70 năm thay da đổi thịt của Hiroshima
70 năm trước, thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong phút chốc biến thành đống tro tàn chứa đầy xác người chỉ vì quả bom nguyên tử nặng 4,4 tấn quân đội Mỹ thả xuống…
70 năm sau, với sự vươn mình mạnh mẽ cùng nỗ lực của chính phủ cũng như người dân, thành phố đó đã thay đổi, trở thành một trong những đô thị loại lớn của đất nước Mặt trời mọc với tổng số dân lên tới 1,2 triệu người.
Hoang tàn Thánh đường Urakami.
70 năm sau, xung quanh Thánh đường mọc san sát các dãy nhà nhiều tầng hiện đại.
8h16 sáng 6/8/1945, quân đội Mỹ đã thả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, khiến 90% thành phố bị phá hủy, và đến cuối năm có tới 140.000 người trong tổng dân số 350.000 thiệt mạng vì nhiễm phóng xạ từ vụ nổ. 3 ngày sau, một quả bom khác nã thẳng xuống Nagasaki, cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người.
Nhiếp ảnh gia Eugene Hoshiko – chủ nhân của những bức ảnh này – sau khi có chuyến du lịch khắp Hiroshima và ghi lại cảnh đẹp thành phố, đã rất ngạc nhiên vì tốc độ phát triển cũng như sự chuyển mình hoàn toàn của một nơi từng bị bom nguyên tử san phẳng. “Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, nơi tôi đến đã được xây mới lại, sống động, hiện đại một cách không tưởng. Đường phố tấp nập người qua lại. Tất cả những đống đổ nát đen trắng ngày xưa giờ chỉ còn là ký ức”, ông bày tỏ.
Nhà vòm Hiroshima Prefectural Industrial Promotion Hall trơ trụi vì sức mạnh tàn khốc của vụ nổ.
Video đang HOT
Giờ nó thuộc một phần Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima – nơi người dân hàng năm đến đây vào đúng dịp 6/8 để tưởng nhớ những người đã mất trong thảm kịch.
Nhà vòm Hiroshima Prefectural Industrial Promotion Hall rực rỡ ánh đèn trong đêm.
Cây cầu Zorozuyo hoang sơ không một bóng người, bên cạnh là cây cối xơ xác do nhiễm phóng xạ.
Cây cầu hiện tại được tô điểm thêm cây xanh và hoa ở giữa các làn đường.
Hôm nay (6/8), tại công viên Hòa Bình ở thành phố Hiroshima, các nạn nhân sống sót sau vụ ném bom và nhiều người khác đã có mặt từ sáng sớm để tưởng niệm các nạn nhân thảm họa bom nguyên tử và cầu nguyện cho hòa bình. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đến đặt vòng hoa trước bia tưởng niệm và cùng dự buổi lễ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nghiêng mình cúi đầu tưởng niệm các nạn nhân.
Đàn bồ câu – tượng trưng cho hòa bình – được thả trong lễ tưởng niệm Hiroshima.
Trẻ em nắm tay nhau nằm im giả chết dựng lại cảnh tượng các nạn nhân trước Đài tưởng niệm hòa bình.
Tối 5/8, người dân thắp nến, cầm theo đèn lồng, cầu nguyện cho những người đã khuất.
Theo Hồng Hạnh / Mirror/BBC
Nhật Bản và sứ mệnh thực hiện thế giới không vũ khí hạt nhân
Từng phải oằn mình dưới 2 trái bom hạt nhân do Mỹ thả, Nhật Bản thấu hiểu nỗi đau hạt nhân và đang đấu tranh cho một thế giới không vũ khí hạt nhân.
70 năm trước, quân đội Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Đặt hoa tại Lễ tưởng niệm thảm họa Hiroshima lần thứ 70.
Sáng hôm nay (6/8), tại Công viên Hòa bình của thành phố Hiroshima, Lễ tưởng niệm thảm họa Hiroshima lần thứ 70 đã được tổ chức. Thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo thành phố Hiroshima và hơn 55.000 người là những nạn nhân, người thân của nạn nhân, người dân các địa phương đã tham giia buổi tưởng niệm. Ngoài ra còn có đại biểu của hơn 100 quốc gia, khu vực, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cũng tham gia.
Đúng 8h15, sau khi hồi chuông hòa bình được ngân lên, tất cả mọi người đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ những người đã thiệt mạng vì bom nguyên tử của Mỹ 70 năm về trước.
Thị trưởng Hiroshima, Kazumi Matsui trong bản tuyên ngôn hòa bình đã nhấn mạnh rằng cần phải loại bỏ bởi vũ khí hạt nhân là tội ác khủng khiếp nhất, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy tạo dựng một nền an ninh rộng mở không tồn tại vũ khí hạt nhân, hướng tới hạnh phúc của nhân dân dựa trên sự khoan dung và lòng nhân ái của con người.
Thị trưởng Matsui cũng nhắc lại những đau thương to lớn mà nhân dân Nhật Bản đã trải qua, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy trực tiếp thăm nơi mà Mỹ đã trút bom nguyên tử.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh rằng là nước duy nhất trên thế giới bị giội bom nguyên tử trong chiến tranh, Nhật Bản đã thấu hiểu sự mất mát. Chính vì lẽ đó, Nhật Bản có sứ mệnh vô cùng quan trọng là phải thực hiện "Thế giới không có vũ khí hạt nhân", đồng thời cũng có trách nhiệm tuyên truyền sự phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân đến với nhân dân toàn thế giới.
Hàng chục nghìn người dân và các chính khách đã tham dự Lễ tưởng niệm
70 năm trước, quân đội Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki theo lệnh của Tổng thống Harry Truman vào những ngày gần cuối của lần thứ 2 tại Nhật Bản. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima. Sau đó 3 hôm, ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Theo ước tính, gần 200.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Nhưng theo con số mới nhất mà Thị trưởng công bố trong buổi lễ sáng nay, trong vòng 1 năm trở lại đây đã có thêm 5.359 người dân Nhật Bản chết do hậu quả của bom nguyên tử, đưa số người chết tới nay lên 297.684 người.
Hệ quả và các lập luận biện minh cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức./.
Theo Bùi Hùng/VOV-Tokyo
Tiếng chuông vọng từ Hiroshima Cách đây đúng 70 năm, ngày 6/8/1945, thành phố Hiroshima của Nhật Bản đã trở thành nơi đầu tiên trên thế giới hứng chịu sự tàn phá kinh hoàng của bom nguyên tử. Từ một thành phố cảng sôi động với gần 100,000 dân, Hiroshima bốc chốc biến thành "thành phố chết" với những di chứng đeo bám đến tận ngày nay. Đàn...