70 tỷ USD có thể chảy khỏi Nga do lệnh trừng phạt
Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga, Andrey Klepach cho biết dòng vốn chảy khỏi Nga trong 3 tháng đầu năm 2014 có thể lên tới 70 tỷ USD, cao hơn cả năm 2013 do bối cảnh mối quan hệ với phương Tây đang đè nặng lên nền kinh tế.
Theo ông Klepach, những biện pháp trừng phạt của phương Tây cho đến nay không “hề hấn” gì đến nền kinh tế, tuy nhiên, các mối quan hệ “lạnh nhạt” sẽ là một yếu tố tiêu cực đối với sự tăng trưởng kinh tế, kéo theo các dòng vốn ra khỏiNga.
Thứ trưởng cho biết thêm, trước khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt, các dòng chảy vốn ở mức vừa phải, tuy nhiên, “sự gia tăng căng thẳng và các mối quan hệ lạnh nhạt” khiến các dòng vốn chảy tăng lên. Trong 2 tháng đầu năm, vốn chảy ra ở mức khoảng 37 tỷ USD, trong khi tháng 3, con số ước tính vào khoảng 28 – 33 tỷ USD.
Các mối quan hệ “lạnh nhạt” sẽ là một yếu tố tiêu cực đối với sự tăng trưởng kinh tế, kéo theo các dòng vốn ra khỏi Nga
Dòng chảy 70 tỷ USD còn nhiều hơn tổng số năm 2013, khi mà khoảng 62 tỷ USD đã bị rút khỏi đất nước. Con số này cũng vượt quá dự báo 50 tỷ USD trước đó mà cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính và cố vấn kinh tế Vladimir Putin Alexei Kudrin đã tranh luận 10 ngày trước.
Video đang HOT
Thứ trưởng Klepach cũng khẳng định nền kinh tế Nga đang tiếp tục trì trệ , nhưng ” suy thoái kinh tế hiện nay không tồn tại và sẽ không xuất hiện”.
Theo ông, tăng trưởng GDP trong tháng 2 là 0,3%. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát trong tháng 3 có thể là 0,9 – 1,0%.
Trong tranh chấp leo thang, ngày 25/3, các nhà lãnh đạo thế giới cho biết Nga sẽ bị loại khỏi nhóm G8. Ben Rhodes – cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ – Barrack Obama tuyên bố G7 không cần sự tham gia của Nga chừng nào nước này còn “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Các nước thành viên G7 đã thống nhất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tại Brussels vào tháng 6, thay vì Sochi như kế hoạch trước đó. Bộ trưởng Năng lượng các nước này cũng cho biết họ sẽ cùng nhau làm việc để tìm ra cách giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, bỏ qua những mối đe dọa từ một hội nghị quốc tế khác tại Hague, Ngoại trưởng Nga nói rằng Nga đã không “bám” vào G8 do tổ chức này đã lỗi thời và tất cả các vấn đề lớn trên thế giới có thể được thảo luận tại G20.
Theo VNE
Biểu tình ở Venezuela: 2 người chết, 23 người bị thương
Đã có 2 người thiệt mạng và 23 người bị thương sau khi bạo lực bùng phát từ những cuộc biểu tình ủng hộ và chống chính phủ Venezuela xảy ra vào ngày 12.2.
Những người biểu tình chống chính phủ xuống đường ở thủ đô Caracas, Venezuela ngày 12.2 - Ảnh: AFP
2 người bị bắn chết bao gồm một sinh viên (tên Bassil DaCosta) và một thành viên nhóm ủng hộ chính phủ, AFP dẫn lời Tổng Chưởng lý Venezuela, bà Luisa Ortega Diaz, cho biết.
Những cuộc biểu tình nói trên có liên quan đến tình hình kinh tế nước này.
AFP đưa tin, các tay súng đã xả súng vào những người biểu tình diễu hành bên ngoài văn phòng của bà Diaz ở thủ đô Caracas.
Truyền hình quốc gia Venezuela phát sóng những hình ảnh của cuộc biểu tình ủng hộ chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro.
Trong khi đó, các kênh truyền hình tư nhân phát sóng cảnh hàng ngàn người xuống đường biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Caracas, trong đó có sinh viên.
Những người biểu tình chống chính phủ phản đối cách ông Maduro điều hành nền kinh tế Venezuela, với tỷ lệ lạm phát hiện ở mức báo động, trên 50%.
Trong bài phát biểu trên truyền hình, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, ông Diosdado Cabello, lên án những hành động giết chết người biểu tình, kêu gọi các bên hãy bình tĩnh.
Theo TNO
Venezuela: Tổng thống được trao "siêu quyền lực" Theo đạo luật mới này, Tổng thống Maduro sẽ có thể ra các sắc lệnh mà không phải thông qua trước Quốc hội trong thời gian 12 tháng. Ngày 19/11, Quốc hội Venezuela đã thông qua bước cuối cùng phê chuẩn đạo luật trao những quyền lực đặc biệt cho Tổng thống Nicolas Maduro trong "cuộc chiến kinh tế" mới được phát động...