực tế, các địa phương tổ chức tốt tuyên truyền vận động người dân thì ở đó sẽ đảm bảo an toàn giao thông. "Tôi lấy ví dụ như ở Hà Nội, TPHCM là nơi có mật độ giao thông dày đặc, lớn nhất cả nước nhưng năm 2013, các tiêu chí về tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí. Tôi cho rằng, tổ chức ở các địa phương này hết sức tốt" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Đề cập đến vấn đề trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của những người thực thi công vụ trong lĩnh vực quản lý giao thông, câu hỏi đặt ra cho Bộ trưởng GTVT: "Năm 2013, vẫn còn nhiều vụ TNGT nghiêm trọng làm chết nhiều người. Vậy ai là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào và trong Bộ GT-VT có ai bị kỷ luật không?".
Ông Thăng đáp, trách nhiệm trước hết thuộc về những người điều khiển phương tiện. Họ chính là những người điều khiển và trực tiếp gây ra tai nạn. Nhưng nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân sâu xa, lãnh đạo ngành GTVT nhận thức, đó chính là công tác quản lý nhà nước còn yếu kém, đặc biệt là yếu kém trong quản lý hoạt động vận tải.
Còn trách nhiệm quản lý nhà nước chính là Bộ GT-VT và Sở GT-VT các địa phương, đứng đầu là Bộ trưởng và Giám đốc Sở các địa phương. Tất cả các vụ việc tai nạn giao thông đều được ngành xác định rõ và tìm ra nguyên nhân cũng như có xử lý nghiêm.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng thông tin, trong nhiều năm qua, cũng như trong năm 2013, rất nhiều cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT bị xử lý trách nhiệm. Đó là cán bộ nhân viên đăng kiểm, cán bộ nhân viên đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cán bộ đầu tư ban quản lý dự án, rồi tư vấn thiết kế, đơn vị thi công...
Ông Thăng khẳng định: "Tất cả những ai vi phạm, chúng tôi đều xử lý nghiêm minh. Có thể nói hàng chục, hàng trăm người trong nhiều năm qua bị xử lý nghiêm túc". Tuy nhiên, người đứng đầu ngành chưa đề cập cụ thể trường hợp cán bộ nào của Bộ GTVT bị kỷ luật vì vấn đề tai nạn giao thông.
Nhận câu hỏi về nhiều sinh viên, công nhân lao động về việc trực tiếp đi xe buýt, đi mua vé tàu xe dịp lễ, Tết như tuyên bố trước đó của lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, năm 2013 đã cử các đoàn công tác do các Thứ trưởng dẫn đầu đi kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải ở các địa phương, qua đó đã thấy được những tồn tại, bất cập để có chấn chỉnh.
"Còn việc cử cán bộ, công chức thanh tra trực tiếp đi trên xe buýt cũng có, nhưng chưa được nhiều. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến này, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, cử cán bộ công chức đi trực tiếp trên xe buýt, nhất là vào dịp lễ, Tết." - ông Thăng trả lời.
Qua các hoạt động này, ngành đã phát hiện những tồn tại, bất cập và tham mưu cho Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển giao thông công cộng và vận tải bằng xe buýt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hiện ngành đang triển khai quyết liệt để nâng cao chất lượng vận tải xe buýt.
Băn khoăn tiếp tục được đặt ra là thực tế nhiều trường hợp vi phạm giao thông vẫn không bị xử lý, cần làm rõ nguyên nhân của tình trạng là do lực lượng xử lý còn mỏng, địa bàn phức tạp hay thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi...
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng câu hỏi này cũng là lời trách cứ đối với ngành giao thông. Vị tư lệnh ngành phân tích cụ thể các lý do. Trước hết, về hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm là chưa tốt, chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào việc phát hiện và xử lý vi phạm.
Một nguyên nhân khác hết sức quan trọng, theo ông Thăng, chính là ý thức của người tham gia giao thông khi cố tình phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia trong quá trình tham gia giao thông, có những biểu hiện ngang nhiên thách thức chống đối người thực thi công vụ.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh yêu cầu xử lý công bằng, công khai, minh bạch, không dung túng, không bao che, không nương nhẹ và đồng thời tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho người dân tham gia giao thông phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ Chính trị bổ nhiệm 5 Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Chiều 30/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ nhiệm hai Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chuyên trách và ba Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm nhiệm. Ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương được...