700 tỷ đồng “hồi sức” nông nghiệp Thủ đô
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Sở NNPTNT khẩn trương có kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ 700 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển tam nông, nâng cao đời sống cho người dân.
Dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới
Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Hà Nội trong quý I/2020 giảm 1,17% so với cùng kỳ.
Chăm sóc hoa lan tại Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng). Ảnh: H.N.M
Tại hội nghị, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã đề nghị hai huyện Phú Xuyên và Thanh Oai nhanh chóng rà soát và tiến hành quy hoạch diện tích quỹ đất khoảng 10ha (xong trước năm 2020) để thành phố thực hiện, xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung.
Về xây dựng NTM, từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội có thêm 2 xã của huyện Gia Lâm đủ điều kiện đạt chuẩn NTM nâng cao; 1 xã của huyện Phú Xuyên, 1 xã của huyện Sóc Sơn đủ điều kiện hoàn thành xã NTM. Các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ trình thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao năm 2020.
“Đến nay, thành phố có 353/382 xã (đạt tỷ lệ 92,4%) đã được công nhận đạt chuẩn (dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn NTM), trong số đó có 11 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; thị xã Sơn Tây đã đủ điều kiện, đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND thành phố xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019″ – ông Mỹ chia sẻ.
Video đang HOT
Theo ông Mỹ, trong giai đoạn vừa qua, đời sống nông dân của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng. Trong đó, một số huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như Thạch Thất (63 triệu đồng); Đông Anh (60 triệu đồng); Hoài Đức (55 triệu đồng)…
Trong việc thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2019, thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng được 301 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia; 207 sản phẩm đạt 4 sao; 88 sản phẩm đạt 3 sao…
Nhanh chóng giải ngân gói hỗ trợ tam nông
Bà Phạm Thị Thanh Mai – Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết, hiện 6 xã của Sơn Tây đã cơ bản đạt 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM. Đến nay thị xã đang lấy ý kiến và phát 25.000 phiếu thăm dò nguyện vọng của người dân, sau đó sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng đã chỉ đạo xã Kim Sơn rà soát, xây dựng đề án hoàn thành xây dựng xã NTM nâng cao năm 2020.
Bà Mai cho biết thêm, trong triển khai Chương trình OCOP, thị xã đang phấn đấu đến năm 2020 có 34 sản phẩm được phân loại, xếp hạng OCOP; trong đó, năm 2019, có 3-5 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện còn chậm. Phát triển kinh tế nông thôn chưa tương xứng tiềm năng lợi thế. Vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều nỗi lo. Bên cạnh đó, việc nâng cao đời sống nông dân còn hạn chế, một số huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao…
Để đạt được mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2020, bà Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Sở NNPTNT khẩn trương có kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ 700 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống cho người dân.
“Trong thời điểm có đại dịch, thành phố đã cắt giảm kinh phí đầu tư ở một số chương trình, dự án nhưng riêng kinh phí dành cho Chương trình 02 vẫn giữ nguyên để hỗ trợ cho các địa phương thực hiện hiệu quả” – bà Hằng nêu rõ, đồng thời chỉ đạo việc triển khai phải hiệu quả, thiết thực nhưng không có tiêu cực.
Thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các địa phương cũng phải đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, các huyện cũng phải rà soát lại các sản phẩm có thế mạnh và chủ lực của mình để có giải pháp, chiến lược phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi đảm bảo ổn định đầu ra và tránh phải giải cứu sản phẩm nông sản.
Tiên phong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ
Tiên phong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, những mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, chất lượng cao; kết nối, hình thành kênh tiêu thụ, các hợp tác xã đang khẳng định vị thế, góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Nội.
Cầu nối liên kết sản xuất, tiêu thụ
Chuỗi sản xuất kinh doanh lúa gạo chất lượng cao tại xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) là một trong những mô hình liên kết quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao của ngành nông nghiệp Thủ đô. Chủ nhân của chuỗi sản xuất kinh doanh lúa gạo chất lượng cao này là ông Đỗ Văn Kiên - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tam Hưng. Ông Kiên cho biết, hiện nay, HTX Nông nghiệp Tam Hưng có khoảng 2.700 hội viên tham gia sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 730ha. Năm 2015, nhãn hiệu tập thể "Gạo thơm Bối Khê" được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mở ra hướng đi mới cho sản phẩm gạo Bối Khê.
Người dân chọn mua nông sản sạch của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát tại điểm giới thiệu sản phẩm huyện Thanh Trì. Ảnh: Bá Hoạt
Hiện nay, toàn bộ sản phẩm gạo thơm Bối Khê sản xuất với quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm tiêu thụ ổn định tại các cửa hàng tiện ích, kênh phân phối và một số nhà hàng trên địa bàn thành phố thông qua việc điều hành của HTX.
Tương tự, HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm (huyện Quốc Oai) đang quản lý một chuỗi chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học. Giám đốc HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm Nguyễn Đình Tường chia sẻ: "Năm 2014, tôi bắt đầu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học với 30 con lợn giống, cho thu nhập hơn 500 triệu đồng. Thấy rõ hiệu quả kinh tế và muốn nhân rộng mô hình để giúp đỡ các hộ nông dân cùng sản xuất sạch nên năm 2016, tôi thành lập HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm với 10 thành viên. Hiện tại, hợp tác xã đã xây dựng được quy trình sản xuất từ 130 đến 150 con lợn/hộ, trung bình mỗi ngày, xuất bán ra thị trường từ 4 đến 5 tạ thịt lợn bảo đảm an toàn thực phẩm".
Theo Phó Chủ tịch Liên minh HTX TP.Hà Nội Nguyễn Tiến Phong, để các HTX phát huy vai trò là đầu tàu trong liên kết, kết nối nông dân và doanh nghiệp, Liên minh HTX thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương đồng hành và tư vấn xây dựng 89 mô hình HTX tổ chức sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi trên nhiều lĩnh vực.
Phát triển chuỗi nông sản chủ lực
Để xây dựng và phát triển chuỗi nông sản, các HTX cần sự hỗ trợ lớn trong hoạt động xúc tiến thương mại. Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến Lê Văn Lanh chia sẻ, ngoài công nghệ, giống, các HTX mong muốn được thành phố hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để nông sản Hà Nội đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài thành phố.
Thời gian tới, để các HTX phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của mình, Liên minh HTX thành phố sẽ phối hợp với Sở NNPTNT và các địa phương tập trung tư vấn hỗ trợ các HTX phát triển theo chuỗi, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng như ứng dụng công nghệ cao.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng, phát triển các HTX gắn với các sản phẩm nông sản chủ lực địa phương theo Chương trình OCOP là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện thực tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, phát triển nông nghiệp tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có thương hiệu là hết sức quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả chuỗi liên kết, cũng như góp phần nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu.
Theo Danviet
"Cú hích" NTM ở Quảng Nam: Hỗ trợ mạnh cho chương trình OCOP Tại Quảng Nam, cùng với các chính sách chung của cả nước, tỉnh này đã có nhiều cơ chế, chính sách mở, thông thoáng để hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhanh chóng mang lại những hiệu quả rõ rệt, qua đó tạo nên "cú hích" trong thực hiện chương trình. Ông Mai...