700 sinh viên, 280 y bác sĩ về hưu tình nguyện tham gia chống dịch
Tại Hà Nội đã có 280 bác sĩ, y tá về nghỉ hưu và 700 sinh viên các trường y khoa tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều tối qua, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết tại sân bay Nội Bài, do lượng hành khách nhập cảnh đông, ngành y tế thủ đô phải tăng cường lực luợng để lấy mẫu xét nghiệm nhanh nên Sở đã chỉ đạo Trung tâm y tế các quận huyện hỗ trợ.
“Chúng tôi huy động thêm mỗi quận huyện 2 cán bộ, với 30 quận huyện có thêm 60 người cùng 20 cán bộ y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 20 cán bộ của BV Đại học Y Hà Nội chia nhau làm việc theo ca”, ông Hạnh cho biết.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Nguyễn Nhật Cảm đề xuất huy động thêm ở mỗi quận huyện 3 người để tập huấn, lấy mẫu bệnh phẩm, ngoài ra huy động các sinh viên ĐH Y và ĐH Y tế công cộng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ ở sân bay Nội Bài. Ảnh: CAND
Ngày 17/3, Trung tâm đã tiếp nhận 100 sinh viên của Đại học Y Hà Nội tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19. Số sinh viên này được tăng cường cho công tác kiểm dịch tại sân bay Nội Bài và khoa xét nghiệm, khoa phòng chống dịch truyền nhiễm để điều tra xác minh ca bệnh.
Trong trường hợp cần thêm lực lượng, TP sẵn sàng huy động thêm sinh viên của 2 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và Hà Tây.
“Nhân lực bổ sung sẵn sàng đáp ứng cho giai đoạn 3 khi có từ 20-1.000 ca”, ông Cảm nói.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Trần Thế Cương cho biết để chủ động đáp ứng nguồn nhân lực là các y, bác sĩ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, quận đã làm việc với Trường ĐH Y tế Công cộng.
Đến thời điểm này, tại trường có 600 sinh viên năm thứ 4 tình nguyện đăng ký tham gia.
“Các em sinh viên và trường rất mong muốn chung sức với TP trong công tác đẩy lùi dịch bệnh”, ông chia sẻ.
Video đang HOT
Quận Bắc Từ Liêm cũng ghi nhận 280 y, bác sĩ về hưu mong muốn được tham gia công tác chống dịch. Trong tuần tới, quận dự kiến tổ chức tập huấn với số lượng y, bác sĩ này.
Trần Thường (vietnamnet.vn)
Thạc sĩ Việt tại Pháp chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho tân du học sinh
Thạc sĩ Nguyễn Đức Diện chia sẻ đến các tân sinh viên những công việc mà sinh viên hay làm thêm tại Pháp để kiếm thêm thu nhập cũng như trải nghiệm làm thêm kiếm tiền tại xứ người.
Anh Nguyễn Đức Diện, tốt nghiệp bằng Giỏi Đại học Xây dựng - Khoa Xây dựng Pháp ngữ năm 2016. Đạt học bổng AUF - Châu Á Thái Bình Dương sang Pháp làm thạc sĩ năm 2016-2017.
Sau khi hoàn thành bằng thạc sĩ xây dựng tại trường Ecole Nationale des Travaux Publics de l'Etat (ENTPE) - trực thuộc Đại học Lyon danh tiếng, chàng trai Việt tiếp tục học thạc sĩ Kinh tế - Master commerce internationale 2017-2019.
Thạc sĩ Việt cho hay, tại Pháp anh đã làm thêm qua gần như tất cả các công việc, điểm danh các công việc tại Pháp cho sinh viên có thể kế đến: phục vụ bàn tại nhà hàng, nhân viên bán hàng, trông trẻ, hướng dẫn viên du lịch, giao hàng (livreur), nhân viên lễ tân, nhân viên thu ngân, tiếp viên sự kiện /nhà cung cấp /người quảng bá sản phẩm...
Thạc sĩ Nguyễn Đức Diện (trái, ngoài cùng) hiện đang học tiếp bằng thạc sĩ thứ 2 (về Kinh tế) tại Pháp.
Dưới đây là phân tích của anh Diện về những công việc mà du học sinh hay làm nhất tại Pháp:
Phục vụ nhà hàng (Serveur/serveuse): Đây là công việc rất dễ dàng cho một bạn sinh viên mới sang có thể kiếm được tại Pháp. Tuy nhiên mật độ nhà hàng sẽ giảm dần với độ rộng và to của thành phố. Chẳng hạn các bạn ở Paris sẽ rất dễ dàng tìm kiếm công việc phục vụ trong khi các bạn ở tỉnh sẽ khó hơn.
Làm nhà hàng sẽ chia ra làm nhà hàng tây và nhà hàng ta. Làm nhà hàng tây những chỗ có thể làm như KFC, MC Donald, các tiệm ăn nhanh traiteur, sushi...
Đặc điểm làm cho các nhà hàng này là các bạn cần giỏi tiếng một chút. Giỏi tiếng để làm gì? Để làm hợp đồng cho rõ ràng chuẩn chỉ, để nếu bị chủ áp bức bắt ép còn "bật lại" và đặc biệt là còn để giao tiếp với khách, tuy nhiên theo mình đánh giá khi các bạn làm việc trong môi trường tây thì các bạn sẽ được rất nhiều thứ đặc biệt là phong cách làm việc nghiêm túc, chế độ với nhân viên nghiêm chỉnh và tiền tip nhiều (do văn hóa người tây hay gửi tiền tip cho nhân viên khi ăn xong)...
Tiếp tục trường hợp thứ hai - sinh viên làm tại nhà hàng Việt Nam, Trung Quốc... Đặc điểm du học sinh làm việc tại đây là ngoại ngữ có thể kém hơn chút, hoặc không nói được gì. Bạn trẻ sẽ làm trong môi trường đa số người Việt Nam, được cái không phải nói tiếng Pháp, tuy nhiên lương lậu có thể thấp hơn, thời gian làm việc có thể nhiều hơn (làm xong việc mới được về).
Lời khuyên cho các bạn làm tại các nhà hàng Việt Nam tại Pháp là phải làm hợp đồng lao động thật chuẩn, trong trường hợp có biến cần lôi hợp đồng ngay lập tức. Đã có rất nhiều trường hợp chủ và nhân viên cãi nhau về chuyện làm ít giờ nhiều giờ trả lương không đúng như thỏa thuận,...
Nhân viên bán hàng (Vendeur): Công việc này mình đã làm rất nhiều nên khá tự tin chia sẻ với mọi người. Tại Pháp có rất nhiều kiểu bán hàng thuê cho sinh viên.
Bởi vì chúng ta còn đi học tuy nhiên chắc chắn các công việc chúng ta hướng tới là làm các công việc bán hàng part-time. Những công việc này sẽ đem lại cho bạn một khoản tiền tức thì và nhiều, đôi khi làm 5-10 ngày đủ tiền ăn cho vài cả tháng.
Vậy thì bán cái gì, bán cho ai? Tại Pháp nói riêng và châu Âu nói chung, hàng tuần hàng tháng có các hội chợ (tiếng pháp là foire, salon) tại đây dân cư từ các nơi đến bán các của ngon vật lạ và đương nhiên người Việt Nam mình cũng đến đó mở ra các quầy bán đủ các thứ.
Vậy công việc của chúng ta là sẽ được thuê để đến đó bán trong vài ngày ở hội chợ đó, thông thường họ sẽ lo cho mình đi lại và ăn ở, hàng ngày mình chỉ phải đến quầy để bán hàng.
Công việc diễn ra từ 3-7 ngày, sau khi kết thúc hội chợ lấy lương luôn và lại đi về đi học bình thường. Nói chung công việc này khá thích hợp với sinh viên, mình có thể làm khi mình muốn, tiền kiếm được phụ thuộc khả năng bán hàng của từng người lại không vất vả mấy.
Trông trẻ (Nounou): Cái này thường phù hợp cho các bạn nữ, yêu trẻ em. Công việc thường sẽ bắt đầu khi bọn trẻ tan học đón chúng nó về và nấu ăn cho chúng nó, chơi với chúng nó đến khi bố mẹ chúng nó về. Nói chung khá nhẹ nhàng được trả lương bằng mức lương tối thiểu SMIC có làm hợp đồng như bình thường.
Giao hàng (Livreur): Cái này chắc chỉ phù hợp cho con trai, ở Việt Nam chúng ta gọi là "shipper" đó. Kiểu này đặc biệt nhiều dân Viêt Nam làm cho các quán sushi, đa số dân giao hàng của sushi toàn là người Việt Nam luôn. Mình còn nhớ ngày xưa nghe kể hội người Việt Nam "thầu" giao hàng cả quận 16 Paris luôn.
Quá trình học tập tại Pháp, anh Diện đã trải qua nhiều công việc làm thêm khác nhau.
Tìm việc làm thêm và cân đối thời gian với học tập
Theo thạc sĩ Diện, các du học sinh muốn làm thêm tại Pháp có thể hỏi anh chị bạn bè đi trước, những người đã đi làm rồi, họ sẽ có các mối quan hệ trước.
Các bạn nhớ chuẩn bị sơ yếu lý lịch (CV) và thư xin việc ổn một chút nếu muốn làm cho Tây, còn ở Việt Nam thì chắc cần "khéo ăn khéo nói" và nhiệt tình là được nhận.
Thông tin việc làm thêm có thể tìm ở các thông báo dán tại bảng tin trường, tòa nhà, công cộng; các trang web như letudiant.fr ; indeed.fr ; emploi.org ; hotessejob.com.
Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân từ những trải nghiệm suốt quãng thời gian là du học sinh tại Pháp, anh Diện nhắn nhủ các tân sinh viên: "Khi đã tìm kiếm được công việc làm thêm ưng ý, không nên tham đi làm quá, làm vừa đủ thôi vì kiếm được nhiều tiền quá sẽ chẳng có thời gian đi tiêu đâu mà tiền đó sẽ đập vào việc... đi học lại đấy, nhiều trường nhiều hệ còn không cho thi lại nữa, tạch môn là học lại cả năm luôn đó".
Thời gian làm việc cho du học sinh tại Pháp tối đa là 964h/năm, tính trung bình là vào khoảng 18 tiếng/tuần nếu đi làm cả năm (tương ứng với 53 tuần). Tùy điều kiện mà các bạn có thể phân chia lại thời gian đi làm sao cho phù hợp.
Chẳng hạn, các bạn có thể làm toàn thời gian (tương đương với 35h/tuần) trong suốt 3 tháng hè để tập trung vào việc học trong năm học chính khóa, hoặc kết hợp vừa đi học vừa đi làm đều đặn để có thể về nước hoặc đi du lịch khi hè đến.
Dù phân bổ thời gian như thế nào thì các bạn cũng không thể đi làm vượt quá tổng thời gian quy định 964h/năm, nếu vi phạm có thể bị thu hồi visa hoặc thẻ cư trú.
"Sinh viên đi làm thêm thường được nhận mức lương tối thiểu (tiếng Pháp gọi là SMIC), năm 2019 là 10.03/h trước khi trả thuế, tương ứng với khoảng 600/tháng nếu đi làm đều đặn 18 - 20h/tuần.
Các bạn nhớ đã đi làm là phải kí hợp đồng, sau 1 đến 2 ngày thử việc đòi kí hợp đồng luôn. Nếu chủ không kí thì bỏ luôn. Bởi không có hợp đồng là không có bằng chứng gì để cãi đâu nhé", anh Diện chia sẻ.
Lệ Thu (ghi)
Theo Dân trí
Mãn nhãn với phần thi tài năng "Nữ sinh thanh lịch Thủ đô" Tối ngày 2/11, tại Cung Thanh niên Hà Nội đã diễn ra vòng bán kết cuộc thi Nữ sinh thanh lịch Thủ đô năm 2019, thu hút sự tham gia của sinh viên 24 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoa khôi HV Tài chính thi tài năng cuộc thi "Nữ sinh thanh lịch Thủ đô" Sau gần 1...